Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 23: Trái Đất trong hệ mặt trời

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài 23: Trái Đất trong hệ mặt trời được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

BÀI 23: TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI (4 TIẾT)

  1. YỀU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Về nhận thức khoa học
  • Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên sơ đồ.
  • Chỉ trên sơ đồ chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời; chuyển động của Trái Đất quanh mình nó; Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
  • Nêu được hiện tượng ngày và đêm.
  • Nêu được Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
  1. Năng lực
  • Năng lực đặc thù: Dựa vào quan sát/thực hành với sơ đồ, quả địa cầu trình bày được chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời, của Mặt Trăng quanh Trái Đất; rút ra được nhận xét về hiện tượng ngày và đêm.
  • Năng lực chung: Chủ động, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  1. Phẩm chất
  • Giải thích được ở mức độ đơn giản hiện tượng ngày và đêm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
  • Một số video clip về chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA

 HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV đặt câu hỏi dẵn dắt vào bài: Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm?

 

 

 

 

- Từ các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ Mặt Trời và vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chỉ và nói tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Nêu được từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3. 

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ các hành tinh trong hệ Mặt Trời ở SGK tr.119 để trả lời các câu hỏi:

+ Chỉ và nói với bạn tên các hành tinh trong sơ đồ.

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu đại diện một số cặp báo cáo kết quả trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS.

- GV cho HS đọc kiến thức cốt lõi ở SGK tr.119.

- GV yêu cầu HS làm các câu 1 – 6 của Bài 23 VBT.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát, chỉ được chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trên sơ đồ.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát, chỉ và nói với bạn chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trên sơ đồ.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- Để mở rộng thêm hiểu biết về chuyển động của Trái Đất, GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục “Em có biết?” ở SGK tr.120 và trao đổi với bạn về thông tin đọc được.

- GV có thể cung cấp, mở rộng thêm một số thông tin cho HS:

+ Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo những đường gần tròn. Trên sơ đồ, khi nhìn từ trên xuống, các hành tinh chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.

+ Thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời của các hành tinh khác nhau là khác nhau.

Hành tinh

Thời gian chuyển động một vòng quanh Mặt Trời

Thủy Tinh

88 ngày

Kim Tinh

225 ngày

Trái Đất

1 năm (khoảng 365 ngày)

Hỏa Tinh

Gần 2 năm

Hải Vương Tinh

165 ngày.

- GV chiếu cho HS xem video clip về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

https://www.youtube.com/watch?v=9UW2QLhKeJs

Hoạt động 3: Thực hành tìm hiểu chuyển động của Trái Đất quanh mình nó

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Quan sát và trình bày được về chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.

- Thực hiện được quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình, chỉ và nói về chuyển động của Trái Đất quanh mình nó.

- GV yều cầu HS trả lời câu hỏi và trao đổi với bạn: Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động quanh mình nó cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ?

- Lưu ý: Nếu cần thiết, GV hướng dẫn HS về: Trái Đất chuyển động quay từ tây sang đông và so sánh với chiều quay của kim đồng hồ.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp báo cáo kết quả trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

 

 

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

- GV gọi một số HS lên thực hành quay quả địa cầu theo chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó (GV có thể hướng dẫn, thực hành mẫu nếu cần thiết).

Hoạt động 4: Thực hành tìm hiểu vì sao có ngày và đêm 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được vì sao có ngày và đêm.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc, thực hiện theo hướng dẫn thực hành ở SGK tr.122.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV hướng dẫn HS thực hiện (thao tác trên quả địa cầu)

- GV yêu cầu cả lớp quan sát, sau đó gọi một số em lên bảng để quan sát và nhận xét.

- GV cho một số HS lên thực hành; yêu cầu HS quay quả địa cầu, đồng thời mô tả, giải thích về sự thay đổi ngày và đêm.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở SGK tr.122.

- Lưu ý: Nếu có điều kiện, GV cho HS xem video clip về chuyển động của Trái Đất.

https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog

Hoạt động 5: Tìm hiểu chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ được chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất trên sơ đồ.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan 1 sát sơ đồ, chỉ và nói với bạn về chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét việc thực hiện của các nhóm.

- Để mở rộng thông tin cho HS, GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở SGK tr.123.

- Lưu ý: Nếu có điều kiện, GV cho HS xem video clip về chuyển động của Mặt Trăng.

https://www.youtube.com/watch?v=w77dLPmsSEo

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 6: Thực hành về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất quanh mình nó

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành, củng cố hiểu biết về chuyển động của Trái Đất.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS chỉ và nói với bạn về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất quanh mình nó trên sơ đồ.

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

- Lưu ý: GV có thể cung cấp thông tin, mở rộng hiểu biết của HS về chuyển động của Trái Đất: Trong quá trình chuyển động của Trái Đất, hướng trục quay của Trái Đất luôn không đổi. Chúng ta cũng đang chuyển động cùng với GV Trái Đất.

Bước 3: Làm việc theo cặp

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mặt Trời và Trái Đất”:

+ HS đọc thông tin và quan sát hình minh hoạ trò chơi ở SGK.121.

+ GV mời một số cặp HS xung phong tham gia chơi đóng vai “Mặt Trời và Trái Đất”.

Hoạt động 7: Chơi trò chơi “Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành, củng cố kiến thức về chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV phổ biến cách chơi, HS quan sát hình minh hoạ cách chơi ở SGK tr.123.

+ Một bạn đóng vai Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.

+ Một bạn đóng vai Trái Đất hoặc có thể sử dụng quả địa cầu đặt trên bàn tượng trưng cho Trái Đất.

- GV lưu ý thêm: Trong quá trình Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng cũng tự quay quanh mình nó, luôn chỉ có một phía của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. Do vậy khi chuyển động quanh “Trái Đất”, bạn đóng vai Mặt Trăng cần luôn hướng mặt về phía “Trái Đất”.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời một số HS xung phong tham gia chơi đóng vai.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi SGK tr.123

Hoạt động 8: Thực hành chỉ và nói với bạn về chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng trong sơ đồ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố hiểu biết về chuyển động của Mặt Trăng, Trái Đất.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc nhóm

- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ, chỉ và nói về chiều chuyển động của Mặt Trăng, Trái Đất

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV nhận xét, hoàn thiện câu trả lời của HS.

Hoạt động 9: Thực hành đóng vai nhà du hành vũ trụ, giới thiệu với các bạn về Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành vận dụng được hiểu biết về chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời để giới thiệu cho người khác.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc nhóm

- GV giao nhiệm vụ cho HS:

+ Lựa chọn, trao đổi về nội dung, cách thức giới thiệu.

+ Phân công nhiệm vụ trong nhóm để chuẩn bị sản phẩm và giới thiệu.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu từng nhóm HS đóng vai, giới thiệu với các bạn lớp về Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời.

- GV có thể cho HS làm các câu 1 – 7 của Bài 23 VBT.

* Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

- HS dựa kinh nghiệm, các em có thể nêu được, chẳng hạn: Vì Mặt Trời chiếu sáng hoặc không được Mặt Trời chiếu sáng; vì Trái Đất quay; ...

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và Sơ đồ và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS xung phong báo cáo kết quả:

+ Các hành tinh trong Sơ đồ: Mặt Trời, Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tình, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài và ghi nhớ.

 

 

 

- HS làm bài vào VBT.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát chiều chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời trên sơ đồ.

 

- HS báo cáo kết quả.

 

- HS đọc thông tin mục Em có biết và trao đổi với bạn.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi: Nếu nhìn từ cực Bắc xuống, Trái Đất chuyển động quanh mình nó ngược chiều kim đồng hồ.

 

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc hướng dẫn SGK tr.122

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

 

- HS đọc bài và ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS quan sát và lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS đọc bài và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chỉ và nói về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và chuyển động của Trái Đất quanh mình nó trên sơ đồ.

 

- HS báo cáo kết quả trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

- HS đọc bài và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

- HS báo cáo kết quả trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS thực hiện nhệm vụ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 23: Trái Đất trong hệ mặt trời . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận