Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Bài soạn văn 6 tập 1: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay Tu nhieu nghia va hien tuong chuyen nghia cua tu hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?

Câu 2: Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó?

Câu 3: Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa:

a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa - cưa gỗ.

b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi - một gánh củi

Câu 4:  Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG”

Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. (1)Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng, ... Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thế người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”. (2) Nhưng các cụm từ nghỉ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang di, ... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

a. Tác giả đoạn trích nêu lên mấy ý nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?

b. Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:

  • Ăn cho ấm bụng.
  • Anh ấy tốt bụng.
  • Chạy nhiều, bụng chăn rất săn chắc.

Phần II. Soạn siêu ngắn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1:

a. Mắt

  • Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn.
  • Nghĩa chuyển:
    • chỗ lồi lên mang chồi, ở một số loài cây
    • bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ.
    • Trung tâm của một cơn bão.

b. Tai

  • Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu dùng để nghe.
  • Nghĩa chuyển:
    • bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai.
    • điều không may bất ngờ xảy tới (tai tiếng).

c. Mũi

  • Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, trong đó có phần phía trước của hai lỗ dùng để thở.
  • Nghĩa chuyển:
    • Phần nhọn hoặc nhọn một vật.
    • Phần đất nhọn nhô ra biển.

Câu 2:

  • Lá: lá phối, lá gan, lá lách, lá mỡ.
  • Quả: quả tim, quả thận
  • Búp: búp ngón tay.

Câu 3:

a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:

  • cá rán – rán cá
  • cái điện thoại – hãy điện thoại ngay cho cô ấy
b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
  • nắm cơm  - một nắm cơm
  • rán trứng - một đĩa trứng rán

Câu 4: Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng

  • (1) là một bộ phận cơ thể.
  • (2) nói đến tính cách mỗi người.

b. Nghĩa của từ bụng:

  •  Ấm bụng: từ “bụng” là nghĩa gốc .
  • Tốt bụng: từ “Tốt bụng” là nghĩa chuyển.
  • Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: từ “Bụng chân" nghĩa chuyển.

Phần III. Soạn chi tiết bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Câu 1:

Đầu:
  • Nghĩa gốc: bộ phận chứa não bộ ở trên cùng: đầu người, đầu cá,…
  •  Nghĩa chuyển: Bộ phận ở trên cùng, đầu tiên: đầu bảng, đầu danh sách, đầu sổ,…
 Cổ: 
  • Nghĩa gốc: bộ phận giữa đầu và chân: cổ cò, cổ hươu,…
  • Nghĩa chuyển:
  •  Bộ phận của sự vật: cổ chai, cổ lọ,…
  •  Chỉ sự sợ hãi: rụt cổ rùa, so vai rụt cổ,…

Mắt:

  • Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng.
  • Nghĩa chuyển:
    • chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây: mắt tre,..
    • bộ phận giống hình những con mắt ở một số loại quả: mắt dứa, mắt na..
    • Trung tâm của một cơn bão: mắt bão...

Tai

  • Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe
  • Nghĩa chuyển: bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai: tai cốc, tai chén
  • điều không may bất ngờ xảy tới: tai tiếng

Câu 2:

Dùng bộ phận của cây cối để chỉ bộ phận cơ thể người.

  • Lá: lá phổi, lá gan, lá mỡ,…
  • -Quả: quả tim, quả thận..
  • Hoa: hoa tay.
  • Búp: búp ngón tay.
  • Bắp chuối: bắp tay, bắp chân
  • Buồng chuối: buồng trứng

Câu 3:

a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động:

  • cá rán –> rán cá
  • cái điện thoại –> hãy điện thoại ngay cho cô ấy
  • cái quạt –> bà quạt ru em ngủ
  • hộp sơn ⟶ sơn cửa;

  • cái bào ⟶ bào gỗ

b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị:
  • nắm cơm  - năm nắm cơm
  • rán trứng - một đĩa trứng rán
  • bó rau - chục bó rau

Câu 4:

Tác giả nêu hai nghĩa của từ bụng:

  •   Là một bộ phận cơ thể của người hoặc động vật chứa dạ dày.
  •   Nói đến tính cách, lòng dạ bên trong con người.
  • Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung.

b. Nghĩa của từ bụng trong một số trường hợp sử dụng:

  • Ăn cho ấm bụng: từ “bụng” là nghĩa gốc ( bụng: bộ phận cơ thể người, động vật chứa ruột và dạ dày)
  • Bác ấy rất tốt bụng: từ “Tốt bụng” là nghĩa chuyển (lòng dạ con người,bụng: biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người và người).
  • Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: từ “Bụng chân” là nghĩa chuyển (bụng: phần phình to ra ở một số động vật và người, giữa bàn chân và gối).

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn văn 6 siêu hay bài:Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận