Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất (1 tiết)

Giáo án Địa lí 10 Chân trời Bài 8: khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất (1 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 8: KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

TRÊN TRÁI ĐẤT(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm khí quyển.

-       Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí; lục địa, đại dương; địa hình.

-       Phân tích được bảng số liệu, hình vẽ, bản đồ về yếu tố nhiệt độ của khí quyển.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Năng lực ngôn ngữ: rèn luyện sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện chính xác, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.   

-       Năng lực riêng: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học.

3. Phẩm chất

Có tinh thần học tập, tự giác tham gia và đóng góp tích cực trong các hoạt độngnhóm, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí 10, Giáo án.

-       Hình ảnh, video liên quan đến bài học; bản đồ biên độ nhiệt năm,…

-       Máy chiếu, máy tính,… (nếu có)

2. Đối với học sinh

SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung:

- GV sử dụng hình ảnh cấu trúc khí quyển theo chiều thẳng đứng để gợi lại kiến thức cũ về phạm vi và cấu trúc của khí quyển cho HS.

- Đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Đáp án của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa hình ảnh về cấu trúc khí quyển theo chiều thẳng đứng, yêu cầu HS xác định cấu trúc và phạm vi của khí quyển.

- GV sử dụng phương pháp “Nêu vấn đề” nhằm kích thích động cơ học tập và khả năng tư duy của HS:

+ Quan sát hình ảnh, em hãy cho biết, khí quyển có mấy tầng? Tầng nào là tầng gần Trái Đất nhất?

+ Máy bay thường bay ở tầng nào của khí quyển.

+ Các vệ tinh nhân tạo được phóng ra ngoài vũ trụ sẽ nằm ở tầng khí quyển nào?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được bao quanh bởi bầu khí quyển?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời theo ý kiến cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS phát biểu ý kiến.

+ Khí quyển gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển.

+ Máy bay thường bay ở tầng đối lưu.

+ Các vệ tinh nhân tạo được phóng ra ngoài vũ trụ sẽ nằm ở tầng ngoài của khí quyển.

+ Nếu không có các tầng khí quyển, Trái Đất sẽ không được bảo vệ trước tác động trực tiếp từ ánh sáng Mặt Trời và các tác nhân gây hại từ ngoài vũ trụ.

- GV mời các HS khác trong lớp nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:Trái Đất chúng ta đang sống được bao quanh bởi các tầng khí, gọi là bầu khí quyển. Tầng khí này có vai trò rất quan trọng, giúp con người và sinh vật trên Trái Đất tránh được những tác động trực tiếp từ ánh sáng Mặt Trời, từ đó, bảo vệ sự sống trên Trái Đất. Để tìm hiểu rõ hơn về bầu khí quyển cũng như sự phân bố nhiệt độ trên Trái Đất, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài mới – Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm khí quyển

a. Mục tiêu:

- HS trình bày được khái niệm khí quyển.

- HS nêu được dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.

b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “Động não” để HS đưa ra câu trả lời về khí quyển.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần I (SGK tr.39), kết hợp với các kiến thức đã biết, trả lời các câu hỏi:

+ Trình bày khái niệm khí quyển.

+ Nêu dẫn chứng về vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.

- GV cho HS xem video ngắn về vai trò của khí quyển đối với Trái Đất:

 ĐỊA LÍ | VAI TRÒ CỦA KHÍ QUYỂN | THE ROLE OF ATMOSPHERE

- GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem video, em biết được thêm những vai trò gì của khí quyển?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin trong mục I (SGK tr.39), suy nghĩ và trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Khái niệm

- Khí quyển: là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời, có cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển.

- Thành phần không khí trong khí quyển: khí Nitơ (khoảng 78%), khí oxy (khoảng 21%), khí carbonic, hơi nước và các khí khác (khoảng 1%)

- Vai trò của khí quyển:

+ Cung cấp khí oxy và các khí khác cần thiết cho sự sống.

+ Bảo vệ sự sống trên Trái Đất (tầng ôzôn ngăn cản tia tử ngoại, ngăn cản sự phá hoại của các thiên thạch).

+ Điều hòa nhiệt cho bề mặt Trái Đất; Nơi diễn ra các quá trình thời tiết, khí hậu và hoàn lưu khí quyển.

+ Giúp truyền âm thanh (tầng ion có tác dụng phản hồi sóng vô tuyến điện từ mặt đất truyền lên).

+ Khuyếch tán ánh sáng, tạo ra hoàng hôn, bình minh, giúp con người nhận biết được màu sắc của mọi vật,…

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 chân trời, soạn mới giáo án địa lí 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 chân trời Bài 8: khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất (1 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 8: khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất (1 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận