Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 15: Cơ quan tiêu hóa

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài 15: Cơ quan tiêu hóa được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 15: CƠ QUAN TIÊU HÓA (3 TIẾT)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Về nhận thức khoa học

- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

- Nêu được chức năng của cơ quan tiêu hóa.

- Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • Làm thử nghiệm khám phá vai trò của răng, lưỡi, nước bọt trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.
  • Nhận biết được chức năng của cơ quan tiêu hóa qua hoạt động ăn uống và thải bã.

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

  1. Phẩm chất:

- Thực hiện được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 15.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học.

b. Cách thức thực hiện

- GV cho HS hát hoặc nghe một bài có nội dung về ăn uống (Ví dụ: bài Chiếc bụng đói của nhạc sĩ Tiên Cookie).

- Tiếp theo, Gv gọi một HS đọc lời con ong ở trang 83 SGK.

- Sau đó, GV yêu cầu một số HS phát biểu dự đoán xem thức ăn sau khi qua miệng sẽ đi đâu trong cơ thể.

- GV giới thiệu bài: Để biết được thức ăn sau khi qua miệng sẽ đi đâu trong cơ thể và những thức ăn đó sẽ được biến đổi như thế nào, chúng mình cùng học bài “Cơ quan tiêu hóa”.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu háo trên sơ đồ ở trang 83 SGK.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ trước lớp.

- Kết thúc Hoạt động 1, GV giúp HS chỉ được trên sơ đồ: cơ quan tiêu hóa gồm hai phần chính là ống tiêu hóa (gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn) và các tuyến tiêu hóa (gồm: tuyến nước bọt, gan tiết ra mật được chứa trong túi mật và tuyến tụy).

 

Hoạt động 2: Thực hành khám phá sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng

a. Mục tiêu: Làm thử nghiệm khám phá vai trò của răng, lưỡi, nước bọt trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- Mỗi HS trong nhóm đều nhận được một miếng bánh mì hoặc cơm và nhai kĩ trong khoảng một phút.

- Tiếp theo, nhóm trường điều khiển các bạn chia sẻ về:

+ Sự thay đổi độ cứng và vị của miếng bánh mì hoặc cơm trước và sau khi nhai.

+ Vai trò của răng, lười và nước bọt khi ăn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm mình. HS kahcs có thể bổ sung.

- Kết thúc Hoạt động 2, GV cho HS đọc lời con ong ở trang 85 SGK.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, ruột non và ruột già

a. Mục tiêu: Nêu được quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, ruột non, ruột già.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc cá nhân

- HS đọc thông tin và quan sát hình ở các khung số  1 – 3 ở trang 85 SGK.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV chiếu các khung số 1 – 3 ở trang 85 SGK lên bảng và gọi một số HS đọc to nội dung trong mỗi khung.

- Tiếp theo, GV giúp HS tóm tắt lại bốn giai đoạn của quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ quan tiêu hóa bao gồm:

1. Lấy vào: Nhai và nuốt thức ăn ở miệng qua thực quản.

2. Tiêu hóa: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột non.

3. Hấp thu: Lấy chất dinh dưỡng vào máu để nuôi cơ thể ở ruột non.

4. Thải ra: Loại bỏ các chất cặn bã ở ruột già ra ngoài cơ thể qua hậu môn.

- Kết thúc Hoạt dộng này, GV yêu cầu HS làm câu 2 của Bài 15 VBT.

 

Hoạt động 4: Xác định chức năng của cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: Nhận biết được chức năng của cơ quan tiêu hóa qua hoạt động ăn uống và thải bã. Nêu được chức năng của cơ quan tiêu hóa.

b. Cách thức thực hiện

- GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận ba câu hỏi 1, 2, 3 ở trang 86 SGK:

1. Kể về việc ăn uống hằng ngày của em.

2. Em có nhận xét gì về lượng thức ăn, đồ uống được đưa vào cơ thể và lượng chất cặn bã thải ra?

3. Cơ quan tiêu hóa có chức năng gì?

- Kết thúc Hoạt động 4, GV cho HS đọc kiến thức cốt lõi ở trang 86 SGK.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu về những việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: Trình bày được một số việc cần làm hoặc cần tránh để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc theo cặp

- HS quan sát các hình 1 – 3 ở trang 86 SGK và cùng nhau nói về các việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa trong mỗi hình.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp lên bảng chỉ vào từng hình và nói về các việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

- Tiếp theo, GV chốt lại kiến thức cho mục này.

Gợi ý:

+ Việc cần làm: Ăn đúng giờ (thể hiện qua nội dung ở hình 1: Chị nhắc em vào ăn cơm cho đúng giờ); Ăn chậm, nhai kĩ (thể hiện qua nội dung ở hình 2: Anh nhắc em phải ăn chậm, nhai kĩ).

+ Việc không nên làm: Không nên ăn no quá (thể hiện qua nội dung ở hình 3).

- Kết thúc Hoạt động 5, GV cho HS kể thêm việc làm có lợi hoặc có hại cho cơ quan tiêu hóa.

Gợi ý: Dưới đây là một số việc cần làm hoặc không nên làm khác:

+ Việc cần làm: ăn đủ bữa; thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao vừa sức, vào thời gian phù hợp,…

+ Việc không nên làm: cười đùa trong khi ăn; chạy nhảy ngay sau bữa ăn;…

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 6: Chơi trò chơi “Ghép thẻ chữ vào hình”

a. Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu tên, vị trí các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trên sơ đồ.

b. Cách thức thực hiện

- GV phát cho mỗi nhóm một sơ đồ cơ quan tiêu hóa và các thẻ chữ. Trong cùng một thời gian, nhóm nào gắn các thẻ chữ vào sơ đồ nhanh, đúng và đẹp là thắng cuộc.

Lưu ý: Sản phẩm của các nhóm được trưng bày trước lớp; GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh để tổ chức cho HS đánh giá, nhận xét lẫn nhau.

- Tiếp theo, GV yêu cầu một số HS lên trước lớp chỉ và nói đường đi của thức ăn trên sơ đồ cơ quan tiêu hóa.

- GV cho HS làm câu 1 của Bài 15 VBT.

- Kết thúc Hoạt động 6, GV cho HS đọc lời con ong và mục “Em có biết?” ở tràn 84 SGK.

 

Hoạt động 7: Chơi trò chơi “Hỏi – đáp”

a. Mục tiêu: Luyện tập và mở rộng hiểu biết về một số việc cần làm hoặc cần tránh để bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

- GV phổ biến cách chơi:

+ Cả lớp được chia thành hai đội. Đội trưởng lên bốc thăm xem đội nào được hỏi trước. Ví dụ: Đội 1 được hỏi trước sẽ cử người nêu câu hỏi, đội 2 cử người trả lời. Nếu trả lời đúng, đội 2 nêu câu hỏi để yêu cầu đội 1 trả lời.

+ Ngoài 3 câu “Hỏi – đáp” ở trang 87 SGK, các đội cần chuẩn bị thêm các câu “Hỏi – đáp” khác để đố đội bạn (Ví dụ: Vì sao không nên ăn quá no?).

+ Đội nào “hỏi” nhanh, “đáp” đúng và đưa thêm được nhiều câu hỏi hơn là thẳng cuộc.

- Tiếp theo, GV để thời gian cho HS các đội đọc và nhớ các câu “Hỏi – đáp” trong SGK và đặt thêm các câu “Hỏi – đáp” khác.

Bước 2: Tiến hành chơi

- Cả lớp cử ra 3 trọng tài để điều khiển và theo dõi các đội chơi.

- Kết thúc, GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

 

Hoạt động 8: Chia sẻ về sự cần thiết phải thay đổi thói quen trong ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hóa

a. Mục tiêu: HS có ý thức thay đổi thói quen trong ăn uống để bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

HS chia sẻ trong nhóm về một số thói quen ăn uống chưa tốt như ăn không đúng giờ, ăn quá no,… và giải thích lí do vì sao cần thay đổi.

Bước 2: Làm việc cả lớp

Một số HS xung phong chia sẻ về một số thói quen ăn uống mà các em cần thay đổi để bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

 

Hoạt động 9: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học để nhắc nhở các bạn không nên nói chuyện cười đùa trong khi ăn.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS nghiên cứu tình huống trong hình ở trang 87 SGK, sau đó cả nhóm thảo luận về cách sẽ đưa ra lười khuyên với các bạn.

- Nhóm trường phân vai và tổ chức tập đóng vai trong nhóm.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Một đến hai nhóm lên bảng đóng vai.HS nhóm khác và GV nhận xét, góp ý cho mỗi nhóm.

- Kết thúc hoạt động này, GV yêu cầu HS đọc lời con ong ở trang 87 SGK.

Lưu ý: GV và HS có thể đưa ra những tình huống khác cho phù hợp với thực tế của nhà trường.

 

* Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

- HS hát hoặc nghe các bài có nội dung về ăn uống.

 

- HS đọc rõ ràng.

 

 

- HS nêu quan điểm.

 

 

- HS lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS nêu ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia.

 

 

 

 

 

 

- HS nêu quan điểm.

 

- HS hoàn thành bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tích cực tham gia.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ với các bạn thói quen ăn uống chưa tốt và giải thích.

 

 

- HS tích cực nêu quan điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghiên cứu tình huống và thảo luạn nhóm.

 

 

 

- HS tham gia đóng vai.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.

 

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 15: Cơ quan tiêu hóa . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận