Danh mục bài soạn

Tải giáo án Tiếng việt 4 cánh diều Bài 3 Chia sẻ và Đọc 1: Cau

Giáo án Tiếng việt 4 Cánh diều Bài 3 Chia sẻ và Đọc 1: Cau được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ: MĂNG NON

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

(15 phút)

 

  1. Giải ô chữ (BT1)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: GV hướng dẫn cách giải ô chữ

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu cả lớp quan sát ô chữ, nghe 1 HS đọc to, rõ yêu cầu của trò chơi.

- GV gắn/ chiếu lên bảng BT Ô chữ; hướng dẫn cả lớp cùng làm mẫu dòng 1 trong SGK – chọn từ thích hợp với dòng 1 theo gợi ý. Cách làm:

+ 1 HS đọc to lời gợi ý: Nói … không sợ mất lòng.

+ 1 HS phát biểu. GV ghi (hoặc chiếu) từ THẬT vào các ô trống ở dòng 1 theo hàng ngang (nhắc HS mỗi ô trống chỉ ghi 1 chữ cái in hoa, đánh dấu vào thanh chữ có dấu thanh).

- GV nhắc lại các bước làm BT: Đọc gợi ý → Phán đoán từ ngữ → Ghi từ ngữ vào các ô → Sau khi điền hết các từ vào các hàng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở cột dọc in màu xanh.

Hoạt động 2: Học sinh thảo luận, giải ô chữ

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen với chủ điểm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS trao đổi nhóm để HS ôn lại và thực hiện đúng BT giải ô chữ.

- GV phát cho 2 cặp HS 2 phiếu khổ to phô tô BT.

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Các từ/ tiếng ở hàng ngang: thật, rách, ruột, măng, giữ, thật, thẳng, dự, cây.

+ Từ mới xuất hiện ở cột dọc (màu xanh): trung thực.

- GV nêu thêm câu hỏi:

+ Nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ nói về điều gì?

+ Em hiểu “trung thực” là thế nào?

 

- GV nhận xét, khen HS và dẫn vào bài học.

 

 

 

 

- HS quan sát, đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào VBT.

- Hai cặp HS làm bài trên phiếu rồi gắn bài lên bảng lớp. Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả giải ô chữ (đọc từ/ tiếng ở từng hàng, đọc từ ở cột dọc in màu xanh). Tiếp đến đại diện nhóm 2.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

+ Sự trung thực, thẳng thắn.

+ HS trả lời tự do theo hiểu biết của em.

- HS tập trung lắng nghe.

  1. Tìm thêm từ có tiếng trung (BT2)

HS tìm thêm một số từ. Có thể dùng hình thức “truyền điện”. VD: trung thành, trung hiếu, trung kiên, trung dũng, trung nghĩa,…

  1. Giáo viên giới thiệu chủ điểm

Trong Bài 3, chúng ta sẽ học về chủ điểm Như măng mọc thẳng. Chúng ta sẽ tìm hiểu những bài thơ, chuyện kể ca ngợi một đức tính tốt đẹp của con người, đó là sự chính trực, thẳng thắn. Đây là một đức tính rất đáng quý mà mỗi con người chúng ta cần vun đắp.

 

ĐỌC 1: CAU

(55 phút)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc 75 – 80 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 3.
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Miêu tả hình dáng, ích lợi của cây cau, thông qua đó, ngụ ý ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu.

Năng lực văn học:

  • Biết bày tỏ sự yêu thích với những từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, nhân ái (yêu thương mọi người, quan tâm, chăm sóc và bảo vệ cây cối quanh em).
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi học tập.
  1. Hình thức tổ chức dạy học
  • Hoạt động độc lập, hoạt động nhóm, hoạt động lớp.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Tiếng Việt 4, tập một.
  • Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
  • Giấy A0 (4 tờ), giấy A4 (20 tờ).
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Tiếng Việt 4, tập một.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài

- GV nói lời giới thiệu chủ điểm và bài đọc.

- GV ghi tên bài học: Đọc 1 – Cau.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện cách ngắt nghỉ đúng ở các câu.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 cánh diều, soạn mới giáo án tiếng việt 4 cánh diều công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 cánh diều Bài 3 Chia sẻ và Đọc 1: Cau
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 cánh diều Bài 3 Chia sẻ và Đọc 1: Cau . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Tiếng Việt 4 cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận