Danh mục bài soạn

Phần 1: Đại số

CHƯƠNG 1: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

Phần 2: Hình học

Giải toán 9 tập 1: Bài tập 89 trang 111

Câu 89: Trang 111 sgk toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường trung tuyến AM. Gọi D là trung điểm của AB, E là điểm dối xứng với M qua D.

a) Chứng minh rằng điểm E đối xứng với điểm M qua AB.

b) Các tứ giác AEMC, AEBM là hình gì? Vì sao?

c) Cho BC = 4cm, tính chu vì tứ giác AEBM.

d) Tam giác vuông ABC có điều kiện gì thì AEBM là hình vuông?

Cách làm cho bạn:

Theo giả thiết ta có hình vẽ sau:

Giải bài: Ôn tập chương I - Tứ giác - sgk Toán hình 8 tập 1 Trang 110 - 112 

a) Do M là trung điểm của BC (gt) và D là trung điểm của AB (gt)

=> MD là đường trung bình của ΔABC do =>ó MD // AC

Mặt khác ta có : AC ⊥ AB (tam giác ABC vuông tại A) 

=>MD ⊥ AB (1)

Do E đối xứng với M qua D => MD = DE (2)

Từ (1) và (2) => AB là đường trung trực của ME.

Vậy E đối xứng với M qua AB. (đpcm)

b) Ta có MD // AC (cmt) => ME // AC.

Ta lại có: DE = MD = $\frac{1}{2}AC$ => ME = AC

=> Tứ giác AEMC là hình bình hành (hai cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau)

Xét tứ giác AEBM có D vừa là trung điểm của AB vừa là trung điểm của ME.

=>Tứ giác AEBM là hình bình hành (các đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường)

Mặt khác AB ⊥ EM (cmt)

=>Hình bình hành AEBM  là hình thoi.

c) Với BC = 4cm => BM= 2cm (do M là trung điểm của BC)

Do AEBM là hình thoi nên AM = MB = BE = AE = 4cm

=>Chu vi hình thoi AEBM bằng 4.BM = 4.2 = 8cm

d)Hình thoi AEBM là hình vuông ⇔ hình thoi AEBM có một góc vuông ⇔ AM ⊥ BM

⇔ AM là đường cao của tam giác ABC.

Mặt khác ta có ΔABC có trung tuyến AM.

AM vừa là đường trung tuyến, vừa là đường cao ⇔ ΔABC cân tại A

Vậy để AEBM là hình vuông khi ΔABC vuông có thêm điều kiện cân tại A.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận