Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bài soạn văn 6 tập 1: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay Chan, Tay, Mat, Mieng hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1: Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?

Câu 2: Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví dụ cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nhắc lại định nghĩa “Truyện ngụ ngôn” và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.

Phần II. Soạn siêu ngắn bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Câu 1:

Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc nhưng Mệng lại ngồi ăn không.

Câu 2:

  • Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ chúng ta bài học ý nghĩa:
    • Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói về các tổ chức trong xã hội.
    • Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
    • Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với nhau.
    • Câu chuyện là lời khuyên thiết thực đối với mọi người: “Một người vì mọi người”. 

Câu 1( luyện tập):

  • Định nghĩa của truyện ngụ ngôn là: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí, khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • Tên các truyện ngụ ngôn ta đã học là: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Phần III. Soạn chi tiết bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Câu 1:  

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không.

  • Cô Mắt phải luôn nhìn.
  • Cậu Tay, cậu Chân phải luôn hoạt động, làm việc.
  • Bác Tai phải luôn lắng nghe.
  • Theo họ lão Miệng không làm gì cả chỉ ngồi ăn không.

Vì vậy, họ quyết định không làm gì để xem lão Miệng có sống được không.Tất cả đã đi đến nhà lão Miệng để trút những nỗi bất bình lên đầu lão.

Câu 2:

Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví dụ cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người hãy sống đoàn kết, mỗi người nên làm tốt công việc của họ thì mới đạt được thành công.

  • Từ khi có cô Mắt, cậu Tai, cậu Tay, bác Tai quyết định không làm gì nữa để mặc cho lão Miệng tự lo lấy mà sống. Hai ngày, ba ngày bọn họ thấy mệt mỏi rã rời không thể cất mình lên được. Đến ngày thứ bảy cả bọn không thể chịu đựng được nữa đã mệt mỏi họp nhau lại, bác Tai đã chỉ ra sự sai lầm của mọi người và sự quan trọng của lão Miệng. Lão Miệng cũng có công việc của mình : nhai thức ăn và nhờ có lão Miệng có nhai thức ăn thì mọi người mới khỏe và có sức làm việc được.
  • Từ mối quan hệ này, truyện nhằm đưa đến cho con người nhiều bài học ý nghĩa:
    • Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người, về cách thức tổ chức trong tập thể.
    • Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể có người này mà thiếu đi người kia. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các tổ chức và cá nhân cần hợp tác, gắn bó với tập thể của mình để cùng nhau phát triển.
    • Đó cũng lời khuyên cho mọi người về cách đối xử khôn ngoan đối với mọi người: “Một người vì mọi người”. Mỗi hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn ảnh hưởng đến cả tập thể.

Câu 1( luyện tập):

  • Định nghĩa của truyện ngụ ngôn là: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí, khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  • Tên các truyện ngụ ngôn ta đã học là: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Soạn văn 6 siêu hay bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, Soạn siêu hay bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận