Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 22: Bề mặt Trái đất

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài 22: Bề mặt Trái đất được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

BÀI 22: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (2 TIẾT)

  1. YỀU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Về nhận thức khoa học
  • Tìm và nói được tên các châu lục và các đại dương trên quả địa cầu. Chỉ được vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.
  • Nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất: đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên; sông, hồ; biển, đại dương.
  1. Năng lực
  • Năng lực đặc thù: Quan sát màu sắc trên quả địa cầu để phát hiện được một số dạng địa hình trên Trái Đất.
  • Năng lực chung: Chủ động, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  1. Phẩm chất
  • Xác định được Việt Nam nằm ở châu lục nào, tiếp giáp với biển nào.
  • Xác định được nơi HS đang sống thuộc dạng địa hình nào.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
  • Tranh ảnh hoặc video clip về lục địa và đại dương (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập, bút chì hoặc sáp màu và 1 tờ giấy A5 để vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện

- GV chỉ quả địa cầu và hỏi: Trên bề mặt quả địa cầu có rất nhiều màu sắc, các em thử đếm xem có bao nhiêu màu và kể tên các màu đó.

- Từ các câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy định về màu sắc trên quả địa cầu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát màu sắc trên quả địa cầu để phát hiện được một số dạng địa hình trên Trái Đất.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc nhóm 6

- GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc thông tin trên hình ở SGK tr.116 để trả lời các câu hỏi:

+ Các màu trên quả địa cầu cho biết điều gì?

+ Màu nào chỉ nước? Bao gồm những loại địa hình nào? Những màu nào chỉ đất? Bao gồm những loại địa hình nào?

+ Chỉ trên quả địa cầu phần nước và phần đất.

+ Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi 2 HS đại diện nhóm lên trả lời câu 4, các HS khác nhận xét.

- GV chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm và nói tên các châu lục và đại dương trên quả địa cầu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ và nói được tên các châu lục và đại dương trên quả địa cầu.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc lời con ong ở SGK tr.116 và trả lời các câu hỏi:

+ Lục địa là gì? Trên Trái Đất có mấy châu lục?

+ Đại dương là gì? Trên Trái Đất có mấy đại dương?

+ Biển là gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi và một số HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS chỉ trên quả địa cầu vị trí các châu lục và đại dương.

- GV gọi một số HS lên chỉ trên quả địa cầu từng châu lục và đại dương (mỗi HS chỉ và đọc tên từ một đến hai châu lục hoặc đại dương).

Bước 3: Làm việc nhóm

- GV yêu cầu các nhóm HS tìm vị trí các châu lục, đại dương và của Việt Nam trên quả địa cầu trả lời câu hỏi: Việt Nam nằm ở châu lục nào?

- GV theo dõi các nhóm thao tác tìm vị trí các châu lục và đại dương trên quả địa cầu, giúp đỡ nhóm nào chưa tìm đủ các châu lục, đại dương.

- GV nhận xét và gọi đại diện nhóm HS lên trả lời câu hỏi.

- GV có thể mở rộng cho HS: Việt Nam tiếp giáp với biển nào, gần đại dương nào?

 

Hoạt động 3: Nhận dạng một số dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số dạng địa hình của Trái Đất: đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên; sống, hồ, biển, đại dương.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu HS quan 1 sát hình ở SGK tr.117, đọc mục “Em có biết?”, thảo luận trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên các dạng địa hình có trong hình. Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào? Núi, đồi khác nhau ở điểm nào? Đồng bằng và cao nguyên giống và khác nhau ở điểm nào? Biển và đại dương giống và khác nhau ở điểm nào?

+ Kể tên một số biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng mà em biết.

- GV treo Sơ đồ các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất lên bảng, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nói tên các dạng địa hình và nêu ví dụ một số dạng địa hình mà em biết.

- Lưu ý:

+ GV phân biệt cho HS biển và đại dương: đại dương nằm ở xa, còn biển nằm ở sát với lục địa.

+ HS có thể nêu tên một số dạng địa hình được biết qua sách vở, phim ảnh...

Bước 2: Làm việc nhóm 4 và cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 – 8 ở SGK tr.118 chỉ ra được đâu là biển, hồ, sông, suối, núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng và trả lời câu hỏi: Nơi em ở có những dạng địa hình nào?

- GV treo những hình ảnh sưu tầm được về các dạng địa hình (có thể ở Việt Nam hay trên thế giới). Nếu không sưu tầm được thêm thì GV có thể sử dụng 8 hình ở trang 118 SGK.

- GV gọi 2 HS đại diện cho hai nhóm lên chỉ và nói tên các dạng địa hình ở các hình treo trên bảng. HS khác nhận xét phần trả lời của bạn.

- GV cho HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở SGK tr.118.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VÂN DỤNG

Hoạt động 4: Vẽ hoặc sưu tầm một số hình ảnh về các dạng địa hình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập để HS khắc sâu thêm về đặc điểm một số dạng địa hình trên Trái Đất.

b. Cách thức thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị: bút màu, giấy.

- Bước 2: Tiến hành:

+ GV có thể phát các phiếu ghi sẵn yêu cầu như: Hãy vẽ một cảnh có sông, hồ; Hãy vẽ cảnh cao nguyên có đàn bò đang ăn cỏ; Hãy vẽ một cảnh ở bờ biển,...

+ GV có thể thu các bức vẽ của HS và giao bài về nhà: Sưu tầm một số hình ảnh về các dạng địa hình để HS trưng bày trong tiết ôn tập chủ đề. Nếu còn thời gian, GV có thể cho HS làm câu 3 của Bài 22 VBT.

* Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

- HS đếm số màu, kể tên các màu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và thông tin để trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Màu xanh nước biển biểu thị biển, đại dương; màu xanh lá cây biểu thị đồng bằng; màu vàng biểu thị đồi...

+ Màu xanh chỉ nước, bao gồm biển và đại dương. Các màu còn lại chỉ đất, bao gồm: đồng bằng, đồi, cao nguyên, núi.

+ Nước hiếm phần lớn hơn đất trên bề mặt Trái Đất.

 

 

 

 

 

 

 

­- HS đọc thông tin để trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Lục địa là những khối đất liền lớn trên Trái Đất. Trên Trái Đất có 6 lục địa.

+ Đại dương là những khoảng nước mênh mông bao bọc các lục địa. Trên Trái Đất có 4 đại dương.

+ Biển là phần đại dương nằm sát lục địa.

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hành chỉ và đọc tên lục địa hoặc đại dương.

 

 

- HS lắng nghe yêu cầu của GV.

 

 

 

- HS thực hành tìm vị trí các châu lục và đại dương trên quả địa cầu.

 

 

- HS trả lời câu hỏi: Việt Nam nằm ở châu Á.

- HS trả lời câu hỏi: Việt Nam tiếp với biển Đông và Thái Bình dương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành chỉ và nói tên các dạng địa hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và trả lời câu hỏi theo thực tế khu vực HS ở.

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

- HS thực hành trước lớp.

 

 

 

- HS đọc đọc bài và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện tập theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 22: Bề mặt Trái đất . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận