Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 12: CÁC BỘ PHẬN CỦA THỰC VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (4 TIẾT)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Về nhận thức khoa học

- Sử dụng được sơ đồ sẵn có để chỉ vị trí và nói được tên một số bộ phận của thực vật.

- Trình bày được chứng năng của các bộ phận cơ thể thực vật.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • So sánh được (hình dạng, kích thước, màu sắc) rễ, thân, lá, hoa, quả của các thực vật khác nhau.
  • Biết cách phân loại thực vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của thân (cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ (rễ cọc, rễ chùm,…)

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. Phẩm chất

- Tìm ra được điểm chung về đặc điểm của thân (cấu tạo thân, cách mọc của thân); đặc điểm của rễ (rễ cọc, rễ chùm,…) để phân loại chúng.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK, bảng phụ/giấy A2.
  • Một số loại cây phổ biến có rễ khác nhau, lá cây, hoa có màu sắc khác nhau.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 12.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV treo sơ đồ một cây có đủ thân, rễ, lá, hoa, quả  như hình cây đậu tương ở trang 61 SGK, yêu cầu HS chỉ trên sơ đồ: Chỉ và nói tên những bộ phận của cây đậu tương (rễ, thân, lá, hoa, quả,…). (Phần này HS đã học ở lớp 1.)

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.

 

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm của rễ cây

a. Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh ảnh, vật thật nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm.

b. Cách thức thực hiện

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình 1, 2 ở trang 61 SGK, nhận biết tên cây, rễ cây trong các hình và thực hiện yêu cầu: Chỉ ra sự khác nhau giữa rễ cây hành và rễ cây cải.

Gợi ý:

 

Cây hành

Cây cải

Loại rễ

Rễ chùm

Rễ cọc

Đặc điểm

Không có rễ cái. Từ gốc thân mọc ra nhiều rễ con dài gần bằng nhau

Có một rễ cái (rễ chính) to, dài. Từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con.

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả làm viêc trước lớp.

- GV đưa ra một số cây đã chuẩn bị, hỏi HS về một số cây như cây như cây rau dền, cây đậu xanh có rễ giống cây hành hay cây rau cải không.

Một số thông tin cho GV:

+ Một số cây có rễ chùm (những cây quen thuộc như cây hành, cây tỏi, cây hành tây, cây ngô non, cây lúa,…)

+ Một số cây có rễ cọc (những cây quen thuộc như cây rau cải, cây rau dền, cây đậu đen, cây đậu xanh non, cây cam non, cây chanh non,…)

- GV chốt lại: Có hai loại rễ chính là rễ chùm và rễ cọc. Rễ chùm không có rễ cái, từ gốc thân mọc ra nhiều rễ con dài gần bằng nhau. Rễ cọc gồm một rễ cái to và dài, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chức năng của rễ cây

a. Mục tiêu: Nêu được chức năng chính của rẽ cây là hút nước và chất khoáng, giúp cây bám chặt vào đất.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát hình cây cà chua ở trang 63 SGK, trả lời câu hỏi: Rễ cây có chức năng gì?

- GV mời đại diện một số cặp lên bảng và trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nêu thêm câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: Ngoài chức năng hút nước và muối khoáng, rễ cây còn ó chức năng gì? (Gợi ý: Rễ còn giúp cây bám chặt vào đất, giúp cây dứng vững).

- GV mở rộng kiến thức bằng cách nêu câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời: Cây muốn đứng vững, không bị gió cuốn đi cần có rễ ngắn hay dài? (Gợi ý: Rễ cây dài, đâm sâu vào đất để giúp cây trụ vững, không bị dổ khi có gió lớn.)

- Kết thúc Hoạt động 3, GV chốt lại: Rễ cây hút nước và muối khoáng trong đất để nuôi cây. Rễ cây đâm sâu xuống đất giúp cây bám chặt vào đất.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm của thân cây

a. Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm của thhan cây gỗ, thân thảo, thân đứng, thân leo, thân bò.

b. Cách thức thực hiện

- GV cho HS làm việc nhóm:

+ GV có thể phóng to các hình 1 – 8 trang 64, 65 SGK treo lên bảng, hướng dẫn HS quan sát các hình, nhận biết tên cây, đặc điểm thân cây trong các hình và trả lời câu hỏi ở trang 64 SGK.

- GV cho HS trả lời câu hỏi hoặc hoàn thành các bảng trên giấy A2, để phân biệt các loại thân cây.

So sánh thân gỗ, thân thảo

 

Thân gỗ

Thân thảo

Tên cây

Cây phượng vĩ, cây bằng lăng

Cây tía tô, cây bí ngô, cây mướp, cây dứa hấu, cây bí đao, cây hướng dương.

Nhận xét, so sánh

Thân cứng, thường cao, to

Thân mềm, yếu, thường nhỏ

So sánh thân đứng, thân bò, thân leo

 

Thân đứng

Thân leo

Thân bò

Tên cây

Cây phượng vĩ, cấy tía tô, cây bằng lăng, cây hướng dương

Cây mướp, cây bí đao

Cây bí ngô, cây dưa hấu

Nhận xét, so sánh

Thân thẳng, mọc vươn lên cao

Thân mềm, yếu, phải bám vào vật khác hay cây khác để leo lên

Thân mềm, yếu, không vươn lên cao được mà mọc bò lan trên đất

- Gv mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Kết thúc Hoạt động 3, GV chốt lại: Thân cây rất đa dạng, thường mọc đứng, một số cây có thân leo, thân bò. Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về chức năng của thân cây

a. Mục tiêu: Nêu được chức năng vận chuyển các chất của thân trong đời sống của  ây.

b. Cách thức thực hiện

- GV cho HS làm việc nhóm, thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn ở trang 66 SGK.

   Cắm hoa màu trắng (hoa cúc trắng) vào lọ nước pha màu thực phẩm xanh và đỏ. Chỉ sau 30 phút, màu nước đã bắt đầu lan lên các cánh hoa làm cánh hoa có màu xanh hoặc màu đỏ hồng. Sau 3 giờ thì màu xanh/đỏ ở cánh hoa đã hiện ra rất rõ.

Lưu ý: Không dùng mầu nước hay bột màu vì các chất màu này không tan trong nước, thân cây sẽ không vận chuyển được; nếu không có màu thực phẩm thì có thể dùng mực tím của HS, mực dấu màu xanh.

- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi:

+ Em hãy cho biết màu sắc các bông hoa thay đổi như thế nào?

+ Qua thí nghiệm, hãy cho biết thân cây có chức năng gì/

- Gv gọi đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp, các nhóm khác bổ sung.

- GV đưa kết quả thí nghiệm GV đã làm trước 1 ngày để so sánh với kết quả của HS. (Màu các cánh hoa trong thí nghiệm đã làm trước 1 ngày có thể đậm hơn một chút vì có thời gian, thân dẫ nước màu lên các cánh hoa dài hơn.)

- GV giải thích: Thân cây đã vận chuyển nước màu đến các cánh hoa nên cánh hoa chuyển màu giống màu thực phẩm. Như vậy, thân cây đã vận chuyển nước và các chất từ dưới lên trên.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 66 SGK và trả lời câu hỏi: Ngoài chức năng vận chuyển nước, chất khoáng tứ dưới lên trên (từ rễ lên các bộ phận khác của cây), thân cây còn chuyển các chất dinh dưỡng theo chiều nào nữa?

(Gợi ý: Thân cây còn vận chuyển  chất dinh dưỡng theo chiều từ trên xuống dưới (từ lá đến tất cả các bộ phận của cậy).)

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu đặc điểm bên ngoài của lá cây

a. Mục tiêu: Nhận xét, so sánh về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số lá cây.

b. Cách thức thực hiện

- HS quan sát các hình 1 – 6 ở trang 67 SGK.

- Các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau:

+ Chỉ và nói các bộ phận của lá cây.

+ Nhận xét và so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của lá cây.

Gợi ý:

Hình

Tên lá cây

Hình dạng

Kích thước

Màu sắc

1

Lá trầu không

Lá hình tim

Trung bình

Xanh

2

Lá sắn (lá khoai mì)

Lá xẻ nhiều thùy

Trung bình

Xanh

3

Lá khế

Lá kép nhiều lá nhỏ

Trung bình

Xanh

4

Lá sen

Lá tròn

To

Xanh

5

Lá tía tô

Là hơi hình tim

Nhỏ

Màu tía

6

Lá chuối

Lá dài, to bản

To

Xanh

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV đặt câu hỏi và mời một số HS trả lời: Em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước, màu sắc của các lá cây trong hình?

- GV chốt lại: Lá cây thường có màu xanh lục. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá; trên phiến lá có gân lá. Lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau.

- GV yêu cầu một số HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 67 SGK.

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu về chức năng của lá cây

a. Mục tiêu: Nêu được các chức năng của lá cây.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát hình, đọc mục “Em có biết?” ở trang 68 SGK và thảo luận câu hỏi: Nêu chức năng của lá cây.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV giải thích: Lá cây trong quá trình quang hợp đã sử dụng ánh sáng mặt trời, khí các-bô-níc trong không khí và nước để tạo ra chất dinh dưỡng cho cây và khí ô-xi. Lá cây còn có chức năng thoát hơi nước, khi lá cây thoát hơi nước đã tạo ra một lực hút giúp dễ cây hút được nhiều nước. Thoát hơi nước còn giúp giảm nhiệt độ của lá cây,…

- GV chốt lại: Lá cây có chức năng quang hợp dưới ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất dinh dưỡng, trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước.

 

Hoạt động 7: Tìm hiểu về đặc điểm của hoa

a. Mục tiêu: Nhận biết được các bộ phận của hoa. So sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của một số hoa.

b. Cách thức thực hiện

- HS quan sát các hình 1 – 5 ở trang 69 SGK, sau đó các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau:

+ Chỉ và nói các bộ phận của hoa.

+ So sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của các hoa trong mỗi hình.

- HS chỉ và hình 1 ở trang 69 SGK để nói tên từng bộ phận của hoa.

- Để so sánh các hoa, HS có thể trả lời câu hỏi hoặc GV cho hS hoàn thành bảng (làm câu 10 của Bài 12 VBT).

Gợi ý:

Hình

Tên hoa

Kích thước

Màu sác

Mùi hương

1

Hoa râm bụt

Lớn

Vàng

Không

2

Hoa hồng

Trung bình

Đỏ

Thơm

3

Hoa li

Lớn

Tím hồng

Thơm hắc

4

Hoa sen

Lớn

Trắng

Thơm

5

Hoa ban

Trung bình

Tím hồng nhạt

Không

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV đặt câu hỏi và mời một số HS trả lời: Em có nhận xét gì về kích thước, màu sắc, mùi hương của các hoa trong mỗi hình?

- GV chốt lại: Hoa thường có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhụy hoa. Các loài hoa có màu sắc, mùi hương,… khác nhau.

 

Hoạt động 8: Tìm hiểu về đặc điểm của quả

a. Mục tiêu: Nhận biết được các bọ phận cả quả. So sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả.

b. Cách thức thực hiện

- GV chia lớp thành các nhóm quan sát các hình 1- 4 ở trang 70 SGK. Các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi và hoàn thành bảng theo gợi ý:

+ Chỉ và nói tên các bộ phận của quả.

+ So sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả.

+ Bên trong quả có gì?

- HS chỉ và hình 1 ở trang 70 SGK để nói tên từng bộ phận của quả.

- Để so sánh các quả, HS có thể trả lời câu hỏi hoặc GV cho HS hoàn thành bảng (làm câu 12 của Bài 12 VBT).

Gợi ý:

Hình

Tên quả

Hình dạng

Kích thước

Màu sắc, đặc điểm khác

1

Quả đu đủ

Bầu dục

To

Vỏ vàng xạnh, thịt quả màu vàng, nhiều hạt

2

Quả dưa hấu

Tròn/ Bầu dục

To

Vỏ xanh, thịt quả màu đỏ, nhiều hạt

3

Quả cam

Tròn

Trung bình

Vỏ xanh, thịt quả màu cam, nhiều hạt

4

Quả bơ

Thuôn hơi dài

Trung bình

Vỏ xanh, thịt quả màu vàng nhạt, có một hạt lớn

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Kết thúc Hoạt động 8, GV chốt lại: Quả thường có vỏ quả, thịt quả và hạt. Các loại quả có hình dạng, kích thước, màu sắc,… khác nhau.

 

Hoạt động 9: Tìm hiểu về chức năng của hoa, quả

a. Mục tiêu: Nhận biết được chức năng của hoa, quả.

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 – 6 ở trang 70 SGK và mô tả quá trình từ hạt cà chua trở thành cây cà chua có quả chín.

Gợi ý: HS có thể mô tả bằng cách điền vào bảng như sau:

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

Hạt cà chua được gieo xuống đất

Gặp đất ẩm, hạt cà chua nảy mầm thành cây cà chua non

Cây cà chua non đã lớn hơn, có ít lá

Cây cà chua lớn thành cây to và ra hoa

Cây cà chua có hoa, quả xanh

Cây cà chua có quả chín

- Tiếp theo, GV đặt câu hỏi: Hoa, quả, hạt có chức năng gì?

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- GV chốt lại: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Hoa tạo thành quả và hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 10: Phân loại rễ cây theo đặc điểm của rễ

a. Mục tiêu: Phân loại được thức vật dựa theo đặc diểm của rễ cây.

b. Cách thức thực hiện

- HS làm việc theo cặp:

+ GV hướng dẫn HS quan sát các hình 3 – 6 ở trang 62 SGK và trả lời câu hỏi: Cây nào có rễ cọc. cây nào có rễ chùm trong các hình?

+ HS hoàn thành bảng trên giấy A2, viết ten hoặc dùng keo dính dính các cặp rễ cọc , cây nào có rễ chùm vào hai cột cho phù hợp. (HS sử dụng các cây thật đã quan sát rễ ở hoạt động trước để đính cây vào cột cho phù hợp.)

Nhóm cây có rễ cọc

Nhóm cây có rễ chùm

- Đại diện một số cặp HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Dán kết quả bảng phân loại cây dựa theo đặc điểm của rễ lên bảng.

- Từng HS trong cặp chỉ vào bảng kết quả phân loại và nói tên những cây có rễ cọc, những cay có rễ chùm.

- Các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của các bạn.

Gợi ý:

Nhóm cây có rễ cọc

Nhóm cây có rễ chùm

Cây cam, cây xoài,…

Cây ngô, cây lúa,…

- GV cho HS xem hai cây thật có rễ cọc, rễ chùm rõ ràng. GV gọi lần lượt một số HS lên bảng, quan sát mẫu vật để nhận biết cây có rễ cọc, rễ chùm.

- Tiếp thep, GV cho HS liên hệ thực tế. Kể tên một số cây khác có rễ cọc, rễ chùm mà em biết.

- Sau đó, GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 -3 mục “Em có biết” ở trng 63 SGK và trả lời câu hỏi: Rễ của những cây này có đặc điểm gì?

- GV gọi một số HS trả lời.

Gợi ý:

STT

Tên cây

Loại rễ đặc biệt

Đặc điểm

1

Cây cà rốt

Rễ củ

Rễ cái phình to thành củ dự trữ chất dinh dưỡng.

2

Cây đước

Rễ chống

Rễ mọc ra từ thân cắm xuống nước, giúp cây đứng vững trong nước.

3

Cây trầu không

Rễ bám

Giúp cây bám vào tường đẻ leo lên cao.

- Kết thúc Hoạt động 10, GV chốt kết thức, yêu cầu HS nhắc lại: Rễ cây có hai loại chính: Rễ cọc và rễ chùm.

 

Hoạt động 11: Tìm hiểu vì sao phải tưới nước và bón phân cho cây

a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao phải tưới nước và bón phân cho cây.

b. Cách thức thực hiện

- GV đặt câu hỏi với cả lớp: Giải thích vì sao khi trồng cây, người ta phải tưới nước và bón phân cho cây.

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

- Kết thúc Hoạt động 11, GV chốt lại: Khi trồng cây, người ta phải tưới nước và bón phân để cung cấp đủ nước và chất khoảng cho cây.

Lưu ý: Để mở rộng kiến thức, GV có thể đặt thêm câu hỏi cho HS: Vì sao cây ở vùng khô cằng, rễ cây thường dài và ăn sâu xuống đất?

(Gợi ý: Vì đất khô cằn thiếu nước, rễ cây phải đâm sâu xuống đất để hút nước.)

- Kết thúc tiết học, GV yều cầu HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở trang 63 SGK.

 

Hoạt động 12: Phân loại một số cây dựa vào đặc điểm của thân cây

a. Mục tiêu: Biết cách phân loại cây dựa vào đặc điểm của thân cây.

b. Cách thức thực hiện

- HS quan sát các hình 1 – 8 ở trang 64, 65 SGK, vận dụng vốn hiểu biết thực tế để thực hiện các yêu cầu:

+ Kể tên một số cây khác có thân gỗ hoặc thân thảo mà em biết.

+ Chúng có thân đứng, thân leo hay thân bò?

+ Hoàn thành bảng vào giấy A2 theo bảng gợi ý ở trang 65 SGK.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV hoàn thiện các câu trả lời của HS.

 

Hoạt động 13: Tìm hiểu vì sau cắm hoa vào nước, hoa sẽ tươi lâu

a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao khi cắm hoa vào nước, hoa sẽ tươi lâu.

b. Cách thức thực hiện

- GV hỏi cả lớp, sau khi đã tìm hiểu về chức năng của thân cây, hãy giải thích: Vì sao cắm hoa vào nước giúp hoa tươi lâu?

(Gợi ý: Hoa nêu để lâu ngoài không khí sẽ mất nước và héo. Khi cắm hoa vào nước, thân cây sẽ dẫn nước lên toàn bộ phần trên như các lá, hoa làm cho hoa tươi.)

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi và chỉnh sửa, hoàn thiện cho HS.

- Kết thúc tiết học, GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở trang 66 SGK.

 

Hoạt động 14: Tìm hiểu về đặc điểm bên ngoài của lá cây nơi em sống

a. Mục tiêu: Nhận xét, so sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số lá cây xung quanh nơi em sống.

b. Cách thức thực hiện

- HS làm bộ sưu tập lá cây (lá cây đã được chuẩn bị trước).

- Một số HS chia sẻ sự giống nhau, khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số lá cây sưu tầm được trước lớp.

 

Hoạt động 15: Tìm hiểu vì sao nên trồng nhiều cây

a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao nên trồng nhiều cây.

b. Cách thức thực hiện

- GV hỏi cả lớp, sau khi đã tìm hiểu về chức năng của lá cây, hãy giải thích: Vì sao nên trồng nhiều cây xanh?

(Gợi ý: Trồng nhiều cây xanh rất có lợi cho môi trường, vì lá cây khi quang hợp sẽ sử dụng khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi giúp môi trường không khí trong lành, lá cây còn thoát hơi nước làm mát không khí,…)

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi và chỉnh sửa, hoàn thiện câu trả lời của HS (nếu có).

- Kết thúc tiết học, GV yêu cầu HS đọc kiến thức cốt lõi ở trang 68 SGK.

 

Hoạt động 16: Tìm hiểu về đặc điểm của một số hoa ở nơi em sống

a. Mục tiêu: So sánh về kích thước, màu sắc, mùi hương của một số hoa xung quanh nơi em sống.

b. Cách thức thực hiện

- HS làm bộ sưu tập hoa (hoa đã được chuẩn bị trước mang tới lớp).

- Một số HS lên bảng chia sẻ với cả lớp về kích thước, màu sắc, mùi hương về sự giống nhau, khác nhau của một số hoa mà HS sưu tầm được.

- Kết thúc Hoạt động 7 và 16, GV yêu cầu HS đọc mục kiến thức cốt lõi ở trang 69 SGK.

Hoạt động 17: Tìm hiểu về đặc điểm của quả ở nơi em sống

a. Mục tiêu: So sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số quả xung quanh nơi em sống.

b. Cách thức thực hiện

- HS làm bộ sưu tập quả (quả đã được chuẩn bị trước mang tới lớp).

- Một số HS lên bảng chia sẻ với cả lớp:

+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của quả.

+ So sánh về hình dạng, kích thước, màu sắc của một số quả mà HS sưu tầm được.

 

Hoạt động 18: Tìm hiểu vì sao cần giữ lại hạt giống

a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao người ta cần giữ lại hạt giống.

b. Cách thức thực hiện

- GV hỏi cả lớp, sau khi đã tìm hiểu về chức năng của hoa, quả, hạt, hãy giải thích: Vì sao cần giữ lại hạt giống?

(Gợi ý: Hoa tạo ra quả và hạt. Hạt khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm mọc thành cây mới. Vì thế, người ta phải giữ lại hạt để làm giống gieo trống vào mùa sau.)

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi; sau đó bổ sung, hoàn thiện cho HS.

 

* Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chỉ và nói tên những bộ phận của cây đậu tương.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và chỉ ra sự khác nhau giữa rễ cây hành và rễ cây cải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và làm việc theo cặp.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và làm việc nhóm với bạn.

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện thí nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận.

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và nêu quan điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và nêu quan điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

- HS tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và nêu quan điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

- HS trả lời, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ bộ sưu tập và quan sát sử giống và khác nhau của các lá cây.

- HS nêu quan điểm.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và trả lời.

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ bộ sưu tập, chỉ rõ sự giống và khác nhau của một số hoa.

 

 

- HS tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ bộ sưu tập, chỉ ra bộ phận của quả và so sánh hình dạng, kích thước, màu sắc của các quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và trả lời.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 12: Các bộ phận của thực vật và chức năng của chúng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận