Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: biển và đại dương (2 tiết)

Giáo án Địa lí 10 Chân trời Bài 13: biển và đại dương (2 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 13: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG (2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.

- Giải thích được hiện tượng sóng biển và thuỷ triều.

- Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương.

- Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế – xã hội.

- Phân tích được bản đồ và hình vẽ về thuỷ quyển.

2. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, năng lực khoa học, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học.

3. Phẩm chất

- Có tinh thần tự học, tự giác tham gia và đóng góp tích cực trong các hoạt động nhóm, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.

-       Hình ảnh, bản đồ các dòng biển, phiếu học tập...

2. Đối với học sinh

SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt bài học mới về nước biển và đại dương.

b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Thử tài trí tuệ" để HS trả lời nhanh các câu hỏi liên quan đến biển và đại dương.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thông báo thể lệ, thời gian cho trò chơi là 5 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời nhanh các câu hỏi về biển và đại dương.

- GV cổ vũ, khích lệ HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tham gia trò chơi

- GV mời một số HS khác bổ sung câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, thông báo kết quả trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các biển và đại dương chiếm khoảng 97,5% lượng nước của thuỷ quyền. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển được kí ngày 10 – 12 – 1982 coi biển và đại dương là di sản chung của nhân loại. Vậy, biển và đại dương có ý nghĩa như thế nào đối với thực tiễn đời sống? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu – Bài 13: Biển và đại dương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất của nước biển và đại dương.

a. Mục tiêu: Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.

b. Nội dung: HS dựa vào bảng 13 và thông tin trong bài, trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn nhập vào nội dung, đặt câu hỏi, yêu cầu HS cho biết các biển và đại dương có nhiệt độ và độ muối thay đổi như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào bảng 13 và thông tin trong bài để giải thích vì sao nhiệt độ và độ muối của nước biển và đại dương khác nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tính chất của nước biển và đại dương.

- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và đại dương là khoảng 17°C.

- Nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.

+ ở Xích đạo là 27 – 29°C,

+ ở ôn đới là 15 – 16°C,

+ ở hàn đới là dưới 1C,

+ Ở các biển, nhiệt độ trung bình trên bề mặt cũng rất khác nhau: Biển Đen là 26°C, biển Ban-tích (Baltic) là 17C, biển Ba-ren (Barents) là 3°C,...

 - Nước biển và đại dương có độ muối trung bình là 35 ‰.  Độ muối là do nước sống hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối của nước biển thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 chân trời, soạn mới giáo án địa lí 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 chân trời Bài 13: biển và đại dương (2 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 13: biển và đại dương (2 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận