Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm long

Bài soạn văn 6 tập 1: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay Thay thuoc gioi cot nhat o tam long hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

 [toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi
a. Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
b. Phân tích, bình luận lời đ thoại của Thái y với vị quan Trung sứ.

Câu 2:Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?

Câu 3Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?

Câu 4: Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” và văn bản kể về Tuệ Tĩnh.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.

Câu 2: Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?

Phần II. Soạn siêu ngắn bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng 

Câu 1:

Chi tiết:

  • Đem hết của mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, giúp đỡ kẻ nghèo khổ.
  • Trả lời quan Trung sứ: “bệnh đó không gấp..”
  • Điều khiến em cảm phục nhất về hành động của ông là ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân.

Lời đối thoại:
 - Phân tích: Qua lời đáp của Thái y với vị quan Trung sứ ta thấy được hai điều:

  • Ông không phân biệt người bệnh là dân nghèo hay quan lại.Thái y đã đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy. 

Câu 2:

  • Qua hành động và lời nói của Trần Anh Vương đã cho thấy ông là vị vua nhân từ, biết nhìn nhận nhân cách của một bề tôi toàn tài toàn đức. 

Câu 3:

  • Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, tu luyện chuyên môn.
  • Người thầy thuốc phải có tấm lòng nhân ái
  • Không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân
  • Ưu tiên bệnh nặng cứu trước

Câu 4:

Giống nhau:

  • Cả hai người đều sống ở thời đại nhà Trần.
  • Đều là những y đức nổi tiếng 
  • Đều yêu thương và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.

Khác nhau: 

·      Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiêng thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.

  • Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốtLuyện tập

Câu 1( luyện tập)

  • Một bậc lương y chân chính phải là người giỏi về nghề nghiệp nhưng đồng thời có tấm lòng nhân ái.
  • Lời thề của Hi-pô-cờ-rát: “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo”
  • Qua lời mong mỏi của Trần Anh Vương và lời thề của Hi-pô-cờ-rát, ta đều nhận thấy niềm mong mỏi về y đức của người làm thầy thuốc. 

Câu 2 ( luyện tập)

  • Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc.
  • Như vậy, tiêu đề thứ hai hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.

Phần III. Soạn chi tiết bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Câu 1:

Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm là:

  • Ngài đem hết của cải trong nhà ra mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, nếu gặp người bệnh tật nghèo khổ ngài cho ở nhà mình chữa trị.
  • Vào những năm đói kém ngài dựng thêm nhà cho những kẻ đói khát và bệnh tật đến ở, nhờ tấm lòng nhân ái đó mà Thái y cứu sống hàng vạn người.
  • Thái y đã không màng đến sự nguy hiểm đến tính mạng mà trả lời quan Trung sứ: "bệnh đó không gấp, nay mạng sống của nhà người này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đến vương phủ."
  • Qua đó em cảm nhận được Nhân vật Thái y là một người thầy thuốc tài giỏi, tâm huyết với nghề, ông dành toàn bộ cái tâm, cái trí cho sự nghiệp chữa bệnh. Ngài luôn đặt mục tiêu cứu người lên trên hết cho dù họ là ai. Không phân biệt đối xử, giai cấp sẵn sàng giúp đỡ người bệnh tật mà không cần nghĩ đến lợi ích của bản thân. Đó là tấm gương về một người thầy thuốc mẫu mực, giàu lòng nhân ái.
  •  Điều khiến em cảm phục nhất về hành động của ông là ông không đi cứu viên quan trước mà đi cứu người bệnh nặng dù là đối đáp với quan Trung Sứ có thể ảnh hưởng đến cả sinh mạng của ông.

Lời đối thoại:
 “Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.”
Qua lời đáp của Thái y với vị quan Trung sứ ta thấy được hai điều:

  • Thứ nhất, ông không phân biệt người bệnh là dân nghèo hay quan lại, người nào bệnh tình nguy kịch hơn ông ưu tiên cứu chữa trước. Đó là đạo đức ngay thẳng của người làm thầy thuốc.
  • Thứ hai, Thái y đã đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy. 

==> Qua lời đáp nhẹ nhàng mà dứt khoát, khẳng khái của vị Thái y, ta  thấy bản lĩnh và nhân cách của ông trước uy quyền và khả năng ứng xử rất trí tuệ và khéo léo “tính mạng của hạ thần còn trông cậy vào chúa thượng”. 

Câu 2:

Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương là:

  • Trần Anh Vương không quở trách chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi". 
  • Qua hành động và lời nói của Trần Anh Vương đã cho thấy ông là vị vua nhân từ, hiểu biết, sáng suốt, trọng người có tài có đức.

Câu 3:

 

Qua tấm gương của người lương y Phạm Bân, ta có thể rút ra những bài học cho người thầy thuốc hôm nay và tương lai:

  • Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi kiến thức, không ngừng tìm phương thức cứu chữa bệnh mới vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.
  • Người thầy thuốc phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương chia sẻ những khó khăn, tận tụy vì người bệnh.
  • Người thầy thuốc không sợ uy quyền, không bị tiền bạc, danh vọng làm mờ mắt. Không sợ an nguy đến tính mạng bản thân, chữa bệnh bằng tất cả tấm lòng và tài năng của mình.
  • Ưu tiên bệnh nặng cứu trước, bệnh nhẹ chữa trị sau, đặt tính mạng của người bệnh lên hàng đầu.

Câu 4:

 So sánh giữa hai bậc danh y ta thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh ta thấy có rất nhiều điểm giống nhau là:

  • Cả vị đều thầy thuốc đều sống ở thời đại nhà Trần.
  • Cả hai thầy đều là những y đức nổi tiếng được mọi người trọng vọng.
  • Cả hai vị đều là những thầy thuộc có tấm lòng nhân ái rộng mở và chăm sóc những người bệnh nghèo khổ.==
  • Đều là những người không màng danh vọng, hết lòng với sự nghiệp cứu chữa bệnh.
  • Không phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, bản lĩnh trước uy quyền.

Khác nhau: Các mâu thuẫn và tình huống ở truyện nói về Thái y lệnh gay gắt và căng thẳng hơn.

  • Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiêng thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.
  • Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội.

==> Qua đó ta nhận thấy Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc.

Luyện tập

Câu 1:

Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương là người:

  • Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người thầy thuốc giỏi về nghề nghiệp nhưng đồng thời có tấm lòng nhân ái, thương dân như con, không phân biệt người bệnh sang hèn mà cần hết lòng cứu chữa. Đó là y đức của người thầy thuốc
  • Lời thề của Hi-pô-cờ-rát: “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo”
  • Qua lời mong mỏi của Trần Anh Vương và lời thề của Hi-pô-cờ-rát, ta đều nhận thấy niềm mong mỏi về y đức của người làm thầy thuốc. Thế nhưng với Trần Anh Vương điều đầu tiên của một vị thầy thuốc là phải giỏi.

Câu 2:

  • Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y. Nhan đề chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc. Vì vậy tiêu đề thứ hai sẽ hay hơn vì cái đầu tiên cần có ở một thầy thuốc là tấm lòng. 

Từ khóa tìm kiếm google:

Soạn siêu hay Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng, Soạn văn thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm long . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận