Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Em bé thông minh

Bài soạn văn 6 tập 1: Em bé thông minh cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay Em be thong minh hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích hay không? Tác dụng của hình thức này

Câu 2: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Câu 3: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?

Phần II. Soạn siêu ngắn bài: Em bé thông minh

Câu 1:

  • Rất phổ biến 
  • Tác dụng:
    • Tạo nên sự  cuốn hút người đọc.
    • Tạo ra tình huống để phát triển cốt truyện 
    • Nhân vật bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp.

Câu 2:

  • Sự mưu trí của cậu bé được thử thách qua bốn lần.
  • Cậu bé thông minh đã lần lượt trải qua những thử thách theo cấp độ khó tăng dần, yêu cầu, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề.
==> Qua đó người đọc càng ngày càng thấy rõ được sự thông minh, nhanh nhạy của cậu bé, một tài năng xuất chúng.
Câu 3:
  • Lần thứ nhất: Giải câu đố bằng cách đố lại 
  • Lần thứ hai: Giải câu đố bằng đóng kịch
  • Lần thứ ba: Giải thích câu đố bằng cách đố lại 
  • Lần thứ tư: Nhớ và vận dụng kinh nghiệm dân gian của các cụ ngày xưa để lại
==>Qua cách xử trí của cậu bé có thể thấy sự thông minh, nhanh trí, biết vận dụng kiến thức xã hội đã biết  để giải những câu đố khó.
Câu 4:
  • Câu chuyện đề cao phẩm chất trí tuệ của con người trong lao động sản xuất.
  • Đem lại tiếng cười vui vẻ cho người đọc,
  • Thể hiện ước muốn của người lao động có người tài giỏi giúp nước.

Phần III. Soạn chi tiết bài: Em bé thông minh

Câu 1:
  • Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích dân gian từ xưa đến nay. 
  • Sử dụng hình thức câu đố trong chuyện cổ tích nhằm:
    • Chuyện tạo nên tính sự hấp dẫn, phát triển sự việc cuốn hút người đọc.
    • Chuyện tạo ra tình huống để phát triển truyện từ đơn giản đến phức tạp, khó khăn hơn để thử thách nhân vật
    • Qua đó nhân vật còn bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp, chí thông minh, tư duy nhanh chóng, hợp thời điểm, giải đáp được những câu hỏi hóc búa của người lớn.

Câu 2:

  • Sự mưu trí, nhanh nhạy của cậu bé được thử thách qua bốn lần câu hỏi.
  • Những lần sau những câu hỏi đều hóc búa hơn những lần trước.
    • Cậu bé trả lời câu hỏi vô lí của viên quan khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.
    •  Nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.
    • Cậu bé trả lời câu đố vua giao làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn.
    • Cậu bé trả lờ câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.
  • Bằng sự thông minh, nhanh trí của mình cậu bé đã lần lượt trải qua những thử thách theo cấp độ khó tăng dần.
    • Lần một là lời đố của viên quan chỉ liên quan đến hai bố con.
    • Lần hai: lời đố của nhà vua tăng lên cấp độ liên quan đến cả dân làng.
    • Lần ba là lời đố của vua, khẳng định tài trí của cậu bé.
    • Lần thứ tư là câu đố của viên sứ thần, liên quan đến danh dự của cả dân tộc.

==> Qua đó người đọc càng ngày càng thấy rõ cậu bé với trí thông minh vượt trội, nhanh nhạy, một tài năng xuất chúng.

Câu 3:

Trong những lần thử thách cậu bé đã dùng trí thông minh của mình để giải những câu đố khó khăn, cụ thể:

  • Lần thứ nhất với câu đố của quan cậu bé giải câu đố bằng cách đố lại : Ngựa một ngày đi mấy bước.
  • Lần thứ hai với câu đố của nhà vua cậu bé giải câu đố bằng đóng kịch, trách cha không đẻ em bé để cho vua tự nói điều phi lý.
  • Lần thứ ba cậu bé giải thích câu đố bằng cách đố lại : yêu cầu vua rèn cái kim may thành dao để làm thịt con chim sẻ.
  • Lần thứ tư: Em bé thông minh đã nhớ và vận dụng kinh nghiệm dân gian của các cụ ngày xưa để lại: “ quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”. Em bé đã dùng kinh nghiệm ấy buộc sợi chỉ vào mình kiến bôi mỡ một đầu rồi để kiến bò sang .

Qua cách xử trí của cậu bé có thể thấy sự thông minh, nhanh trí, biết vận dụng kiến thức xã hội để giải những câu đố. Cách xử lí tình huống và nhìn nhận của cậu bé rất đáng khâm phục.

Câu 4: 

Ý nghĩa của câu chuyện Em bé thông minh là:

  • Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao trí tuệ của con người, đặc biệt là những người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống, qua những kinh nghiệm có trong sản xuất.
  • Thể hiện phẩm chất của người lao động. Những người nghèo khó họ thiếu thốn vật chất nhưng không thiếu trí sáng tạo.
  • Câu chuyện đã đem lại tiếng cười cho người đọc.
  • Thể hiện ước mong của người nhân dân lao động : có người tài giỏi để giúp ích cho cuộc sống.
 

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn văn siêu hay bài chữa lỗi dùng từ, soạn văn 6 bài chữa lỗi dùng từ.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Em bé thông minh . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận