Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất (3 tiết)

Giáo án Địa lí 10 Chân trời Bài 5: hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất (3 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 5: HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Phân tích được hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày, đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ).

-       Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày, đêm.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Năng lực ngôn ngữ: rèn luyện sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện chính xác, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.

-       Năng lực riêng: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dung kiến thức và kĩ năng địa lí đã học.

3. Phẩm chất

-       Chăm chỉ học tập và lĩnh hội kiến thức về hệ quả các chuyển động chính củaTrái Đất.

-       Khơi dậy cho HS niềm đam mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng tự nhiên có liên quanđến các chuyển động chính của Trái Đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí 10, Giáo án.

-       Bản đồ về các múi giờ, hình ảnh,…

-       Máy chiếu, máy tính, quả Địa cầu, đèn pin, mô hình kết hợp (nếu có),…

2. Đối với học sinh

SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học ở lớp 6 để trả lời các câu hỏi có liên quan về các chuyển động chính của Trái Đất.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp “Nêu vấn đề” nhằm kích thích động cơ học tập và khả năng tư duy của HS để giải quyết câu hỏi:

+ Vì sao hành tinh này là hành tinh duy nhất có sự sống?

+ Trái Đất có mấy chuyển động chính? Đó là những chuyển động nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày câu trả lời của mình.

Trái đất xoay quanh mặt trời ở khoảng cách được xem là hợp lý nhất nền nhiệt độ trên trái đất không bao giờ quá nóng như Sao Thủy hoặc quá lạnh như Sao Hải DươngVùng sinh sống chứa nước tồn tại ở trạng thái chất lỏng, đây được xác định là yếu tố cơ bản nhất để hình thành lên sự sống; Trái đất là nơi có trọng lượng ổn định nhất; Trái đất là hành tinh có vòng quay ổn định nhất trong hệ mặt trời;…

+ Trái Đất có những chuyển động chính như: chuyển động tự quay quanh trục, chuyển động quay quanh Mặt Trời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Có bao giờ các em tự hỏi vì sao hiện tượngngày và đêm luân phiên nhau trên Trái Đất? Vì saomột số nơi trên Trái Đất lại có bốn mùa xuân, hạ,thu, đông? Tại sao trận bóng đá đang diễn ra tạimột quốc gia này, nhưng các nước trên thế giới lạixem trực tiếp vào các giờ khác nhau? Chúng ta sẽ có câu trả lời cho những câu hỏi này sau khi học xong bài học hôm nay – Bài 5: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

1. Sự luân phiên ngày, đêm

a. Mục tiêu: Hiểu và giải thích được hiện tượng ngày – đêm luân phiên trên Trái Đất.

b. Nội dung: HS đọc và quan sát hình ảnh mục 1 phần I (SGK tr.26) để trả lời các câu hỏi liên quan đến chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất của GV.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục I (SGK tr.26).

- GV sử dụng phương pháp “Đóng vai” nhằm kích thích động cơ học tập và khả năng tư duy của HS để giải quyết các câu hỏi:

+ Cho biết vì sao ngày và đêm diễn ra luân phiên trên Trái Đất.

+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?

+ Trái Đất chuyển động một vòng quanh trục mất thời gian bao lâu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục I (SGK tr.21-22), sau đó thảo luận, xây dựng tình huống chứa nội dung là các câu hỏi của GV.

- HS các nhóm khác xác định vấn đề, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm trình bày tình huống của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại lắng nghe, xác định vấn đề và giải quyết tình huống.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét tình huống và câu trả lời của các nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

·      Nhiệm vụ 2: Giờ trên Trái Đất

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 phần I (SGK tr.27-29), kết hợp quan sát các hình 5.2, 5.3 (SGK tr.27-28)

- GV sử dụng kĩ thuật “Tia chớp” nhằm kích thích khả năng tư duy của HS để giải quyết các câu hỏi:

+ Cho biết Trái Đất được chia thành bao nhiêu múi giờ. Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?

+ Múi giờ số mấy được lấy làm giờ GMT? Số thứ tự các múi giờ được đánh số như thế nào? Việt Nam thuộc múi giờ số mấy?

+ Giải thích vì sao ranh giới múi giờ không thẳng theo đường kinh tuyến?

+ Trình bày quy tắc chuyển ngày quốc tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh. (SGK tr.27-29), suy nghĩ và đưa ra câu trả lời nhanh nhất có thể.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS có tín hiệu xin trả lời nhanh nhất.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

1. Sự luân phiên ngày, đêm

- Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa: Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm.

- Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.

- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

- Trái Đất chuyển động một vòng quanh trục hết 23 giờ 56 phút 4 giây. (Qui ước là 24h)

 

2. Giờ trên Trái Đất

- Trái Đất có dạng hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên cùng một thời điểm, ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau.

=> các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

- Trái Đất được chia làm 24 múi giờ (khu vực giờ), mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi.

- Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Trong thực tế, ranh giới các múi giờ thường được quy định theo đường biên giới quốc gia.

Một số nước chia làm nhiều múi giờ như: Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa K

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 chân trời, soạn mới giáo án địa lí 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 chân trời Bài 5: hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất (3 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất (3 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận