Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Thạch Sanh

Bài soạn văn 6 tập 1: Thạch Sanh cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay Thach Sanh hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Câu 2: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách ấy?

Câu 3; Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau vể tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập này?

Câu 4: Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.

Câu 5: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh đươck kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu một số ví dụ.

Phần II. Soạn siêu ngắn bài: Thạch Sanh

Câu 1:

  • Sự ra đời của Thạch Sanh :
    • Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
    • Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi.
    • Được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ.
  • Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

Câu 2:

  • Thử thách của Thạch Sanh
    • Chém chăn tinh.
    • Diệt đại bàng.
    • Diệt hồ tinh.
    • Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu.
  • Thạch Sanh đã bộc lộ sự chất phác, vị tha, sự dũng cảm và tài năng khác người. 

Câu 3:

  • Thạch Sanh là người nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người bị hại. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. Hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đại diện cho hai thái cực thiện và ác.

Câu 4:

  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. thế hiện tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan. Tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình.

Câu 5:

  •  Qua cách kết thúc này, nhân dân ta đã thể hiện khát vọng về một cuộc sống công bằng " ở hiền gặp lành", những kẻ ác sẽ bị trừng trị.

Phần III. Soạn chi tiết bài: Thạch Sanh

Câu 1:

  • Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điểm kì lạ và khác thường là:
    • Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
    •  Bố mẹ già mới sinh ra Thạch Sanh 
    • Khi khôn lớn, Thạch Sanh thành trẻ mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. 
    • Thạch Sanh được thiên thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông.
  • Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường. Thần thánh hóa sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh khiến nhân vật trở nên đẹp đẽ kì lạ, báo trước chiến công lớn được lập nên. Nhân dân đã gửi ước vọng về những con người phi thường tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Thạch Sanh đứa con của nhân dân, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm Thạch Sanh hèn nhát mà chàng mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Những con người sống khổ cực, thiếu thốn nhưng sự nghĩa hiệp, lòng dũng cảm luôn đong đầy.

Câu 2:

Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách:
  • Đi canh miếu và giết chằn tinh
  • Xuống hang giết đại bàng và cứu công chúa. 
  • Bị bắt vào ngục do hồn chằn tinh và đại bàng báo thù. Chém chăn tinh, trừ hại cho dân, thu được bộ cung tên vàng.
  • Diệt hồ tinh, cứu thái tử con vua Thủy Tề, được nhà vua tặng cây đàn thần.
  • Đuổi quân xâm lược mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm
 Qua đó, Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
  • Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, khoan dung đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người.

Câu 3:

  • Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng vô cùng. Luôn tin người, vô tư sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn bị hại, không bao giờ nghĩ tới việc sẽ nhận ơn ai. Còn Lí Thông là kẻ vong ân bội nghĩa, xảo trá, gian ác, thấp hèn. 
  • Thạch Sanh giết chằn tinh, đại bàng, cứu công chúa, Lí Thông hèn nhát đẩy Thạch Sanh thế mạng cho mình, chỉ tìm cách cướp công của Thạch Sanh => Hai hình tượng nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông  cũng là đại diện cho cái thiện và ác.

Câu 4:

  • Niêu cơm: đã hàng binh, ăn mãi không hết. có khả năng phi thường quân giặc khâm phục.
=> Qua đó thế hiện tấm lòng nhân đạo, tình yêu hòa bình của nhân dân ta. Tình người, lòng nhân đạo của Thạch Sanh.
  • Tiếng đàn: Cây đàn thần giúp nhân vật được giải oan, vạch mặt tên gian xảo Lí Thông, khiến quân 18 nước chư hầu phải bãi binh.
  1. => Tiếng đàn tượng trưng cho công lí và khát vọng hòa bình. Muốn giải quyết bằng hoà bình luôn cần sự chính nghĩa.
  2. Câu 5:
  3. Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua.
  4. => Qua cách kết thúc truyện nhân dân ta đã thể hiện ước mơ về một cuộc sống công bằng, hoà bình. "Ở hiền gặp lành" những người tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được hạnh phúc. Còn những kẻ ác sẽ bị trừng trị một cách thích đáng.
  5. Đây là kết thúc phổ biến trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám,.. Phần thưởng cho các nhân vật chính là cuộc sống sung túc, hạnh phúc mãi về sau.

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn văn 6 siêu hay Thạch Sanh, soạn văn bài Thạch Sanh
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Thạch Sanh . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận