Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: SỬ DỤNG HỢP LÍ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (3 TIẾT)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Về nhận thức khoa học

- Nêu được một số ví dụ về việc sử dụng thực vật, động vật trong đời sống hằng ngày như dùng làm thức ăn, đồ uống, đồ dùng, thú cưng, cây cảnh,…

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • Liên hệ thực tế, nhận xét về cách sử dụng thực vật, động vật trong gia đình và cộng đồng địa phương.

- Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác;  tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. Phẩm chất:

- Lựa chọn và đề xuất cách sử dụng thực vật, động vật hợp lí. Chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 14.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học.

b. Cách thức thực hiện

- HS trả lời yêu cầu của GV: Hãy nêu ví dụ về việc sử dụng thực vật, động vật trong đời sống hằng ngày.

- Hoặc GV nêu ra một món ăn là phở bò hoặc phở gà (nếu có hình một bát phở thì càng tốt), yêu cầu HS kể được tên một số nguyên liệu để làm ra món phở. Nguyên liệu đó có nguồn góc từ thực vật hay động vật?

Ví dụ: Món phở bò:

Nguyên liệu

Nguồn gốc

Bánh phở

Thực vật (bột gạo, từ cây lúa)

Thịt bò

Động vật (thịt của còn bò)

Nước phở

Động vật (được vật từ xương lợn, xương bò)

Gia vị: gừng, quế, hồi, hành, mùi,…

Thực vật (các gia vị từ các cây khác nhau như: cây gừng, cây quế, cây hồi, cây hành, cây mùi,…)

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.

 

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiệu về một số thực vật, động vật dùng để làm thức ăn, đồ uống và cách sử dụng chúng hợp lí

a. Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, ảnh, chỉ và nói được một số thực vật, động vật dùng để làm thức ăn, đồ uống.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS quan sát các hình 1 – 6 ở trang 75 SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Con người đã sử dụng thực vật và động vật để làm thức ăn, đồ uống gì?

Gợi ý:

Hình

Thực vật, động vật được sử dụng

Làm thức ăn, đồ uống

1

Các bộ phận của thực vật: súp lơ, củ cà rốt,…

Rau củ luộc (nhiều loại rau củ khác nhau: súp lơ,cà rốt,…)

2

Con gà, lá xà lách, quả dưa chuột, củ cà rốt

Thịt gà luộc

3

Con cá, quả chanh, lá xà lách, quả cà chua

Cá rán và sa lát

4

Hạt cây đậu tương

Sữa đậu nành

5

Quả dứa (trái thơm)

Nước ép dứa

6

Con bò sữa

Sữa bò

+ Kể thêm một số thực vật, động vật được dùng làm thức ăn, đồ uống trong gia đình em.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và chốt lại kiến thức: Thực vật và động vật được con người sử dụng hằng ngày làm thức ăn, đồ uống.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số thực vật, động vật làm nguyên liệu, đồ dùng,… phục vụ đời sống con người

a. Mục tiêu: Thông qua quan sát ảnh, chỉ và nói được một số thực vật, động vật dùng làm nguyên liệu, đồ dùng,… phục vụ đời sống con người.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS quan sát các hình 1 – 10 ở trang 76, 77 SGK để trả lời câu hỏi: Thực vật và động vật được con người sử dụng vào những việc gì trong các hình?

Lưu ý: GV yêu cầu nêu được tên một số thực vật và động vật được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất, làm đồ dùng hoặc dùng vào các việc khác.

Gợi ý:

Hình

Thực vật, động vật được sử dụng

Làm ra các nguyên liệu, đồ dùng và một số việc khác

1

Cây bông

Quả bông dùng để sản xuất sợi bông, dệt vải

2

Da động vật (ví dụ: da bò)

Da bò dùng làm cặp da

3

Vật nuôi như chó, mèo,… Nhiều loại cây có hoa, lá đẹp

Thú cưng (chó, mèo,…)

Cây cảnh trang trí nhà cửa

4

Nhiều loại cây lấy gỗ

Thân gỗ làm bàn ghế

5

Cây gấc (quả gấc)

Quả gấc được dùng để sản xuất dầu gấc chứa nhiều vi-ta-min A giúp sáng mắt

6

Gan cá được dùng để sản xuất dầu gan cá chứa nhiều vi-ta-min A giúp sáng mắt

7

Ong mật

Mật ong chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng

8

Thân gỗ của thực vật

Thân gỗ làm khăn giấy

9

Cây cao su

Mủ cây cao su được dùng để sản xuất đệm cao su

10

Cây lá nón

Lá dùng để làm nón

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS các nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, đồ uống hợp lí

a. Mục tiêu: Nêu được cách sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, đồ uống hợp lí.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS quan sát hình bạn Hà và bạn cùng lớp ở trang 76 SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Nhận xét về cách sử dụng thức ăn của các bạn. Các bạn sử dụng thức ăn đã hợp lí chưa?

+ Các bạn/Em nên làm gì để không lãng phí thức ăn, đồ uống được chế biến như sau:

Biện pháp tránh lãng phí thức ăn, đồ uống được chế biến từ thực vật và động vật

Bước 2: Làm việc cả lớp

 

Mua vừa đủ thực phẩm cho gia đình

Nấu cơm vừa đủ cho gia đình

Thực phẩm mua trước sử dụng trước

Ăn rau, quả theo  mùa

 

 

 

 

 

 


- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các hS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và khen các bạn có câu trả lời tốt.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số thực vật, động vật ở địa phương em được sử dụng làm nguyên liệu, đồ dùng,… phục vụ đời sống con người

a. Mục tiêu: Nêu được một số thực vật, động vật ở địa phương nơi em sống được sử dụng làm nguyên liệu, đồ dùng,… phục vụ đời sống con người.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS các nhóm liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: Ở địa phương em, thực vật và động vật thường được sử dụng để làm gì?

- Tùy theo từng địa phương, GV có thể gợi ý cho HS liên hệ thực tế:

+ Làm đồ dùng gia đình: khảm trai trang trí đồ gỗ, lược sừng, chổi đót, chăn lông vũ, chiếu cói,…

+ Làm nguyên liệu sản xuất: làm thuốc, thực phẩm có lợi cho sức khỏe như sâm ngọc linh (Kon Tum), sâm bố chính (Quảng Bình),…; sản xuất lụa tơ tằm; sản xuất nấm rơm; sản xuất bát, đũa từ gáo dừa và thân cây dừa,…

+ Nhiều loại cây cảnh, thú cưng khác nhau: mèo, chim, cá cảnh, cây hoa, cây cảnh các loại.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS các nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.

 

Hoạt động 5: Nhận xét về một số cách sử dụng thực vật, động vật làm ra đồ dùng, nguyên liệu sản xuất và những việc khác

a. Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh ảnh, nhận xét về một số cách sử dụng thực vật, động vật làm ra đồ dùng và những việc khác. Đề xuất cách sử dụng thực vật, động vật hợp lí.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS quan sát và đọc thông tin trong các hình 1 – 3 ở trang 78 SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Nhận xét việc sử dụng thực vật và động vật của con người trong mỗi hình sau.

+ Hãy đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí.

Một số thông tin cho GV:

- Hình 1: Giấy được sản xuất từ bột gỗ (bột giấy). Bột gỗ chiếm khoảng 70% trong giấy, 30% còn lại là các thành phần phụ gia. Để có được một cuộn giấy vệ sinh cần 140 lít nước, 1,3kW điện và 0,4 kg gỗ. Mỗi ngày thế giới mất gần 30 000 cây để sản xuất giấy vệ sinh (theo https://psvstraws.com/, truy cập ngày 5/5/2022). Chính vì vậy đừng lãng phí giấy, dù là giấy vệ sinh.

- Hình 2: Trong tự nhiên, cây tam thất mọc hoang trong rừng. Rễ cây tam thất phình to thành củ, là vị thuốc quý. Hiện nay, tam thất bị khai thác cạn kiệt để lấy củ. Để bảo vệ nguồn gen quý và để có nguồn nguyên liệu sản xuất một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhiều nơi đã nhân giống và trồng cây tam thất trong các khu vực phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu để chúng có thể sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

- Hình 3: Gấu ngựa trước đây là loài gấu phổ biến ở Việt Nam. Do khai thác rừng bừa bãi, gấu ngựa mất nơi ở, đồng thời bị săn bắn kéo dài để lấy mật khiến cho gấu ngựa đang trên bờ vực tuyệt chủng. Người dân ưa dùng mật gấu, coi mật gấu là một loại thuốc quý, thậm chí coi là “thần dược chữa bách bệnh”. Vì vậy, gấu ngựa được nuôi nhốt trong các chuồng nuôi chật hẹp để lấy mật. Đây là việc làm tàn nhẫn, gây ra những đau đớn, tổn thương cho loài gấu. Ngày nay, y học phát triển, có nhiều loại thuốc tốt để chữa bệnh, mật gấu không phải là “thần dược”, do đó cần chấm dứt nạn săn bắn, nuôi nhốt gấu cũng như việc sử dụng, buôn bán mật gấu.

- GV hướng dẫn HS nhận xét về cách sử dụng thực vật và động vật trong gia đình và ở địa phương em theo gợi ý như bảng ở trang 78 SGK.

Gợi ý: (tùy theo từng địa phương, HS có thể kể thêm 2 – 3 cách sử dụng thực vật, động vật khác nhau):

Cách sử dụng thực vật, động vật

Hợp lí

Không hợp lí

Giải thích

Mua vừa đủ thực phẩm: thịt, cá, rau,… cho gia đình

X

 

Tránh lãng phí thực phẩm

Ăn thịt thú rừng

 

X

Nguy cơ lan truyền bệnh dịch, đồng thời làm cho nhiều loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng

Tiết kiệm giấy: sử dụng hết vở viết, làm kế hoạch nhỏ thu gom giấy đã sử dụng để tái chế

X

 

Bảo vệ môi trường

Trồng cây tam thất trong các khu vực có điều kiện phù hợp

X

 

Bảo tồn nguồn cây quý

Khai thác sâm ngọc linh bừa bãi

 

X

Lãng phí nguồn tài nguyên thực vật

Sử dụng mật gấu

 

X

Làm cho loài gấu có thể bị tuyệt chủng

Đốt rơm

 

X

Gây ô nhiễm môi trường

Sử dụng rơm để trồng nấm

X

 

Tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường

Gáo dừa, thân cây dừa được sản xuất thành bát, đũa,…

X

 

Sản phẩm thân thiện với môi trường, chống lãng phí

Thành lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia bảo vệ đa dạng sinh học (Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, Vườn quốc gia Cúc Phương…)

X

 

Bảo vệ đa dạng sinh học, báo vệ các loài thực vật, động vật quý như sâm ngọc linh, gấu chó, gấu ngựa, rùa biển, sâm cầm,…

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- HS các nhóm khác và GV nhận xét, bổ sung.

 

Hoạt động 6: Nói về những việc làm để sử dụng hợp lí thực vật, động vật và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện

a. Mục tiêu: Chia sẻ với mọi người những việc em đã làm để sử dụng thực vật, động vật hợp lí và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

Sử dụng giấy tiết kiệm

- Các nhóm cùng thảo luận, tổng hợp và đề xuất cách sử dụng hợp lí thực vật và động vật.

Gợi ý:

Biện pháp sử dụng hợp lí thực vật, động vật

Ăn rau, củ, quả, thịt cá,… theo mùa

Bảo vệ thực vật, động vật quý

Không để thừa thức ăn

Mua vừa đủ thực phẩm

Sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Các HS còn lại sẽ nhận xét phần trình bày của các nhóm.

- GV cho HS vẽ tranh hoặc viết khẩu hiệu về cách sử dụng hợp lí thực vật và động vật.

- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá tranh vẽ, khẩu hiệu của các nhóm.

 

* Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và nêu quan điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

- HS nhận xét.

 

 

- HS tích cực tham gia.

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 14: Sử dụng hợp lí thực vật và động vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận