Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 3: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

BÀI 9. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về nhận thức khoa học

- Kể được tên, ích lợi và sản phẩm của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • Thu thập được thông tin về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
  • Giới thiệu được một trong số các sản phẩm nông nghiệp của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm.

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. Phẩm chất:

- Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

- Chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: Các hình trong SGK; Tranh, ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp; Bộ thẻ chữ để tổ chức trò chơi “Ghép cặp”; Một số đồ dùng, phương tiện để HS đóng vai.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 9.
  • Một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong các bữa ăn hằng ngày, em thường được ăn những món gì? Những món ăn đó được làm từ nguyên liệu nào?

- GV mời một vài HS trả lời câu hỏi tại lớp.

 

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp

a. Mục tiêu: Kể được tên, ích lợi của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp

b. Cách thức thực hiện

- Thảo luận nhóm (4 HS/nhóm):

GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 – 8 ở trang 43, 44 SGK để thực hiện các yêu cầu:

+ Kể tên những hoạt động trong các hình 1 – 8.

+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?

+ Xếp những hoạt động trong các hình 1 – 8 vào các nhóm gợi ý: Nhóm 1: Trồng trọt và chăn nuôi; Nhóm 2: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; Nhóm 3: Trồng và chăm sóc rừng.

 

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS kể tên và ích lợi của một số hoạt động sản xuất nông nghiệp khác.

- GV có thể giới thiệu cho HS một số thông tin, hình ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp ứng dụng hợp lí những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản,…

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp

a. Mục tiêu: Kể được tên một số sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát hình 1 – 3 ở trang 45 SGK để thực hiện yêu cầu: Kể tên những sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các hình 1 – 3.

- GV yêu cầu HS kể những sản phẩm khác của hoạt động sản xuất nông nghiệp mà các em biết.

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

 

- GV hoàn thiện câu trả lời của HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ghép cặp”

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về ích lợi một số hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ghép cặp”:

+ GV phát cho mỗi nhóm 10 thẻ chữ gồm 5 thẻ tên “hoạt động sản xuất nông nghiệp” và 5 thẻ “ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp”.

+ Khi GV hô “Bắt đầu”, các nhóm sẽ ghép các thẻ tên “hoạt động sản xuất nông nghiệp” với thẻ “ích lợi của hoạt động sản xuất nông nghiệp” cho phù hợp.

+ Nhóm nào ghép xong thì hô “Xong”.

- GV và cả lớp cùng nhận xét và đánh giá xem nhóm nào ghép đúng: 1-b, 2d, 3-e, 4-c. 5-a.

- GV tuyên bố nhóm thắng cuộc là nhóm ghép đúng và nhanh nhất.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

Hoạt động 2: Thu thập thông tin, tranh ảnh, vật thật và giới thiệu về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương

a. Mục tiêu:

- Thu thập được thông tin về một số hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

- Giới thiệu được một trong số các sản phẩm của địa phương dựa trên các thông tin, tranh ảnh, vật thật sưu tầm.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (6 HS/nhóm):

+ Từng cá nhân chia sẻ thông tin mà mình đã thu thập được về một số hoạt động nông nghiệp ở địa phương trong nhóm (HS đã được yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà).

+ Cả nhóm cùng hoàn thành sản phẩm theo bảng gợi ý ở trang 46 SGK.

+ GV có thể đến các nhóm hỗ trợ và nhận xét sản phẩm của từng nhóm.

+ Nhóm sẽ chọn một trong số các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương để giới thiệu với cả lớp. GV khuyến khích các nhóm sử dụng tranh, ảnh và vật thật để trình bày sản phẩm sáng tạo.

- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh):

+ Mỗi nhóm sẽ trưng bày sản phẩm của nhóm tại một vị trí trong lớp (được GV quy định).

+ Mỗi nhóm cử 1 HS (thay phiên nhau) ở lại để giải thích với các bạn đến tham quan sản phẩm của nhóm mình.

+ Các HS khác lần lượt đi tham quan các sản phẩm của nhóm khác.

+ Sau đó, các HS trở về nhóm và bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất” dựa trên những tiêu chi GV đưa ra: Chọn đúng sản phẩm nông nghiệp của địa phương; Trình bày sáng tạo; Cách giải thích thuyết phục.

- GV bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của các nhóm và tuyên dương nhóm “Ấn tượng nhất”.

- GV yêu cầu nhóm “Ấn tượng nhất” trình bày trước lớp sản phẩm của nhóm (nếu có thời gian),

- Để mở rộng thông tin cho HS, GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 46 SGK:

+ Trong những năm gần đây, nước ta xuất khẩu nhiều gạo, cà phê, cao su, tôm, cá,…

+ Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: Giải thích được sự cần thiết tiêu dùng sản phẩm tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), từng cá nhân đọc tình huống ở trang 47 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm.

- GV mời một số nhóm cử đại diện đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp. GV cố gắng tạo cơ hội để nhiều nhóm được đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp.

- GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

Hoạt động 4: Viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh

a. Mục tiêu: Chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4-6 HS/nhóm):

+ Mỗi nhóm chọn một vấn đề liên quan đến tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp (ví dụ: lãng phí thức ăn) rồi thảo luận, thể hiện ý tưởng bằng cách viết, vẽ hoặc sưu tầm tranh, ảnh để chia sẻ với những người xung quanh về sự cần thiết phải tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

+ GV khuyến khích cả nhóm cùng tham gia để tạo ra sản phẩm chung của nhóm.

+ GV lưu ý HS có thể sưu tầm tranh ảnh trên in-tơ-nét hoặc sách báo và viết khẩu hiệu, thông điệp cho tranh ảnh đó.

- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ với các bạn sản phẩm của nhóm mình trước lớp.

- GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, khen ngợi những nhóm có sản phẩm sáng tạo và ý nghĩa.

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 

 

- HS trả lời tại chỗ, HS khác lắng nghe và bổ sung.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thảo luận

* Các hoạt động trong các hình 1 – 8 và lợi ích:

+ Hình 1: Trồng lúa đem lại cơm gạo, thức ăn.

+ Hình 2: Nuôi lợn đem thức ăn, giá trị kinh tế.

+ Hình 3: Trồng rừng đem đến không khí trong lành, khai thác làm vật dụng trong gia đình.

+ Hình 4: Nuôi gà đem lại thức ăn, giá trị kinh tế.

+ Hình 5: Trồng cà phê đem lại đồ uống, giá trị kinh tế.

+ Hình 6: Thu hoạch tôm đem đến thức ăn, nguồn lợi thủy hải sản.

+ Hình 7: Trồng rau đem đến thức ăn, rau trồng củ quả.

+ Hình 8: Nuôi cá đem đến thức ăn và nguồn lợi thủy hải sản.

* Sắp xếp các hoạt động vào các nhóm:

+ Nhóm 1: Trồng trọt và chăn nuôi: Trồng lúa, nuôi lợn, nuôi gà, trồng cà phê, trồng rau.

+ Nhóm 2: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản: Thu hoạch tôm, nuôi cá.

+ Nhóm 3: Trồng và chăm sóc rừng: Trồng rừng.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

- HS suy nghĩ và kể.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và thảo luận theo cặp và kể tên hoạt động sản xuất nông nghiệp:

+ Hình 1: Gạo, sữa, trứng, lạc, rau củ quả, thịt,…

+ Hình 2: Hải sản như cá, tôm, mực, cua, sò,…

+ Hình 3: Rừng, cây, gỗ,…

 

 

 

 

- HS kể thêm những sản phẩm khác.

 

- Đại diện một số cặp tình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS hào hứng, tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận xét và đánh giá các nhóm.

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay chúc mừng. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cả lớp theo sự hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- Nhóm “Ấn tượng nhất” trình bày trước lớp.

- HS đọc và ghi nhớ nội dung. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm thảo luận xử lí tình huống và tập đóng vai trong nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Một số đại diện nhóm đóng vai trước lớp, các HS khác lắng nghe và nhận xét.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm hoàn thành theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp, các HS còn lại nhận xét sản phẩm của các nhóm.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

- HS nhắc lại kiến thức.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận