Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài:Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Bài soạn văn 6 tập 1:Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay chu de va dan bai trong van tu su hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi:

PHẦN THƯỞNG

Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng tiến nhà vua. Ông ta tìm đến cung điện và nhờ các quan trong triều bảo làm cách nào gặp được nhà vua. Một trong các quan hỏi ông ta cần gặp vua để làm gì. Người nông dân bèn kể lại chuyện muốn dâng viên ngọc quý.

Vị quan nọ bảo:

- Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điền kiện anh phải chia cho tôi một nửa phần thưởng của nhà vua. Nếu không thì thôi!

Người nông dân đồng ý, và viên quan nọ dẫn ông ta vào cung vua. Vua cầm lấy viên ngọc và bảo:

- Thế anh muốn ta thưởng cho anh cái gì bây giờ?

Người nông dân bèn thưa:

- Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi.

Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.

(Lép Tôn-xtôi, Vũ Văn Tôn dịch)

a. Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch dưới câu văn thể hiện sự việc đó.
b. Hãy chỉ ra ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
c. Truyện này với truyện về Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?
d. Sự việc trong Thân bài thú vị ở chỗ nào?

Câu 2: Đọc lại các bài Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?

Phần II. Soạn siêu ngắn bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Câu 1:

  • Chủ đề truyện nhằm:
    • Khen ngợi sự thông minh, dũng cảm của người nông dân.
    • Chế giễu lũ quan lại.
  • Sự việc : người nông dân xin vua cho thưởng 50 roi và xin mỗi người chịu một nửa.
  • Câu văn thể hiện: Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…

b. Bố cục :

  • Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý..."
  • Thân bài:  Tiếp đến…”hai mươi nhăm roi”.
  • Kết luận: "Nhà vua bật cười..."

c. So với bài về Tuệ Tĩnh:

  • Giống nhau: bố cục ba phần.
  • Khác nhau:
    • Truyện về Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức.
    • Truyện Phần thưởng chế giễu lũ quan lại.
    • Kết bài của Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở; kết bài truyện Phần thưởng kịch tính hơn.

d. Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân đề nghị Phần thưởng.

Câu 2:

 

  • Hai mở bài đã giới thiệu được câu chuyện sắp xảy ra:
    • Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén rể cho con.
    • Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân cho mượn thanh gươm thần.
  • Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện.
    • Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ.
    • Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm - Hoàn Kiếm.

Phần III. Soạn chi tiết bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự

Câu 1:

a.

  • Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế diễu:
    • Truyện biểu dương sự thông minh, tinh thần cam đảm của người nông dân dám tố cáo bọn quan lại và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại quấy nhiễu nhân dân.
    • Chế giễu, phê phán lũ quan lại hành sách, quấy nhiễu nhân dân, tham nhũng và dốt nát.
  • Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề đó trong bài Phần thưởng là: người nông dân xin vua thưởng 50 roi và xin mỗi người chịu một nửa.
  • Câu văn thể hiện việc này là: người nông dân "Xin bệ hạ thưởng cho hạ thần năm mươi roi…"

b. Bố cục của truyện Phần Thưởng là:

Ta có thể chia bố cục thành ba phần

  • Phần đầu mở bài là : "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua."
  • Phần hai thân bài là:  Tiếp đến…”hai mươi nhăm roi”.
  • Phần ba kết luận là: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp."

c. Giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề cho với bài Tuệ Tĩnh là:

  • Cả hai bài đều giống nhau ở bố cục ba phần có mở bài, thân bài, kết bài.
  • Khác nhau về chủ đề của cả hai tác phẩm:
    • Truyện về Tuệ Tĩnh với chủ đề ca ngợi y đức, phẩm chất của bậc lương y Tuệ Tĩnh.
    • Truyện Phần thưởng với chủ đề chế giễu lũ quan lại ngu dốt, tham lam khiến cho nhân dân trăm bề khổ cực.
    • Về kết bài của truyện Tuệ Tĩnh có ý nghĩa gợi mở về phần kết và còn kết bài truyện Phần thưởng gay cấn hơn, truyện kết thúc ngay ở phần cao trào nhất trong diễn biến sự việc. Gợi cho người đọc sự thích thú, tò mò.
    • Nếu như truyện về Tuệ Tĩnh tính kịch tính của truyện thể hiện ngay ở đầu truyện thì ở truyện Phần thưởng tính bất ngờ lên tới đỉnh điểm lại tập trung ở cuối truyện.

d. Câu chuyện của truyện Phần thưởng thú vị ở sự việc người nông dân lại đề nghị phần thưởng là 50 cái roi. Khi nhắc đến quà tặng, phần thưởng người ta nghĩ ngay đến những món quà tối, có lợi cho người được tăng.

Thế nhưng cái roi không những không phải phần thưởng, mà con gây đau đớn cho người được tặng. Tên quan không ngờ người nông dân lại xin “sự ban ơn” oái ăm như vậy để trừng trị hắn.

 Sự việc này vừa bất ngờ, tạo kịch tính cho câu chuyện, vừa cho thấy sự thông minh, hóm hỉnh của nhân vật bác nông dân, cũng chính trong sự việc bộc lộ chủ đề của truyện.

Câu 2:

  • Hai mở bài đã giới thiệu được sự việc sắp xảy ra thể hiện nội dung của tác phẩm:
    • Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: Vua Hùng muốn kén chọn cho gái là Mị Nương một người chồng xứng đáng
    • Truyện Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quân quyết định cho mượn thanh gươm thần để dẹp giặc trả lại thái bình cho đất nước.
  • Hai kết bài đều đưa ra sự việc kết thúc câu chuyện thế hiện ý nghĩa của tác phẩm:
    • Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích về hiện tượng bão lụt theo nhận thức của người Việt cổ: "Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước dựng lũ, sóng vẫn thất bại trước Thần Núi đành rút quân về."
    • Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích nguồn gốc của Hồ Gươm - Hoàn Kiếm: "Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm."

Từ khóa tìm kiếm google:

siêu hay soạn chủ đề và dàn bài trong văn bản tự sự, soạn siêu hay chủ đề và dàn bài trong văn bản tự sự
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài:Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận