Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 cánh diều bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THỦ CÔNG (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về nhận thức khoa học

- Kể được tên, ích lợi và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất công nghiệp.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • Thu thập được thông tin về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương.
  • Giới thiệu được một trong số các sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm.

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

  1. Phẩm chất:

- Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: Các hình ảnh trong SGK; Tranh, ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công; Bộ thẻ hình để tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 10.
  • Một số sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS: Kể tên một số đồ dùng, thiết bị có trong gia đình em.

- Từ các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất công nghiệp

a. Mục tiêu: Kể được tên, ích lợi của một số hoạt động sản xuất công nghiệp.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm) quan sát các hình 1 – 6 ở trang 48, 49 SGK để thực hiện các yêu cầu:

+ Kể tên những hoạt động trong các hình 1 – 6.

+ Các hoạt động đó mang lại ích lợi gì?

- Sau đó, GV yêu cầu HS kể tên và ích lợi của một số hoạt động sản xuất công nghiệp khác mà em biết.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV có thể giới thiệu thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp đang phát triển mạnh ở nước ta như: chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất điện tử; khai thác dầu khí,…

- Kết thúc hoạt động, GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở trang 49 SGK: Hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm: chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc; khai thác khoáng sản;… Những hoạt động đó tạo ra đồ dùng, thiết bị, nguyên vật liệu,… phục vụ đời sống, sản xuất của con người và xuất khẩu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số hoạt động thủ công

a. Mục tiêu: Kể được tên, ích lợi của một số hoạt động sản xuất thủ công.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 HS/nhóm) đọc lời con ong ở trang 49 SGK để hiểu về hoạt động sản xuất thủ công: Hoạt động sản xuất thủ công tạo ra sản phẩm chủ yếu bằng tay và thường sử dụng công cụ đơn giản, nguyên liệu từ thiên nhiên.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 – 3 ở trang 49 SGK để thực hiện các yêu cầu:

+ Hãy nói về những hoạt động sản xuất thủ công trong các hình 1 – 3.

+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?

 

- Sau đó, GV yêu cầu HS kể tên và ích lợi của một số hoạt động sản xuất thủ công khác mà em biết.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

 

- GV hoàn thiện kết quả của các nhóm.

- GV có thể giới thiệu thêm cho HS một số thông tin, hình ảnh về hoạt động sản xuất thủ công ở các vùng miền khác nhau.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 1. Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”

a. Mục tiêu: Nhận biết được sản phẩm công nghiệp và sản phẩm thủ công.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (6 HS/nhóm):

+ GV phát cho mỗi nhóm 9 thẻ hình (hình 1 – 9 ở trang 50 SGK):

+ Khi GV hô “Bắt đầu”, các nhóm sẽ xếp 9 thẻ thành hai nhóm: “Sản phẩm công nghiệp” và “Sản phẩm thủ công”.

+ Nhóm nào xếp xong thì hô “Xong”.

- Kết thúc trò chơi, GV và cả lớp cùng nhận xét và đánh giá xem nhóm nào xếp đúng.

- GV tuyên bố nhóm thắng cuộc là nhóm xếp/viết đúng và nhanh nhất.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Hoạt động 2: Thu thập thông tin, tranh ảnh, vật thật về hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương

a. Mục tiêu:

- Thu thập thông tin về một số hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương.

- Giới thiệu được một trong số các sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (6 HS/nhóm):

+ Từng cá nhân chia sẻ thông tin mà mình đã thu thập được về một số hoạt động công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương trong nhóm (HS đã được yêu cầu chuẩn bị trước).

+ Cả nhóm cùng hoàn thành sản phẩm theo bảng gợi ý ở trang 51 SGK.

+ GV có thể đến các nhóm hỗ trợ và nhận xét sản phẩm của từng nhóm.

+ Nhóm sẽ chọn một trong số các sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương để giới thiệu với cả lớp. GV khuyến khích các nhóm sử dụng tranh ảnh và vật thật để trình bày sản phẩm sáng tạo.

- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh):

+ GV quy định mỗi nhóm sẽ trưng bày sản phẩm của nhóm tại một chỗ trong lớp. 

+ Mỗi nhóm cử một HS luân phiên nhau ở lại để giải thích với các bạn đến tham quan sản phẩm của nhóm mình.

+ Sau đó, các HS trở về nhóm và bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất” dựa trên những tiêu chí: Chọn đúng sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công của địa phương; Trình bày sáng tạo; Cách giải thích thuyết phục.

- GV bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của các nhóm và tuyên dương nhóm “Ấn tượng nhất”.

- Để mở rộng thông tin cho HS, GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 50 SGK:

+ Các hoạt động sản xuất công nghiệp đang phát triển mạnh ở nước ta là: chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; điện tử; khai thác dầu khí;…

+ Việt Nam xuất khẩu nhiều hàng dệt may, thủy sản chế biến, dầu thô,… và một số hàng thủ công như gốm sứ, mây tre đan, sơn mài,…

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu từng cá nhân đọc tình huống ở trang 52 SGK và thảo luận nhóm (4 HS/nhóm) tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

- GV mời đại diện nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp. GV tạo cơ hội để nhiều nhóm được đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp

- GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống trước lớp.

Hoạt động 4: Viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh

a. Mục tiêu: Chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm (4-6 HS/nhóm):

+ Nhóm chọn một vấn đề liên quan đến tiêu dùng sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công (ví dụ: tiết kiệm điện) rồi thảo luận, thể hiện ý tưởng bằng cách viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh, ảnh để chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

+ Cá nhóm cùng tham gia để tạo ra sản phẩm chung của nhóm.

+ GV lưu ý HS cũng có thể sưu tầm tranh, ảnh trên in-tơ-nét hoặc sách báo và viết khẩu hiệu, thông điệp cho tranh, ảnh đó.

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ với các bạn sản phẩm của nhóm mình.

 

- GV bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, khen ngợi những nhóm có sản phẩm sáng tạo và ý nghĩa.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm, quan sát và thảo luận:

+ Hình 1: May mặc mang lại quần áo, vải màn.

+ Hình 2: Chế biến tôm mang lại nguồn thức ăn thủy hải sản.

+ Hinh 3: Sản xuất phích nước mang lại vật dụng đun và đựng nước.

+ Hình 4: Sản xuất ô tô mang lại phương tiện đi lại.

+ Hình 5: Khai thác dầu khí mang lại nguyên liệu cho sản xuất, sinh hoạt thường ngày.

+ Hình 6: Sản xuất điện gió mang lại nguồn năng lượng tiết kiệm.

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và kể trước lớp.

 

- Đại diện một số nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc và ghi nhớ kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và ghi nhớ nội dung.

 

 

 

- HS làm việc nhóm, quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Hình 1: Dệt lụa mang lại quần áo, vải, chăn, chiếu,…

+ Hình 2: Điêu khắc đá mang lại giá trị thẩm mỹ, kiến trúc, trưng bày và trang trí.

+ Hình 3: Làm gốm mang lại vật dụng như cốc, bát, chai, lọ,…

 

 

 

- HS suy nghĩ kể và chia sẻ trong nhóm.

- Đại diện một số nhóm trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hào hứng tham gia trò chơi.

- HS làm việc theo nhóm và xếp thẻ thành 2 nhóm:

+ Nhóm sản phẩm công nghiệp: hình 2, 3, 4, 6, 7, 8.

+ Nhóm sản phẩm thủ công: hình 1, 5, 9.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận xét và đánh giá các nhóm.

- HS vỗ tay chúc mừng nhóm thắng cuộc.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cả lớp theo yêu cầu của GV. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS vỗ tay chúc mừng nhóm được tuyên dương.

- HS đọc và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc tình huống và thảo luận cách xử lí và đóng vai.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm đóng vai trước lớp, HS khác nhận xét.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm thảo luận và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp, các HS còn lại nhận xét sản phẩm của các nhóm.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS nhắc lại kiến thức.

- HS tiếp nhận và thực hiện ở nhà.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 10: Hoạt động sản xuất công nghiệp và thủ công . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận