Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 20: Phương hướng

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài 20: Phương hướng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

CHỦ ĐỀ 6: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

BÀI 20: PHƯƠNG HƯỚNG (2 TIẾT)

  1. YỀU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Về nhận thức khoa học
  • Kể tên được bốn phương hướng chính trong không gian theo quy ước.
  1. Năng lực
  • Năng lực đặc thù:
  • Biết các xác định các phương hướng dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn hoặc sử dụng la bàn.
  • Thực hành xác định được các phương hướng chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn hoặc sử dụng la bàn.
  • Năng lực chung: chủ động, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  1. Phẩm chất
  • Xác định các phương hướng chính trong một số tình huống giả định.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
  • 2 tờ tranh A0: Hình cách xác định phương chính bằng Mặt Trời mọc và hình la bàn.
  • Video clip bài hát về buổi sáng thức dạy cùng Mặt Trời (VD: Bài Thật đáng yêu của tác giả Nghiêm Bá Hồng).
  • Video clip hướng dẫn xác định các hướng chính bằng la bàn.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • 1 la bàn; 4 mảnh giấy dính 1 mặt ghi Đông, Tây, Nam, Bắc; 2 tấm biển có ghi chữ MẶT TRỜI MỌC, MẶT TRỜI LẶN; 4 bản đồ vị trí kho báu, 4 la bàn, 4 gói quà nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS nghe nhạc, xem video và hát theo bài hát Thật đáng yêu.

https://www.youtube.com/watch?v=oN7FomtvrX4

- GV dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương chính trong không gian

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sử dụng kĩ năng quan sát tranh để nhận diện cảnh Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn, kết hợp kinh nghiệm của bản thân, trả lời câu hỏi.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ cảnh Mặt Trời mọc và lặn ở SGK tr.108 và trả lời câu hỏi dựa vào kinh nghiệm của mình: Mặt Trời mọc khi nào và lặn khi nào?

Bước 2: Làm việc cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc thông tin qua lời của con ong.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV đặt câu hỏi để HS nhắc lại mà không cần nhìn sách:

+ Trong không gian có mấy phương chính, là những phương nào?

+ Hằng ngày, Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào?

- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- GV mời 1 HS đọc nội dung trong mục kiến thức cốt lõi ở SGK tr.108.

 

 

Hoạt động 2: Cách xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: Sử dụng kĩ năng quan sát tranh, nêu được cách xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc. Dựa vào suy luận để đưa ra cách xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời lặn.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu HS quan sát hình ở SGK tr.109, thảo luận đưa ra cách xác định các phương chính khi biết phương Mặt Trời mọc.

- GV gợi ý hoặc đặt yêu cầu để HS có thể nêu được cách xác định phương như trên hình vẽ:

+ Tay nào của bạn chỉ về phương Mặt Trời mọc? Đó là phương nào?

+ Khi đó: Tay trái bạn chỉ phương nào? Trước mặt bạn là phương nào? Sau lưng bạn là phương nào?

- GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi.  

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV dùng máy chiếu phóng to hình ở SGK tr.109, gọi 2 HS đại diện cho hai nhóm lên trình bày trước lớp về cách xác định các phương chính khi biết phương Mặt Trời mọc.

Bước 3: Làm việc nhóm 4

- GV cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi ở SGK tr.109: “Nếu biết phương Mặt Trời lặn, em xác định các phương còn lại bằng cách nào?”.

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

 

 

 

 

 

 

- GV cho HS đọc lời con ong ở SGK tr.109

- GV lưu ý: Như vậy chỉ cần biết một phương, ta có thể xác định được các phương còn lại theo cách đứng dang tay như vừa nêu.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về la bàn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu cấu tạo và đặc điểm của la bàn.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu HS quan sát hình la bàn ở SGK tr.110

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm lên bảng chỉ trên hình la bàn được phóng to và trả lời câu hỏi 1: Chỉ và nói tên các phương chính được viết trên la bàn.

- GV hướng dẫn HS:

+ Chúng ta có thể gặp nhiều loại la bàn, trên mặt la bàn ghi các phương bằng các chữ viết tắt khác nhau như: ghi bằng chữ viết tắt tên phương tiếng Việt: Đ, T, N, B, nhưng đa số các la bàn ghi bằng chữ viết tắt tên phương tiếng Anh: E, W, S, N.

+ Em nào có thể lên bảng viết các từ đông, tây, nam, bắc bằng tiếng Anh?

- GV gọi một số HS lên nhắc lại tên phương hướng qua các chữ viết tắt.

 

- GV mời đại diện một số nhóm lên bảng trả lời câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về kim la bàn?

 

- GV hướng dẫn HS: Kim la bàn có hai đầu thường có màu sắc khác nhau để phân biệt. Có loại có màu đỏ, trắng; có loại đỏ, xanh... nhưng cũng có loại không có màu mà chỉ có điểm đánh dấu ở một đầu.

- GV giới thiệu một số hình ảnh khác của la bàn

- GV yêu cầu 2 HS đọc lời con ong ở SGK tr.110

- GV hướng dẫn HS: Dù ta có xoay la bàn thì kim la bàn vẫn giữ nguyên vị trí, không xoay theo la bàn và đầu đỏ (hay đầu được đánh dấu) của kim la bàn luôn chỉ phương bắc trong không gian. Đó chính là đặc điểm của kim la bàn.

Hoạt động 4: Thực hành xác định các phương chính bằng la bàn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách sử dụng la bàn để xác định các phương chính trong không gian.

b. Cách thức thực hiện:

Bước 1: Làm việc nhóm

- GV cho một nửa số HS đặt la bàn trên bàn (nếu bàn HS có mặt nằm ngang) và một nửa số HS giữ cố định la bàn nằm ngang trong lòng bàn tay để xác định các phương trong không gian.

- GV cho HS xem video hướng dẫn xác định phương hướng bằng la bàn hoặc quan sát các hình 1 – 3 SGK tr.110.

https://www.youtube.com/watch?v=xVEkbP6OW24

- GV yêu cầu HS đọc to, rõ ràng 3 bước xác định phương hướng bằng la bàn:

+ Đặt la bàn nằm ngang (hình 1).

+ Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn từ từ (hình 2) sao cho chữ N trùng với đầu đỏ của kim la bàn (hình 3).

+ Dựa vào các chức N, S, E, W trên la bàn, xác định các phương chính trong không gian (hình 3).

- GV yêu cầu HS thực hành xác định phương hướng bằng la bàn.

- GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ HS nếu làm chưa đúng.

- GV chú ý quan sát HS thực hiện Bước 3 trong mục thực hiện vì nhiều HS sẽ lúng túng để xác định các phương trong không gian khi đã thao tác xong Bước 2 (có HS sau khi làm xong Bước 2 trên la bàn lại đứng giơ tay để xác định phương chứ không nhìn vào chữ chỉ phương trên la bàn để xác định).

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV nhận xét HS thực hành: về thái độ, kĩ năng thực hành.

- GV nhấn mạnh những điểm cần chú ý khi sử dụng la bàn: Đặt la bàn nằm ngang, chờ kim la bàn đứng yên rồi mới điều chỉnh cho chữ N trùng với đầu đỏ của kim la bàn. Khi đó dựa vào các chữ chỉ phương trên la bàn để xác định phương.

- GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở SGK tr.111 và làm câu 7 của Bài 20 VBT: Trong thực tế, trường hợp nào không thể dùng phương Mặt Trời mọc, lặn để xác định phương hướng?

 

 

 

 

- GV cho HS liên hệ thực tế:

+ Trong đời sống, em đã gặp ai dùng tới la bàn chưa? Đó là trường hợp nào?

+ Tìm hiểu la bàn trong điện thoại di động.

C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 5: Chơi trò chơi “Xác định phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập cách xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc hoặc lặn thông qua trò chơi.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức trò chơi Xác định phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, lặn và hướng dẫn HS:

+ Bước 1: Chuẩn bị: Mỗi nhóm cần chuẩn bị trước:

·        1 biển có ghi MẶT TRỜI MỌC, 1 biển có ghi MẶT TRỜI LẶN (hoặc trên biển có vẽ ông Mặt Trời dưới có chữ “mọc” hoặc “lặn”).

·        4 mảnh giấy tròn dính một mặt, trên mỗi mảnh giấy có viết một chữ: Đ, T, N, B để dán vào đằng trước hoặc sau lưng áo của 4 bạn chơi (có thể làm băng giấy trang trí giống vương miện có chữ Đ, T, N, B để đội trên đầu).

+ Bước 2: Tiến hành:

·        GV có thể tổ chức trò chơi trong lớp học / dưới sân trường.

·        GV chia thành 2 nhóm chơi: một nhóm xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời mọc, một nhóm xác định các phương chính dựa trên phương Mặt Trời lặn.

 

Hoạt động 6: Chơi trò chơi “Đi tìm kho báu”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện tập cách dùng la bàn và thấy rõ ý nghĩa của việc xác định phương hướng trong không gian.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đi tìm khó báu và hướng dẫn HS:

+ Bước 1: Chuẩn bị: GV chuẩn bị sẵn 4 bản đồ vị trí kho báu, trong đó chỉ dẫn cách tìm kho báu (Gợi ý: Có một kho báu ở phía bắc/nam/đông/tây, được giấu kín, cách khoảng 3 m,...), 4 gói quà nhỏ gọn (màu sắc giấy gói quà không sặc sỡ để dễ nhận ra), GV sẽ đem giấu kín từ trước ở nơi như đã chỉ trên phiếu, 4 la bàn (mỗi nhóm 1 cái).

+ Bước 2: Thực hiện “Đi tìm kho báu”:

·        GV có thể chia HS thành 4 nhóm, thực hiện ở sân trường.

·        Các nhóm HS nhận la bàn, bản đồ chỉ vị trí “kho báu”.

·        HS phải sử dụng la bàn đúng cách để tìm phương cần đi (Đặt la bàn cố định, nằm ngang trên lòng bàn tay; chờ cho kim đứng yên, xoay la bàn sao cho chữ N trùng với đầu đỏ của kim; sau đó xác định hướng đi theo yêu cầu).

- Lưu ý: Nếu còn ít thời gian hoặc không có điều kiện ra sân trường, GV có thể cho HS ngồi tại lớp chơi trò chơi giả định “Đi tìm kho báu”: Giả sử có một kho báu, mà dựa vào bản đồ, kho báu đó nằm ở phía đông, vậy làm thế nào để đi được đến kho báu đó? Cho HS thảo luận.

* Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

- HS lắng nghe bài hát Thật đáng yêu.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi: Mặt Trời mọc vào sáng sớm và lặn vào chiều tối.

 

 

 

 

 

 

 

- HS ghi nhớ thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi của GV:

+ Có 4 phương chính: đông, tây, nam, bắc.

+ Mặt Trời mọc ở phương đông, lặn ở phương tây.

- HS đọc bài và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ở SGK tr.109 và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Tay phải đang chỉ về phương Mặt Trời mọc, Đó là phương đông.

+ Tay trái chỉ phương tây, Trước mặt là phương bắc, Sau lưng là phương nam.

 

- Các bạn khác nhận xét và hoàn thiện cách xác định các phương chính khi biết phương Mặt Trời mọc.

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

- HS báo cáo kết quả: Nếu biết phương Mặt Trời lặn, em xác định các phương còn lại theo quy ước đã học. Mặt trời lặn là phương tây, đằng sau là phương đông, phía tay phải là phương bắc, phía tay trái là phương nam.

- HS đọc bài và ghi nhớ.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh của la bàn.

 

 

 

 

- HS chỉ tên phương được viết tắt trên hình la bàn:

+ N: Bắc

+ S: Nam

+ E: Đông

+ W: Tây

 

 

 

 

 

- HS đọc và ghi nhớ tên phương hướng qua các chữ viết tắt.

- HS trả lời: Kim la bàn có thể xoay được, hai nửa kim la bàn có hai màu khác nhau.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh la bàn.

 

 

 

 

- HS đọc bài và ghi nhớ.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS quan sát video / hình ảnh hướng dẫn xác định phương hướng bằng la bàn.

 

 

 

 

 

- HS đọc to, rõ ràng 3 bước xác định phương hướng bằng la bàn, HS khác đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS thực hành xác định phương hướng bằng la bàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS đọc và làm bài tập.

- HS báo cáo đáp án bài tập 7: Trong thực tế, vị trí mọc và lặn của Mặt Trời sẽ thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào chu kỳ nên khi đó sẽ không thể xác định phương hướng chính xác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV:

+ Nhóm 1: 1 bạn cầm biển Mặt Trời mọc chọn chỗ đứng bất kì; 1 bạn đội trưởng chạy ra đứng dang 2 tay, tay phải chỉ vào người cầm biển, miệng hô: phương đông. Lúc này bạn mặc áo có chữ Đ chạy lại đứng đúng vào vị trí (phía tay phải của đội trưởng). Sau đó, đội trưởng lại hô: phương tây, bạn mặc áo có chữ T chạy đến đứng đúng vị trí (phía tay trái của đội trưởng)...

+ Nhóm 2: 1 bạn cầm biển Mặt Trời lặn, chơi tương tự nhóm 1.

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 20: Phương hướng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận