Danh mục bài soạn

Tải giáo án Địa lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: mưa (2 tiết)

Giáo án Địa lí 10 Cánh diều Chân trời được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 10: MƯA(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Trình bày được các nhân tổ ảnh hưởng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới.

-       Phân tích được hình vẽ, bản đồ về mưa.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Năng lực ngôn ngữ: rèn luyện sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, thể hiện chính xác, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.   

-       Năng lực riêng: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học.

3. Phẩm chất

Có tinh thần học tập, tự giác tham gia và đóng góp tích cực trong các hoạt độngnhóm, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Địa lí 10, Giáo án.

-       Hình ảnh, video liên quan đến bài học; bản đồ phân bố lượng mưa,…

-       Phiếu học tập.

-       Máy chiếu, máy tính,… (nếu có)

2. Đối với học sinh

SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung:

- GV cho HS xem một đoạn dự báo thời tiết có hiện tượng mưa và đặt câu hỏi cho HS.

- HS nêu ý kiến cá nhân, sau đó GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem một video dự báo thời tiết ngắn về mưa: https://youtu.be/REkDBt8aA4k (từ đầu đến 1:18s)

- GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Em hãy kết tên một số dạng mưa mà em biết.

+ Theo em, nước ta có lượng mưa trung bình năm cao hay thấp? Mưa thường hay xuất hiện vào mùa nào (trong những tháng nào trong năm?)

+ Khu vực nào trên thế giới có lượng mưa ít? Vì sao lượng mưa phân bố không đồng đều tại các khu vực trên Trái Đất?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS căn cứ vào những kiến thức đã biết, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS phát biểu ý kiến.

+ Một số dạng mưa: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, mưa tuyết,…

+ Nước ta có lượng mưa trung bình năm cao, thường mưa nhiều vào giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Các khu vực có lượng mưa thấp thường nằm ở vùng ôn đới và vùng cực. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đồng đều do nhiều yếu tố: vị trí địa lí, địa hình, dòng biển,…

- GV mời các HS khác trong lớp nhận xét, đưa ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:Thế giới có những nơi mưa nhiều, lượng mưa lớn gây lũ lụt, ngược lại có nhiều khu vực lượng mưa ít gây ra hạn hán. Vì sao có sự khác nhau như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 10: Mưa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa.

a. Mục tiêu:

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa.

 

- Phân tích được hình vẽ, bản đồ về mưa của khí quyển.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục I (SGK tr.46 – 47), sau đó thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV sử dụng kĩ thuật “Chúng em biết 3” để giao nhiệm vụ cho các nhóm HS nhằm trả lời các câu hỏi trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phân chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục I (SGK tr.46 – 47).

- GV cho mỗi nhóm thảo luận về một nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trong năm nhân tố: khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

- GV dựa vào những câu hỏi trong SGK yêu cầu các nhóm thảo luận về các nhân tố mà nhóm được phân công:

+ Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

+ Cho biết các nhân tố vừa nêu ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa. Cho ví dụ chứng minh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin mục I (SGK tr.46 – 47).

- Mỗi HS trong nhóm làm việc độc lập, ghi lại phần trình bày của mình và cùng thảo luận, sau đó chia sẻ và chọn ra 3 hoặc hơn 3 nội dung mà nhóm thấy quan

trọng nhất.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày 3 (hoặc hơn 3 điều) nhóm đã chọn.

GV đặt câu hỏi cho các nhóm để khắc sâu kiến thức.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trình bày của HS, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

-  Những vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

- Ở các vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

=> dưới những đai khí áp cao cận chí tuyến mặc dù nhiệt độ cao nhưng trời trong, không có mây, rất khô hạn và thường xuất hiện những hoang mạc lớn như hoang mạc Ô-xtrây-li-a, Xa-ha-ra, A Rập.

2. Frông

- Là lớp tiếp xúc giữa hai khối khí có tính chất khác nhau.

- Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí => nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

+ Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng

đợt.

+ Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

- Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

3. Gió

- Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa

càng ít.

- Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hạ có gió thổi từ đại dương vào lục địa.

4. Dòng biển

- Những nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

- Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

=> Ảnh hưởng của dòng biển lạnh đã tạo nên các hoang mạc ven đại dương như A-ta-ca-ma (Atacama - Nam Mỹ); Na-míp (Namiibb - châu Phi),...

5. Địa hình

Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa: - Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn

khuất gió thường mưa ít.

-  Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều, tới một độ cao nhất định, độ ấm không khí giảm sẽ không còn mưa.

=> Những sườn và đỉnh núi cao thường ít mưa.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án địa lí 10 chân trời, soạn mới giáo án địa lí 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án địa lí 10 chân trời Bài 10: mưa (2 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Địa lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: mưa (2 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận