Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương IV. Hàm số y = $ax^{2}$ (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III. Góc với đường tròn

Chương IV. Hình trụ- Hình nón- Hình cầu

Soạn VNEN toán 9 bài 4: Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Giải bài 4: Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn - Sách hướng dẫn học toán 9 tập 2 trang 13. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Sử dụng phương pháp thế hoặc phương pháp công đại số để tìm nghiệm của hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix}x- 3y = 0\\ x + 2y = 5\end{matrix}\right.$

Trả lời:

$\left\{\begin{matrix}x- 3y = 0\\ x + 2y = 5\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}5y = 5\\ x + 2y = 5\end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}y = 1\\ x = 3\end{matrix}\right.$

Vậy nghiệm của hệ phương trình là: $(x; y) = (3; 1)$

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. a) Thực hiện các hoạt động sau:

  • Vẽ hệ trục tọa độ Oxy.
  • Vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hệ phương trình x - 3y = 0
  • Vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hệ phương trình x + 2y = 5
  • Hai đường thẳng trên có vị trí tương đối như thế nào? Xác định tọa độ giao điểm của hai đường thẳng đó.
  • Đối chiếu tọa độ giao điểm và nghiệm của hệ tìm được ở Hoạt động Khởi động.

b) Thực hiện các làm tương tự 1a) đối với mỗi hệ sau:

(I) $\left\{\begin{matrix}x - y = 0\\ 2x + y = 3\end{matrix}\right.$

(II) $\left\{\begin{matrix}2x - 3y = -4\\ 2x - 3y = 5\end{matrix}\right.$

(III) $\left\{\begin{matrix}x + 2y = 3\\ -x - 2y = -3\end{matrix}\right.$

Trả lời:

a)

 Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Từ đồ thị, ta thấy hai đường thẳng vừa vẽ cắt nhau tại (3; 1). Tọa độ điểm cắt chính là nghiệm của hệ phương trình đã tìm được ở phần Hoạt động Khởi động.

b)

  • Phương trình (I):

 Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Từ đồ thị ta thấy, hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $(x; y) = (1; 1)$.

  • Phương trình (II)

 Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Từ đồ thị, ta thấy hệ phương trình (II) vô nghiệm )

  • Phương trình (III)

 Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Từ đồ thị, ta thấy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.

2. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 14)

3. Ví dụ

Cho biết số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau dựa vào đồ thị của chúng:

a) $\left\{\begin{matrix}2x + y = 1\\ x - y = 2\end{matrix}\right.$

b) $\left\{\begin{matrix}x + 2y = 2\\ x + 2y = 5\end{matrix}\right.$

c) $\left\{\begin{matrix}2x + y = 3\\ -2x - y = -3\end{matrix}\right.$

Trả lời:

a) 

 Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Từ đồ thị, ta thấy hệ phương trình có một nghiệm $(x; y) = (1; -1)$

b)

 Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Từ đồ thị, ta thấy hệ phương trình vô nghiệm.

c)

 Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Từ đồ thị, ta thấy hệ phương trình có vô số nghiệm.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Trang 14 sách toán VNEN lớp 9 tập 2

Cho biết số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau, giải thích vì sao?

a) $\left\{\begin{matrix}2x + y = 1\\ 3x - y = 4\end{matrix}\right.$

b) $\left\{\begin{matrix}x - 5y = -3\\ -x + 5y = -7\end{matrix}\right.$

c) $\left\{\begin{matrix}x - 5y = -3\\ -x + 5y = -7\end{matrix}\right.$

d) $\left\{\begin{matrix}3x - \frac{3}{2}y = -\frac{9}{2}\\ 2x + y = 3\end{matrix}\right.$

Bài tập 2: Trang 15 sách toán VNEN lớp 9 tập 2

Cho biết số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau, giải thích vì sao?

a) $\left\{\begin{matrix}x + y = 2\\ 3x + 3y = 2\end{matrix}\right.$

b) $\left\{\begin{matrix}3x - 2y = 3\\ -9x + 6y = 7\end{matrix}\right.$

Bài tập 3: Trang 15 sách toán VNEN lớp 9 tập 2

Cho biết số nghiệm của mỗi hệ phương trình sau, giải thích vì sao?

a) $\left\{\begin{matrix}4x - 8y = 4\\ -2 + 2y = -1\end{matrix}\right.$

b) $\left\{\begin{matrix}\frac{1}{3}x - 2y = \frac{2}{3}\\ -x + 6y = -2\end{matrix}\right.$

D. E Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Dựa vào minh họa hình học (xét vị trí tương đối của hai đường thẳng xác định bởi hai phương trình trong hệ), em hãy giải thích các kết luận sau:

Hệ phương trình: $\left\{\begin{matrix}ax + by = c\\ a'x + b'y = c'\end{matrix}\right.$ (a, b, c, a', b', c' $\neq$).

  • Có vô số nghiệm nếu: $\frac{a}{a'} = \frac{b}{b'} = \frac{c}{c'}$
  • Vô nghiệm nếu: $\frac{a}{a'} = \frac{b}{b'} \neq \frac{c}{c'}$
  • Có một nghiệm duy nhất nếu: $\frac{a}{a'} \neq \frac{b}{b'}$

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn trang 13 vnen toán 9, bài 4 toán vnen 9 tập 2, giải sách vnen toán 9 tập 2 chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 9 bài 4: Minh họa hình học nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 9 tập 2. Phần trình bày do Snowhite Snowflakes tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận