Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Con rồng cháu tiên

Bài soạn văn 6 tập 1: Con rồng cháu tiên cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay con rong chau tien tech12h. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Câu 2: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có điều gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

Câu 3: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.

Câu 4: Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc thêm phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa đó hơn.

Câu 1(luyện tập): Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam, cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng, cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?

Câu 2 (luyện tập): Hãy kể diễn cảm chuyện “Con rồng cháu tiên”.

Phần II. Soạn siêu ngắn bài con rồng cháu tiên

Câu 1: Những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ là:

  • Lạc Long Quân: Nòi Rồng, con trai thân Long Nữ, có nhiều phép lạ
  • Âu Cơ: Nòi tiên, con Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần

Câu 2: 

  • Việc sinh nở kì lạ của Lạc Long Quân và Âu Cơ là: Đẻ ra 100 bọc trứng rồi sinh ra 100 người con
  • Chia con: 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi
  • Theo truyện, người Việt là con cháu của Rồng Tiên.

Câu 3: 

  • Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là chi tiết không có thật, chỉ mang yếu tố thần linh
  • Chi tiết tưởng tượng kì ảo giúp tăng tính hấp dẫn của truyện và tự hào về nòi giống.

Câu 4: Ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên là:

  • Nâng cao ý thức, tự hào nòi giống dân tộc Việt
  • Mong muốn tình đoàn kết, keo sơn giữa các dân tộc trên đất nước vì cùng máu mủ

Câu 1 (luyện tập): Một số truyện cũng có ý nghĩa giải thích nguồn gốc tương tự là:

  • Truyện Quả trứng thiêng của dân tộc Mường
  • Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

Câu 2 (luyện tập): Kể lại diễn cảm câu chuyện cần lưu ý:

  • Cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể:
    • Từ “Ngày xưa” đến “hiện lên” kể bằng giọng trầm.
    • Từ “Bấy giờ” đến “điện Long Trang” kể bằng giọng hồi tưởng, đến “như thần” thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể “Thế rồi…” chuyển sang giọng cao hơn.
  • Lời nói nhân vật:
    • Lời nói của Lạc Long Quân khẳng khái rõ ràng 
    • Lời Âu Cơ dịu dàng, nhẹ nhàng.

Phần III. Soạn chi tiết bài con rồng cháu tiên

Câu 1: Trong câu chuyện Con rồng cháu tiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều chi tiết thể hiện tính chất lạ kì, lớn lao, đẹp đẽ của hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ về nguồn gốc và hình dạng. Cụ thể đó là:

  • Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ, mình rồng, sống được cả dưới nước và trên cạn. Lạc Long Quân có nhiều phép lạ, trong một lần lên cạn Thần đã giúp dân diệt trừ yêu quái.
  •  Ngược lại, Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi),  xinh đẹp tuyệt trần. Gặp gỡ yêu thương Lạc Long Quân và thành vợ chồng Sinh ra bọc nở trăm người con trai khỏe mạnh, tuấn tú.

Câu 2: Theo truyện này thì việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ. Một vị thần luôn sống dưới nước lại đem lòng yêu thương và kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Chẳng bao lâu, Âu Cơ sinh nở. Thế nhưng, không như bao người phụ nữ khác, nàng đã có mang và sinh ra một bọc trứng, sau đó mới nở ra 100 con. Vì trước đây chỉ sống dưới nước nên Lạc Long Quân không thể sống được trên cạn nên họ đành phải chia tay nhau, 100 đứa con được chia làm hai, 50 con theo mẹ lên chốn non cao, 50 người con theo cha về ven biển để chiếm lĩnh các vùng đất, mở rộng nơi cư trú, làm ăn, để cho gia đình tương lai thành dân tộc, đất nước. Đặc biệt có việc gì (chiến tranh, thiên tai…) thì giúp đỡ lẫn nhau dễ hơn.

Như vậy, thông qua câu chuyện này thì người Việt Nam ta là con cháu của vị thần nòi Rồng là Lạc Long Quân và của bà Âu cơ nòi giống Tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào của người Việt.

Câu 3: 

  • Đọc truyện này ta thấy có sử dụng các chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Và theo em, chi tiết tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật, dùng các yếu tố thần linh, lạ thường với mục đích nhất định. Các chi tiêt này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
  • Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò quan trọng trong việc tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của hai nhân vật chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ngoài ra, nó còn chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và rất đáng tự hào. Thông qua câu chuyên muốn nhắn nhủ các thế hệ người Việt đời sau phải luôn tôn kính và tự hào về những gì mà tổ tiên đã để lại. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Câu 4: Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:

Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Những ai đã khuất

Những ai bây giờ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người ai trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm dâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ…

(Đất nước – Trường ca mặt đường khát vọng)

Câu 1 (luyện tập): Theo em biết, trong kho tàng truyện Việt Nam, bên cạnh truyện Con Rồng cháu tiên còn có rất nhiều các truyện khác của các dân tộc khác cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện quả trứng thiêng của dân tộc Mường hay truyện quả bầu mẹ của dân tộc Khơ Mú.

Tất cả những truyện này có nội dung cơ bản đều giống nhau. Điều này khẳng định lại về nguồn gốc của các dân tộc, khẳng định về tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong một nước. Mỗi dân tộc một màu sắc, và đó là sự giao thoa, sự gặp gỡ về nền văn hóa giữa các dân tộc.

Câu 2 (Luyện tập): Kể lại diễn cảm truyện Con rồng cháu tiên

Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống dưới biển Đông. Thần thân hình rồng, sức khỏe phi thường có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

   Âu cơ là một tiên nữ, dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Một hôm, nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng đã tìm đến thăm. Tình cờ, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

   Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

   Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi Lạc Long Quân về và than thở:

   - Sao chảng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

   Lạc Long Quân ân cần giải thích:

   - Ta vốn nòi Rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng Tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

   Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc hầu, Lạc tướng). Con trai vua gọi là lang, con gái vua gọi là Mệ Nàng (Mị Nương). Vua cha chết, con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

   Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng, cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Từ khóa tìm kiếm google:

sọan văn 6 siêu hay, soạn con rồng cháu tiên siêu hay, ngữ văn 6 con rồng cháu tiên, soạn con rồng cháu tiên mới nhất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Con rồng cháu tiên . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận