Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Bánh chưng bánh giầy

Bài soạn văn 6 tập 1: Bánh chưng bánh giầy cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trêngoogle hãy gõ: soan sieu hay banh chung banh giay Hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1 : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Câu 2: Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Câu 3: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Câu 1: Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy. 

Câu 2: Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?

Phần II. Soạn siêu ngắn bài bánh chưng bánh giầy

Câu 1:

  • Hoàn cảnh: Lúc về già và đã đất nước đã thanh bình, Vua Hùng muốn nối ngôi 
  • Ý định:  Phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng.
  • Hình thức là nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

Câu 2: Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

  • Mồ côi mẹ, là người thiệt nhất.
  • Chàng chăm chỉ làm việc đồng áng, sống như dân thường.
  • Người có trí sáng tạo, biết lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

Câu 3: Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

  • Hai thứ bánh đã thể hiện thể hiện sự quý trọng nghề nông. Tượng trưng cho đất trời, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó yêu thương nhau. 
  • Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình.
  •  Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
  • Thể hiện mong muốn sau khi lên ngôi, chàng sẽ phát triển nghề nông để mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

Câu 4: Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  •  Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
  • Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước 
  • Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Câu 1( phần luyện tập):

Chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn.

Nhắc nhở con cháu về truyền thống thờ cúng tổ tiên, giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa Việt Nam.

Câu 2( phần luyện tập):

  • Chi tiết Lang Liêu làm bánh. Hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, tự tay làm bánh để dâng lên tổ tiên. Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi.

Phần II. Soạn chi tiết bánh chưng bánh giầy

Câu 1:

  •  Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh: Khi vua về già và đã đất nước đã thanh bình, Người muốn truyền ngôi nhưng lại có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng với vị trí ấy để truyền.
  • Thông thường theo phong tục " cha truyền con nối", truyền ngôi vua phải truyền cho con trưởng, thế nhưng ý định của vua trong việc chọn người nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
  • Hình thức truyền ngôi là nhân lễ Tiên Vương, vua sẽ tổ chức một cuộc thi vào ngày hôm đó ai làm vừa lòng ý vua sẽ được nối ngôi vua. 

Câu 2 (Trang 12 – SGK): 

Trong số các người con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

  • Trong số các người con, Lang Liêu sống mồ côi mẹ, do đó từ bé so với các anh em chàng người thiệt thòi nhất.
  • Tuy là con vua, nhưng từ nhỏ chàng đã sống tự lập, không hưởng vinh hoa phú quý, chăm chỉ làm việc đồng áng, sống cuộc sống như dân thường.Vì vậy chàng hiểu được nỗi khó khăn của người dân lao động phải gánh chịu.
  • Đồng thời, Lang Liêu là người có trí sáng tạo, thông minh hiểu được ý thần: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” và lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương- một món ăn đơn sơ giản dị nhưng đầy ý nghĩa.
  • Qua đó truyện đã thể hiện ý nguyện " ở hiền gặp lành" của nhân dân lao động, những người sống lương thiện chăm chỉ sẽ luôn nhận được sự giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.

Câu 3 (Trang 12 – SGK):

Vua Hùng đã chọn bánh của Lang liêu vì:

  • Bánh chưng, bánh giầy đã thể hiện được sự quý trọng nghề nông, quý trọng sản phẩm của người nhân dân lao động làm ra. Đồng thời đó còn mang ý nghĩa sâu sắc: Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự đoàn kết đùm bọc nhau. Cách thức gói bánh “lá bọc ngoài, mĩ vị để trong” thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với thiên nhiên. Với ý nghĩa to lớn như vậy bánh giầy đã trở thành món ăn độc đáo nhất trong cuộc thi. Đồng thời thể hiện truyền thống đoàn kết, gắn bó và tinh thần đùm bọc nhau giữa những người dân đất Việt, như anh em trong một mái nhà chung.
  • Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông trước thì dân mới no ấm, đất nước mới thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương. 

 Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã:

  •  Lang Liêu được kế ngôi báu vì hai chiếc bánh đã đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.
  • Thể hiện ước muốn sau khi lên ngôi, chàng sẽ phát triển nghề nông để mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

 Câu 4 (Trang 12 – SGK):

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của nước ta. Thể hiện được hương vị quê hương đất nước, đặc biệt là do bàn tay những người lao động làm ra.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh lúa nước trong buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. 
  • Đặc biệt qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Câu 1( phần luyện tập- trang 12):

  •  Ý nghĩa của phong tục bánh chưng bánh giầy là dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống thể hiện bản sắc của dân tộc đó . Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Mỗi chiếc bánh đều gắn liền với một ý nghĩa sâu xa trong đó "Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam  Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha thể hiện truyền thống " uống nước nhớ nguồn". Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng về cội nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. 
  • Sự tích "bánh chưng bánh giầy" trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

 Câu 2 (Phần Luyện tập -Trang 12):

  • Có thể chọn chi tiết yêu thích nhất là cách Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, trân trọng Vua tự tay làm bánh để dâng lên tổ tiên. Chàng đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình bên cạnh đó món bánh còn mang đầy ý nghĩa của thời đại. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.
  • Ta có thể chọn chi tiết thứ hai là cuộc thi tài, Lang Liêu được thần giúp đỡ. Chi tiết này thường gặp trong truyện cổ tích, dân gian thể hiện mong ước của nhân dân lao động ở hiền gặp lành, khi gặp khó khăn luôn nhận được sự giúp đỡ.

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn bài bánh chưng bánh giầy, soạn bánh chưng bánh giầy siêu hay
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Bánh chưng bánh giầy . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận