Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN - HÌNH CẦU

Giải toán 5: Bài tập 1 trang 12.

Cách làm cho bạn:

Đề ra :

Hãy tính thể tích các hình dưới đây theo kích thước đã cho (h.118) (đơn vị: cm).

                         

Hướng dẫn:

Tương tự cách làm bài 42: Ở đây trước tiên cần phân tích hình trên thành những hình đã học .Sau đó áp dụng các công thức để tính toán.

VD : Hình a:  gồm 1 hình trụ đường kính đáy 12,6 m và nửa hình cầu đường kính 12,6 m.

Khi  đó áp dụng công thức tính thể tích của hình trụ và hình cầu để tính toán.

Và V(a) = V(hình trụ) + V( nửa hình cầu).

Lời giải:

a) Hình a gồm:

  • một hình trụ có đường kính đáy là 12,6 cm và chiều cao là 8,4cm
  • nửa hình cầu có đường kính là 12,6 cm.

Vậy:  $V=\Pi .(\frac{12,6}{2})^{2}.8,4+\frac{1}{2}.\frac{4}{3}\Pi.(\frac{12,6}{2})^{2}$

<=> $V= \Pi (6,3)² .8,4 + \frac{2}{3}\Pi (6,3)³ = \Pi (6,3)². (8,4 + \frac{12,6}{3}) = 500,094\Pi $ cm³

Vậy V = 500,094π cm³

b) Hình b gồm:

  • một hình nón
  • nửa hình cầu.

=>  $V = \frac{1}{3}\Pi (6,9)² .20 + \frac{1}{2}.\frac{4}{3}\Pi .(6,9)³ =\frac{1}{3}\Pi (6,9)².(20 + 13,8) = 536,406\Pi $.  (cm³)

Vậy  V = 536,406π (cm³) .
c) Hình c gồm:

  • một hình cầu.
  • một hình trụ.
  • một hình nón.

=>   $V=\frac{1}{3}\Pi .2^{2}.4+\Pi .2^{2}.4+\frac{1}{2}.\frac{4}{3}\Pi .2^{3}$ 

<=>  $V=4.2^{2}.\Pi .(\frac{1}{3}+1+\frac{1}{3})=\frac{80\Pi }{3}  $  ($cm^{3}$)

Vậy $V=\frac{80\Pi }{3}$  $cm^{3}$.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận