Danh mục bài soạn

Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng

Giáo án Tự nhiên Xã hội 3 Cánh diều bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Tự nhiên Xã hội chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

 

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 13: CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐỘNG VẬT VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG (3 TIẾT)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Về nhận thức khoa học

- Sử dụng được hình có sẵn để chỉ được tên và chức năng của một số bộ phận của động vật.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù

  • So sánh được đặc điểm cấu tạo của một số động vật khác nhau.
  • Biết cách phân loại động vật dựa vào một số tiêu chí như đặc điểm của lớp bao phủ cơ thể, cách di chuyển,…

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác; tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

  1. Phẩm chất

- Tìm ra được điểm chung về đặc điểm lớp bao phủ cơ thể, cách di chuyển,… để phân loại chúng theo những đặc điểm đó.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT tự nhiên và xã hội 3.
  • Thiết bị dạy học: các hình ảnh trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 13.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS để dẫn dắt vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện

- HS chơi trò chơi “Đố bạn?”:

+ Mỗi HS chuẩn bị hai câu đố về các con vật.

+ GV có thể mời 5 – 6 HS lên bảng chơi trò chơi. Lần lượt các HS đưa ra câu đố, HS khác trả lời. Ai trả lời đúng nhiều câu đố được cả lớp vỗ tay khen.

Ví dụ: Con gì ăn no, bụng to mắt hịp, mồm kêu ụt ịt? (Con lợn); Con gì mắt hồng, lông trắng, tai dài, đuôi ngắn? (Con thỏ);…

- Sau khi HS chơi trò chơi, GV dẫn dắt vào bài học.

 

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bộ phận bên ngoài của động vật và chức năng của chúng

a. Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh ảnh, chỉ và nói được tên một số bộ phận bên ngoài của động vật. Nêu được chức năng của các bộ phận.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS quan sát các hình 1 – 3 ở trang 71 SGK để trả lời các câu hỏi:

+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của con vật trong các hình.

+ Nêu chức năng một số bộ phận của các con vật.

(Nếu có điều kiện, GV cho HS xem video về động vật để quan sát một số bộ phận bên ngoài của cơ thể động vật và chức năng của chúng.)

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Một số HS lên bảng, chỉ vào hình và chia sẻ về tên bộ phận và chức năng của các bộ phận đó.

Gợi ý:

+ Động vật có các giác quan giúp chúng nhận biết được thế giới xung quanh: mắt để nhìn, mũi để ngửi, tai để nghe, lưỡi để nhận biết vị thức ăn, da để cảm nhận nóng lạnh,…

+ Động vật có các bộ phận như chân, vây, cánh,… giúp di chuyển.

+ Động vật có lớp bao phủ bên ngoài cơ thể như lông vũ, lông mao, vỏ cứng, vảy,… giúp bảo vệ cơ thể.

- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

- GV giải thích thêm: Cơ thể động vật vô cùng đa dạng. Nhiều loài động vật có những bộ phận rất đặc biệt và khả năng đặc biệt. Chẳng hạn, mũi của chó béc-giê có khả năng ngửi mùi rất giỏi nên con người đã sử dụng chúng để truy tìm tội phạm, tìm người gặp nạn,… Con báo châu Phi chạy nhanh như gió, khi cần truy đuổi con mồi, chúng có thể chạy nhanh như một chiếc ô tô,… Mắt đại bàng rất tỉnh, từ trên cao chúng có thể phát hiện ra con chuột dưới mặt đất,…

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 2: So sánh đặc điểm cấu tạo cơ thể một số động vật

a. Mục tiêu: So sánh được đặc điểm lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của một số con vật.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- HS thảo luận, nhận xét, so sánh về lớp bao phủ và cơ quan di chuyển của một số con vật trong các hình 4 – 7 ở trang 72, 73 SGK.

Gợi ý:

Đặc điểm

Con cua biển

Con mèo

Con cá vàng

Con chim bồ câu

Lớp bao phủ

Vỏ cứng

Lông mao

Vảy

Lông vũ

Cơ quan di chuyển

Chân bò và chân bơi

Chân

Vây

Chân và cánh

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. Mỗi nhóm chỉ so sánh một đặc điểm lớp bao phủ hoặc cơ quan di chuyển.

- GV mời một số HS kể tên một số con vật mà em yêu thích và so sánh đặc điểm bên ngoài của chúng.

(Nếu có điều kiện, GV chiếu lên bảng hình ảnh một số con vật hoặc sử dụng thẻ hình con vật cho HS so sánh đặc điểm cấu tạo bên ngoài.)

- GV có thể gợi ý một số con vật quen thuộc như: ếch, rùa, cá rô phi, cá mè, gà, vit, lợn, dê, cừu,…

- HS khác góp ý, bổ sung. GV nhận xét và chốt lại kiến thức:

+ Lớp bao phủ ở các loài động vật khác nhau thì khác nhau. Cơ thể nhiều loài cá như cá chép, cá rô phi, cá vàng,… được vảy bao phủ; Cơ thể các loài chim như gà, vịt, bồ câu,… được lông vũ bao phủ; Cơ thể nhiều loài thú nhưu chó, mèo, bò, lợn,… được lông mao bao phủ; Cơ thể tôm, cua được lớp vỏ cứng bao phủ,…

+ Cơ quan di chuyển của các loài động vật khác nhau cũng khác nhau: Cá bơi bằng vây và đuổi; Các loài thú như chó, mèo, trâu, bò, lợn,… đi bằng chân; Nhiều loài chim có cả chân để đi và cánh để bay,…

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà sưu tầm hình ảnh của một số con vật để tiết sau học về phân loại động vật

 

Hoạt động 3: Phân loại động vật dựa trên lớp bao phủ cơ thể và cách di chuyển

a. Mục tiêu: Biết cách phân loại động vật dựa trên lớp bao phủ cơ thể và cách di chuyển.

b. Cách thức thực hiện

Bước 1: Làm việc nhóm

- GV phóng to các hình 1- 9 ở trang 73, 74 SGK treo trên bảng, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét, thảo luận về lớp bao phủ cơ thể và cách di chuyển của các con vật trong các hình.

Gợi ý:

Hình

Tên con vật

Lớp bao phủ cơ thể

Cách di chuyển

1

Con cá rô

Vảy

Bơi

2

Con bò

Lông mao

Đi

3

Con tôm

Vỏ cứng

Bơi

4

Con chim đại bàng

Lông vũ

Bay

5

Con ghẹ

Vỏ cứng

Bơi

6

Con hổ

Lông mao

Đi

7

Con gà

Lông vũ

Đi

8

Con rắn

Vảy

Trườn

9

Con chim sẻ

Lông vũ

Bay

- Các nhóm sử dụng giấy A2, kẻ bảng theo gợi ý ở trang 74 SGK, điền tên các con vật vào các bảng sao cho phù hợp.

Gợi ý:

Phân loại động vật theo lớp bao phủ cơ thể

Nhóm động vật có vỏ cứng

Nhóm động vật có vảy

Nhóm động vật có lông vũ

Nhóm động vật có lông mao

Con tôm, con ghẹ

Con cá rô, con rắn

Con chim đại bàng, con gà, con chim sẻ

Con bò, con hổ

Phân loại động vật theo cách di chuyển

Nhóm động vật di chuyển bằng cách đi

Nhóm động vật di chuyển bằng cách bơi

Nhóm động vật di chuyển bằng cách bay

Nhóm động vật di chuyển bằng cách trườn

Con bò, con hổ, con gà

Con cá rô, con ghẹ, con tôm

Con chim đại bảng, con chim sẻ

Con rắn

Bước 2 Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm treo các bảng phân loại lên bảng và trình bày kết quả làm việc trước lớp. Các nhóm nêu ra nhóm con vật có lớp bao phủ giống nhau, cách di chuyển giống nhau.

- GV yêu cầu HS nêu tên một số con vật khác, bổ sung vào nhóm các con vật cho phù hợp.

- Nếu hS có sưu tầm hình ảnh cac con vật (GV đã giao nhiệm vụ từ tiết trước), GV cho HS ghép thêm các hình ảnh con vật vào các nhóm phân loại cho phù hợp.

- HS các nhóm khác và GV nhận xét, đánh giá.

- Nếu HS không sưu tầm hình ảnh một số con vật, GV có thể cho HS vẽ tranh về một số con vật có đặc điểm chung về lớp bao phủ cơ thể hoặc cách di chuyển.

 

* Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

- HS lắng nghe và tích cực tham gia.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lên bảng và nêu quan điểm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhận xét và trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi chú nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày kết quả.

 

 

 

 

- HS sưu tầm hình ảnh.

 

 

- HS nhận xét.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án TNXH 3 Cánh diều bài 13: Các bộ phận của động vật và chức năng của chúng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án tự nhiên xã hội 3 Cánh diều. Phần trình bày do Nhi Nhi TK tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận