Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Lợn cưới, áo mới

Bài soạn văn 6 tập 1: Lợn cưới, áo mới cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay Lon cuoi ao moi hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học 

Câu 1: Em hiểu như thế nào về tính khoe của? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Lẽ ra, anh phải hỏi người ta ra sao?

Câu 2: Anh áo mới thích khoe đến mức nào? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Hãy phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh.

Câu 3: Đọc “Lợn cưới, áo mới” vì sao em lại cười?

Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Lợn cưới, áo mới”.

Phần II. Soạn siêu ngắn bài: Lợn cưới áo mới

Câu 1:

  • Tính khoe khoang là thể hiện cho người ta thấy những gì mình có để chứng minh mình có của.
  • Sự khoe của của anh đi tìm lợn.
    • Anh đi tìm lợn đáng lẽ chỉ cần hỏi: “Anh có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”. Thế nhưng anh lại dùng từ “lợn cưới” là từ không thích hợp chỉ lợn sổng chuồng.

Câu 2:

  • Anh muốn khoe áo đứng hóng ở cửa chỉ đợi được người ta khen. 
  • Anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. 
  • "Chiếc áo mới" là sự dư thừa có chủ đích tìm cách khoe chiếc áo mới của anh ta.

Câu 3:

  • Đọc “Lợn cưới, áo mới” chúng ta cười vì tính thích khoe của một cách quá đáng của hai nhân vật.
Câu 4:

Qua câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.

Phần III. Soạn chi tiết bài: Lợn cưới áo mới

Câu 1:

Em hiểu tính khoe của là:

  • Tính khoe của là cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của. Đây cũng là một đức tính xấu cần phải bỏ.
  • Anh tìm lợn khoe của trong tình huống:
  • Anh tìm lợn hỏi mọi người về con lợn sổng chuồng. Người khoe của trước phải là anh áo mới, nhưng anh ta chưa kịp phản ứng khi có  thì đã bị anh lợn cưới cướp mất.
    • Anh đi tìm lợn chỉ cần hỏi người ta: “Anh có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”. Thế nhưng anh lại dùng từ “lợn cưới” là từ không thích hợp để chỉ con lợn mới bị sổng chuồng.
  • Việc dùng từ thừa thông tin trong câu nhằm dụng ý khoe về đám cưới hơn là tìm con lợn bị mất. Ở đây mang ý hiểu là mình sắp lấy vợ, cỗ bàn linh đình.

Câu 2:

Anh áo mới thích khoe đến mức:

  • Lúc nào anh cũng đứng hóng ở cửa để khoe áo mới chỉ để đợi được người ta khen. Nhưng đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang ngán ngẩm thì có người chạy qua, thế là chẳng bỏ lỡ dịp, không cần biết người ta sẽ hỏi gì nhưng phải thêm trước câu khoe cái đã: "Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này...".
  • Điệu bộ anh ta trả lời không phù hợp chút nào. Anh ta không để ý câu hỏi mà chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”.
  • "Chiếc áo mới" là sự thừa trong cả lời nói và thừa trong cả hành động -» Sự dư thừa ấy có chủ đích tìm cách khoe chiếc áo mới của mình mà anh đã chờ từ sáng đến chiều để khoe.
 

Câu 3:

  • Đọc “Lợn cưới, áo mới” em cười vì tính thích khoe khoang một cách quá đáng của hai nhân vật.
    • Anh đi tìm lợn: Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thế nhưng anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to, linh đình.
    • Anh có áo mới: Lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.
  • Cách khoe của của hai anh chàng rất lộ liễu và lố bịch, đây có thể coi là màn đụng độ của những con người khoe của.

 

Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhau câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác, là một tính xấu mà mỗi người không nên có. 

Câu 4:

Ý nghĩa của truyện " Lợn cưới áo mới" :

Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhau câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác. Tính khoe khoang đã biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh. Chúng ta cần học theo thói quen biết tế nhị, và luôn giản dị học hỏi mọi người xung quanh. 

Từ khóa tìm kiếm google:

Soạn văn siêu hay bài Lợn cưới áo mới, soạn văn lớp 6 bài lợn cưới áo mới
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Lợn cưới, áo mới . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận