Danh mục bài soạn

Soạn văn 6 siêu hay bài: Cây bút thần

Bài soạn văn 6 tập 1:Cây bút thần cực chất và siêu hay. Nội dung bài soạn gồm có: Phần soạn siêu ngắn và phần soạn siêu chi tiết. Học sinh sẽ hiểu bài và nắm bắt ý chính siêu nhanh. Muốn tìm kiếm trên google hãy gõ: soan sieu hay Cay but than hocthoi.net. Kéo xuống dưới để bắt đầu nào.

[toc:ul]

Phần I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1:  Mã Lương thuộc một kiểu nhân vật rất phổ biến nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong truyện cổ tích mà em biết.

Câu 2: Những điều gì đã giúp cho Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều đó có quan hệ với nhau ra sao?

Câu 3: Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo khổ và cho những kẻ tham lam? Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì mà Mã Lương đã vẽ.
Câu 4: Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em, những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả?

Phần II. Soạn siêu ngắn bài: Cây bút thần

Câu 1:

  • Mã Lương là kiểu nhân vật dùng tài của mình giúp đỡ người dân.
  • ví dụ; Alađanh và cây đèn thần, Thánh Gióng,..

Câu 2:

  • Mã Lương có năng khiếu hội họa. 
  • Được thần ban cho cây bút để thổi linh hồn cho vật vẽ.
  • Cây bút thần đã giúp cho tài năng ấy được tỏa sáng.

Câu 3:

  Người nghèo:

  • Mã Lương vẽ cuốc cày, đèn, thùng nước.

b. Với tên địa chủ

 Mã Lương đã vẽ cung tên bắn hắn

c. Với nhà vua

  •  Mã Lương vẽ cóc, gà trụi lông thay vì vẽ rồng, phượng.
  • Mã Lương vẽ biển cả, vẽ thuyền, vẽ sóng dữ dội chôn vùi vua và triều đình tàn ác của y.

=> Mã Lương dùng bút thần giúp đỡ những người nghèo khó và trừng trị những kẻ tham lam.

Câu 4:

  • Chi tiết: Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại, cuối cùng em vẽ sóng dữ để nhấn chìm vua tham lam.

Câu 5:

  • Thể hiện quan niệm của nhân dân về sự công bằng, "ở hiền gặp lành".
  • Thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng kì diệu của con người.
  •  Thông điệp: mỗi người cần có sự đam mê và nuôi dưỡng tài năng của mình.

Phần III. Soạn chi tiết bài: Cây bút thần

Câu 1:

Mã Lương thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích là:

Nhân vật có tài năng kì diệu, giúp đỡ nhân dân nghèo khổ, trừng phạt những kẻ thích đáng.

Một số nhân vật truyện cổ thích mà em thích:

 Alađanh và cây đèn thần,  Aliaba và bốn mươi tên cướp. Truyện cổ tích Việt Nam có một số nhân vật tương tự Mã Lương như Thạch Sanh, Thánh Gióng, Sọ Dừa...

Câu 2:

Những điều đã giúp Mã Lương trở lên tài giỏi là:

  • Mã Lương là cậu bé có năng khiếu và đam mê hội họa. Bên cạnh có tài năng hàng ngày cậu bé đều chăm chỉ luyện tập. Những bức tranh em vẽ không chỉ gửi gắm tâm huyết mà còn là cái hồn của cuộc sống, sự yêu thương con người nghèo khổ.
  • Được thần nhìn thấu tài năng và ban cho cây bút để thổi linh hồn cho vật vẽ.
=> Qua đó ta có thể thấy tài năng của em có được trước là do sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ để theo đuổi đam mê thực sự với hội họa. Cây bút thần đã giúp cho tài năng ấy được tỏa sáng và giúp ích cho mọi người, đặc biệt là những người dân lao động nghèo khổ.
Câu 3:
Những điều Mã Lương đã vẽ cho những người nghèo khổ và tham lam là:
a. Với người nghèo khổ 
  • Mã Lương đã vẽ cuốc cày, đèn, thùng nước, để cho người dân có những công cụ sản xuất để sinh nhai.

==> Câu bé Mã Lương đã thể hiện tấm lòng nhân hậu, hết lòng giúp đỡ những người cùng khổ. Đó là những món quà xứng đáng dành tặng người dân lao động lương thiện, chăm chỉ nhưng nghèo khó, không có công cụ lao động.

b. Với tên địa chủ

  • Hắn là một tên tham lam, tàn độc bắt Mã Lương để dụ dỗ, bắt cậu vẽ cho mình để trở nên giàu có hơn. Vì vậy, Mã Lương đã vẽ cung tên để bắn hắn

==>  Trừng phạt kẻ giàu có mà vẫn còn tham lam, không làm chỉ muốn hưởng thụ.
c. Với nhà vua

  •  Mã Lương đã làm trái yêu cầu của vua khi bắt buộc phải vẽ, Mã Lương vẽ cóc, gà trụi lông thay vì vẽ rồng, phượng.
  • Nhà vua cướp bút để vẽ nhưng cây bút thần chỉ hiệu nghiệm khi ở trong tay Mã Lương.
  • Mã Lương nhanh trí chấp nhận vẽ biển cả, vẽ thuyền cho vua đi, rồi sau đó để vẽ sóng gió chôn vùi vua và triều đình tàn ác của y.

==> Cậu đã sử dụng cây bút để làm việc có ích là tiêu diệt, trừng trị những kẻ có quyền lực, tham lam, hưởng lạc, chỉ biết bóc lột dân chúng để lấy sự vui sướng cho bản thân.

Câu 4: 

Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng phong phú độc đáo của nhân dân, theo em những chi tiết độc đáo nhất là :

  • Đó là chi tiết: Vua bắt Mã Lương vẽ rồng, em vẽ một con cóc ghẻ, bắt vẽ phượng em lại vẽ một con gà trụi lông. Mã Lương nhất quyết không đáp ứng mong muốn của tên vua độc ác dù đó là mệnh lệnh của vua.
  • Mã Lương giả vờ chấp nhận theo ý nhà vua, em vẽ biển, vẽ cá, vẽ cả thuyền cuối cùng em vẽ cuồng phong nhấn chìm tên vua tham lam, và triều đình thối nát. Có thể coi đây là một  trong những chi tiết đắt giá của tác phẩm. Cái ác luôn luôn bị tiêu diệt.

Câu 5:

Ý nghĩa của truyện Cây bút thần là:

  • Thể hiện quan niệm của nhân dân về sự công bằng trong cuộc sống. " Ở hiền thì gặp lành." Những người dân lao động nghèo khổ nhưng họ luôn yêu thương nhau và khao khát có cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ nhận được sự giúp đỡ. Còn những kẻ tham lam, thống trị đất nước nhưng lại làm khổ người dân nhất định bị tiêu diệt và trừng trị thích đáng.
  • Truyện còn thể hiện mơ ước và niềm tin vào những khả năng  của con người.
  • Thông qua đó dân gian cũng gửi gắp một thông điệp: mỗi người cần có sự đam mê nghiêm túc, không ngừng cố gắng nuôi dưỡng tài năng và trí tuệ của mình.

Từ khóa tìm kiếm google:

soạn siêu hay Cây bút thần, soạn văn 6 Cây bút thần
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn văn 6 siêu hay bài: Cây bút thần . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn siêu hay văn 6 tập 1. Phần trình bày do Minh Trang tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận