Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 cánh diều bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về nhận thức khoa học

- Kể được tên một số di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • Đặt được câu hỏi và thu thập, tổng hợp được thông tin về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
  • Giới thiệu được một số di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. Phẩm chất:

- Thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình trong SGK; tranh ảnh về di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên của Việt Nam; một số đồ dùng, phương tiện để HS đóng vai.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh ảnh về di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Hãy kể tên một số địa điểm em đã từng đến tham quan. 

- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.

 

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Khám phá di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam và địa phương

a. Mục tiêu: Kể được tên một số di tích lịch sử - văn hóa, cảnh

b. Cách thức thực hiện

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm) quan sát các hình 1 – 5 ở trang 53, 54 SGK để thực hiện các yêu cầu:

+ Nói về một số di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên của đất nước Việt Nam.

+ Trong những địa danh trên, địa danh nào là di tích lịch sử - văn hóa, địa danh nào là cảnh quan thiên nhiên?

- GV yêu cầu HS kể tên một số di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV hoàn thiện kết quả các nhóm.

- GV có thể giới thiệu thêm cho HS thông tin, hình ảnh về một số di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên ở Việt Nam và địa phương.

Hoạt động 2. Thảo luận những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan

a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm và không nên làm khi đi tham quan di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát các hình 1 – 3 ở trang 56, 57 SGK để thực hiện các yêu cầu:

+ Hãy nói những việc nên làm và những việc không nên làm trong mỗi hình.

+ Giải thích vì sao em lại chọn như vậy?

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

 

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

a. Mục tiêu: Đặt được câu hỏi và thu thập, tổng hợp được thông tin về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

b. Cách thức thực hiện:

* Bước 1: Đặt câu hỏi

- GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một địa danh (di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương).

- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở trang 54 SGK đặt câu hỏi để tìm hiểu về địa danh đã chọn. GV tùy thuộc vào trình độ mà hướng dẫn HS có thể đặt nhiều hay ít câu hỏi, không nhất thiết đặt cả 6 câu hỏi.

* Bước 2: Thu thập thông tin

- GV giao cho nhóm trưởng phân công HS trong nhóm thu thập thông tin trả lời cho các câu hỏi đã đặt ra.

- GV khuyến khích HS chọn những cách khác nhau để thu thập thông tin: đọc sách bảo, hỏi người lớn, tra cứu in-tơ-nét,… Nếu có điều kiện, GV có thể tổ chức cho HS đi tham quan.

* Bước 3: Tổng hợp thông tin

- GV yêu cầu từng thành viên trong nhóm báo cáo kết quả thu thập thông tin.

 

Hoạt động 2: Giới thiệu về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương

a. Mục tiêu: Giới thiệu được về một di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc cả lớp (GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh):

+ Mỗi nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm tại một vị trí trong lớp (được GV quy định).

+ Mỗi nhóm cử 1 HS luân phiên nhau ở lại để giải thích với các bạn đến tham quan sản phẩm của nhóm mình.

+ Các HS lần lượt đi tham quan các sản phẩm của các nhóm khác.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, yêu cầu HS trở về nhóm và bình chọn nhóm “Ấn tượng nhất” với các tiêu chí: Chọn đúng di tích lịch sử - văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương; Trình bày sáng tạo; Cách giải thích thuyết phục).

- GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, đồng thời, tuyên dương nhóm “Ấn tượng nhất”.

- GV yêu cầu nhóm “Ấn tượng nhất” trình bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp (nếu có thời gian).

Hoạt động 3: Xử lí tình huống

a. Mục tiêu:

- Biết xử lí tình huống phù hợp khi đi tham quan.

- Thể hiện sự tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ vệ sinh khi đi tham quan.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), từng cá nhân quan sát tình huống ở trang 57 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí.

- GV mời đại diện nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống trước lớp.

- GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.

- GV yêu cầu HS đọc lời con ong ở trang 57 và nhắc nhở HS thực hiện theo lời con ong: Chúng mình cùng tôn trọng di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và giữ gìn vệ sinh khi đi tham quan nhé!

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

 

- Một vài HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và thảo luận trả lời câu hỏi:

* Một số di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên Việt Nam:

+ Hình 1: Văn Miếu Quốc Tử Giám – Thủ đô Hà Nội.

+ Hình 2: Phố cổ Hội An – Tỉnh Quảng Nam.

+ Hình 3: Bến Nhà Rồng – Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Hình 4: Vịnh Hạ Long – Tỉnh Quảng Ninh.

+ Hình 5: Động Thiên Đường – Tỉnh Quảng Bình.

* Phân loại địa danh:

+ Di tích lịch sử - văn hóa: Hình 1, 2, 3.

+ Cảnh quan thiên nhiên: Hình 4, 5.

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ và kể thêm nhiều tên.

 

- Đại diện nhóm lên trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

- HS quan sát và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp và thực hiện yêu cầu:

+ Hình 1: Việc nên làm: xếp hàng ngay ngắn nghe hướng dẫn viên thuyết trình về di tích lịch sử vì để tránh mất trật tự, ổn định hàng lối khi đứng trước di tích lịch sử thiêng liêng.

+ Hình 2: Việc không nên làm: sờ tay vào hiện vật vì để bảo quản di tích lịch sử, hiện vật quốc gia.

+ Hình 3: Việc nên làm: vứt hết rác thải vào túi trên biển vì để giữ gìn vệ sinh du lịch biển, cảnh quan thiên nhiên.

 

- Đại diện một số cặp lên trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS mỗi nhóm chọn một địa danh theo yêu cầu.

 

- GV quan sát sơ đồ gợi ý và đặt câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trong nhóm thu thập thông tin theo phân công của nhóm trưởng.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS báo cáo kết quả, trao đổi trong nhóm để tổng hợp thông tin và xây dựng báo cáo của nhóm mình về địa danh đã chọn.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cả lớp theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS bình chọn nhóm “Án tương nhất” dựa trên các tiêu chí đưa ra.

 

 

- HS lắng nghe và vỗ tay chúc mừng

- Nhóm “Ấn tượng nhất” trình bày trước lớp, HS còn lại lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm HS thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện nhóm đóng vai trước lớp, HS khác quan sát và đưa ra nhận xét

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS đọc và ghi nhớ thực hiện.

 

 

 

 

- HS nhắc lại kiến thức.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 11: Di tích lịch sử - văn hóa và cảnh quan thiên nhiên . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận