Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Tính từ và cụm tính từ

Bài soạn văn 6 tập 1: Tình từ và cụm tính từ cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay Tinh tu va cum tinh tu hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1:Dưới đây là năm câu của năm ông thầy bói nhận xét về con voi (truyện Thầy bói xem voi). Tìm cụm tính từ trong các câu ấy.
a. Nó sum sum như con đỉa.
b. Nó chần chân như cái đòn câu.
c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
d. Nó sừng sững như cái cột đình.
đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Câu 2: Việc dùng các tính từ và phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười như thế nào?
Câu 3: Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão phải ra biển năm lần để cầu xin. Mỗi lần như vậy biển xanh được miêu tả mỗi khác hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm lần miêu tả.
Câu 4: Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có lại trở về không trong đời sống của vợ chồng ông lão đánh cá thể hiện qua cách dùng các tính từ và cụm danh từ như thế nào?

Phần II. Soạn siêu ngắn bài: Tính từ và cụm động từ

Câu 1:

a. sum sum như con đỉa.

b. chần chân như cái đòn câu.

c. bè bè như cái quạt thóc.

d. sừng sững như cái cột đình.

đ. tun tủn như cái chổi sể cùn.

Câu 2:

  • Tác dụng :
    • Đều là những từ láy tượng hình, gợi hình ảnh.
    • Biểu đạt sự phê phán năm ông thầy bói mù.
    • Các vật được đưa ra để so sánh tạo tính chân thật.
  •  Qua sự so sánh khập khiễng đó thể hiện những suy nghĩ nông cạn của các ông thầy.

Câu 3:

Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng. Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả ==> nổi sóng ==> nổi sóng dữ dội ==> nổi sóng mù mịt ==> nổi sóng ầm ầm.

Câu 4:

  • Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ ==> mới ==> sứt mẻ.
  • Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) ==> ngôi nhà (đẹp) ==> lâu đài (to lớn) ==> cung điện (nguy nga) ==> túp lều (nát ngày xưa)

Phần III. Soạn chi tiết bài: Tính từ và cụm tính từ

Câu 1:

Các cụm tính từ trong năm câu sau là:
a. Nó sum sum như con đỉa.
b. Nó chần chân như cái đòn câu.
c. Nó bè bè như cái quạt thóc.
d. Nó sừng sững như cái cột đình.
đ. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Câu 2:

  • Việc dùng các tính từ và các phụ ngữ so sánh trong những câu trên có tác dụng phê bình và gây cười là:
    • Các tính từ trên đều là những từ láy tượng hình: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn.
    • Các phụ ngữ của các cụm tính từ ở trên đều bổ sung ý nghĩa cho so sánh.
    • Các cụm tính từ đã góp phần đắc lực vào việc tạo lên sự phê phán nhận thức hạn hẹp của năm ông thầy bói mù.
    • So sánh với con đỉa, cái đòn câu, quạt thóc, cột đình, chổi sể cùn đều là những sự vật bé nhỏ không tương xứng với tầm vóc to lớn khoáng đạt của con voi.
  •  Qua sự so sánh khập khiễng đó thể hiện những suy nghĩ nông cạn của các ông thầy bói. 

Cây 3:

Trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão phải ra biển năm lần để cầu xin. Mỗi lần như vậy biển xanh được miêu tả mỗi khác qua đó ta có thể so sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm lần miêu tả là:

  • Lần 1 xin cái máng lợn: biển xanh gợn sóng êm ả.
  • Lần 2 xin ngôi nhà mới: biển xanh đã nổi sóng.
  • Lần 3 xin cho vợ làm nhất phẩm phu nhân: biển xanh nổi sóng dữ dội.
  • Lần thứ 4 xin cho vợ làm nữ hoàng: biển xanh nổi sóng mù mịt.
  • Lần thứ 5 xin cho vợ làm Long Vương: một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Những động từ và tính từ  theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng. Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả ==> nổi sóng ==> nổi sóng dữ dội ==> nổi sóng mù mịt ==> nổi sóng ầm ầm.

Ý nghĩa: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước những yêu cầu càng ngày tăng tiến, thái độ tham lam vô đáy của mụ vợ.

Câu 4

Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có lại trở về không trong đời sống của vợ chồng ông lão đánh cá thể hiện qua cách dùng các tính từ và cụm danh từ là:

  • a. Cái máng lợn đã sứt mẻ một cái máng lợn mới ==> cái máng lợn sứt mẻ.
  • b. Một túp lều nát ==> một ngôi nhà đẹp một toà lâu đài to lớn ==> một cung điện nguy nga ==> túp lều nát ngày xưa.
  • Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ ==> mới ==> sứt mẻ.
  • Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) ==> ngôi nhà (đẹp) ==> lâu đài (to lớn) ==> cung điện (nguy nga) ==> túp lều (nát ngày xưa)
  • Sử dụng tính từ theo kết cấu vòng tròn.

Từ khóa tìm kiếm google:

Soạn siêu hay tính từ và cụm tính từ, soạn văn 6 bài tính từ và cụm tính từ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Tính từ và cụm tính từ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận