Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương IV. Hàm số y = $ax^{2}$ (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III. Góc với đường tròn

Chương IV. Hình trụ- Hình nón- Hình cầu

Giải toán vnen 9 tập 2: Bài tập 6 trang 47

Bài tập 6: Trang 47 sách toán VNEN lớp 9 tập 2

Không giải phương trình, hãy cho biết mỗi phương trình sau có bao nhiêu nghiệm?

a) $17x^2 + 4x - 2017 = 0$

b) $-\frac{17}{5}x^2 - 2\sqrt{7} x + 1890 = 0$

c) $\sqrt{5} x^2 -2(1 + \sqrt{3})x + (1 - \sqrt{3}) = 0$;

d) $(1 - \sqrt{5})x^2 - 3 + \sqrt{5} + 1 = 0$

Gợi ý: Xét tích $a\times c$

Cách làm cho bạn:

Nhận xét: Nếu một phương trình bậc 2 có tích $a\times c < 0$ thì phương trình đó chắc chắn có hai nghiệm phân biệt.

a) $17x^2 + 4x - 2017 = 0$

Xét: $a\times c = 17\times (-2017) < 0 \Rightarrow $ phương trình có 2 nghiệm phân biệt. 

b) $-\frac{17}{5}x^2 - 2\sqrt{7} x + 1890 = 0$

Xét: $a\times c = -\frac{17}{5}\times 1890 < 0 \Rightarrow $ phương trình có 2 nghiệm phân biệt. 

c) $\sqrt{5} x^2 -2(1 + \sqrt{3})x + (1 - \sqrt{3}) = 0$;

Xét: $a\times c = \sqrt{5}\times (1 - \sqrt{3}) < 0 \Rightarrow $ phương trình có 2 nghiệm phân biệt. 

d) $(1 - \sqrt{5})x^2 - 3 + \sqrt{5} + 1 = 0$

Xét: $a\times c = (1 - \sqrt{5})\times (\sqrt{5} + 1) < 0 \Rightarrow $ phương trình có 2 nghiệm phân biệt. 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận