Danh mục bài soạn

Giải SBT toán 10 tập 2 sách kết nối bài Bài tập cuối chương VI

Hướng dẫn giải bài Bài tập cuối chương VI SBT toán 10, bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. Đây là một trong những bộ sách mới được bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt nên ít nhiều học sinh còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn trong quá trình học. Do đó hãy để Hocthoi.net là công cụ đắc lực hỗ trợ các em, giúp các em tự tin trong học tập.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 6.33. Thu nhập bình quân theo đầu người (GDP) của Việt Nam (tính theo USD) trong vòng 10 năm, từ năm 2009 đến năm 2018 được cho bởi bảng sau (dựa theo số liệu của Tổng cục Thống kê):

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

GDP

1055

1273

1517

1749

1908

2052

2109

2215

2385

2587

Bảng này xác định một hàm số chỉ sự phụ thuộc của GDP (kí hiệu là y) vào thời gian x (tính bằng năm). Khẳng định nào dưới đây là sai?

A. Giá trị của hàm số tại x = 2018 là 2 587;

B. Tập xác định của hàm số có 10 phần tử;

C. Tập giá trị của hàm số có 10 phần tử;

D. Giá trị của hàm số tại x = 2 587 là 2018.

Bài tập 6.34. Các đường dưới đây, đường nào không là đồ thị của hàm số ?

Giải bài tập 6.34 trang 22 SBT toán 10 tập 1 kết nối

Bài tập 6.35. Tập xác định của hàm số $y=\sqrt{x}$ là

A. ℝ\{0};

B. ℝ;

C. [0; +∞);

D. (0; +∞).

Bài tập 6.36. Hàm số $y=\frac{1}{x}$ có

A. Tập xác định là ℝ\{0} và tập giá trị là ℝ;

B. Tập xác định và tập giá trị cùng là ℝ\{0};

C. Tập xác định là ℝ và tập giá trị là ℝ\{0};

D. Tập xác định và tập giá trị cùng là ℝ.

Bài tập 6.37. Với những giá trị nào của m thì hàm số f(x) = (m + 1)x + 2 đồng biến trên ℝ ?

A. m > –1;

B. m = 1;

C. m < 0;

D. m = 0.

Bài tập 6.38. Đồ thị trong hình vẽ dưới đây là của hàm số nào?

A. $y=|\frac{1}{2}x|$;

B. y = |3 – x|;

C. y = |x|;

D. y = |2x|.

Bài tập 6.39. Trục đối xứng của parabol (P): $y = 2x^{2} + 6x + 3 $là

A. y = –3;

B.$ y=-\frac{3}{2}$

C. x = –3;

D.$x=-\frac{3}{2}$

Bài tập 6.40. Parabol $y = –4x – 2x^{2}$  có đỉnh là

A. I(–1; 1);

B. I(–1; 2);

C. I(1; 1);

D. I(2; 0).

Bài tập 6.41. Cho hàm số $y = x^{2} – 2x + 3$. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

A. Hàm số đồng biến trên (–∞; 2);

B. Hàm số nghịch biến trên (–∞; 2);

C. Hàm số đồng biến trên (–∞; 1);

D. Hàm số nghịch biến trên (–∞; 1).

Bài tập 6.42. Đường parabol trong hình dưới đây là đồ thị của hàm số nào ?

$A. y = x^{2} + 2x – 3;$

$B. y = –x^{2} – 2x + 3;$

$C. y = –x^{2} + 2x – 3;$

$D. y = x^{2} – 2x – 3.$

Bài tập 6.43. Cho hàm số bậc hai $y=ax^{2}+bx+c$ có đồ thị là đường parabol dưới đây. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. a < 0, b < 0, c < 0;

B. a < 0, b < 0, c > 0;

C. a < 0, b > 0, c < 0;

D. a < 0, b > 0, c > 0.

Giải bài tập 6.43 trang 24 SBT toán 10 tập 1 kết nối

Bài tập 6.44. Điều kiện cần và đủ của tham số m để parabol (P): $y = x^{2} – 2x + m – 1 $ cắt trục Ox tại hai điểm phân biệt nằm về hai phía của trục tung là

A. m < 1;

B. m < 2;

C. m > 2;

D. m > 1.

Bài tập 6.45. Bảng xét dấu dưới đây là của tam thức bậc hai nào?

x

 −∞

 

-2

 

3

 

+∞ 

F(x)

 

-

0

+

0

-

 

 

A. $f(x) = –x^{2} + x + 6;$

B. $f(x) = x^{2} – x – 6;$

C. $f(x) = –x^{2} + 5x – 6; $

D. $f(x) = x^{2}– 5x + 6.$

Bài tập 6.46. Bảng xét dấu nào sau đây là bảng xét dấu của tam thức $f(x) = x^{2} + 12x + 36$ ?

Giải bài tập 6.46 trang 24 SBT toán 10 tập 1 kết nối

Bài tập 6.48. Các giá trị của tham số m làm cho biểu thức $f(x) = x^{2} + 4x + m – 5$ luôn dương là

A. m ≥ 9;

B. m > 9;

C. Không có m;

D. m < 9.

Bài tập 6.47. Tập nghiệm của bất phương trình $x^{2}– 4x + 3 < 0$ là

A. (1; 3);

B. (–∞; 1)∪[3; +∞);

C. [1; 3];

D. (–∞; 1]∪[4; +∞).

Bài tập 6.49. Phương trình $(m + 2) x^{2} – 3x + 2m – 3 = 0$ có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi

A. m < –2 hoặc $m>\frac{3}{2}$;

B. $m>\frac{3}{2}$;

C. $-2<m<\frac{3}{2}$;

D. m < 2.

Bài tập 6.50. Bất phương trình $mx^{2} – (2m – 1)x + m + 1 < 0$ vô nghiệm khi và chỉ khi

A. $m\leq \frac{1}{8}$;

B. $m> \frac{1}{8}$;

C. $m<\frac{1}{8}$;

D. $m\geq \frac{1}{8}$

Bài tập 6.51. Số nghiệm của phương trình $\sqrt{x^{2}+4x-2}=x-3$ là

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Bài tập 6.52. Tập nghiệm của phương trình $\sqrt{2x^{2}-9x-9}=3-x$ là

A. S = {6};

B. S = ∅;

C. S = {–3};

D. S = {–3; 6}.

Bài tập 6.53. Tập nghiệm của phương trình $\sqrt{2x^{2}-5x+1}=\sqrt{x^{2}+2x-9}$ là

A. S = {2};

B. S = {5};

C. S = ∅;

D. S = {2; 5}.

Bài tập 6.54. Tìm tập xác định của các hàm số sau:

a) $y=\sqrt{-x^{2}+3x-2}$;

b) $y=\frac{x-1}{\sqrt{x^{2}-1}}$.

Bài tập 6.55. Cho hàm số $y=\left\{\begin{matrix}2x+3 khi -2\leq <-1 \\ \frac{1}{2}x+\frac{3}{2} khi -1\leq x<1\\ -\frac{1}{2}x+\frac{9}{2} khi 1\leq x\leq 3\end{matrix}\right.$

a) Tìm tập xác định của hàm số.

b) Vẽ đồ thị hàm số.

c) Từ đồ thị vẽ ở ý b) hãy chỉ ra các khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số.

d) Tìm tập giá trị của hàm số.

Bài tập 6.56. Với mỗi hàm số dưới đây, hãy vẽ đồ thị, tìm tập xác định, tập giá trị, khoảng đồng biến và khoảng nghịch biến của chúng.

a) y = |x – 1| + |x + 1|;

b) $y=\left\{\begin{matrix}x+1 khi x<-1\\ x^{2}-1 khi x\geq -1\end{matrix}\right.$

Bài tập 6.57. Dựa vào đồ thị của hàm số $y = ax^{2} + bx + c$, hãy xác định dấu của các hệ số a, b, c trong mỗi trường hợp dưới đây.

Giải bài tập 6.57 trang 26 SBT toán 10 tập 1 kết nối

Bài tập 6.58. Trong mỗi trường hợp dưới đây, hãy vẽ đồ thị của các hàm số trên cùng một mặt phẳng toạ độ rồi xác định toạ độ giao điểm của chúng:

a) y = –x + 3 và $y = –x^{2} – 4x + 1.$

b) y = 2x – 5 và $y = x^{2} – 4x – 1.$

Bài tập 6.59. Vẽ đồ thị mỗi hàm số sau, từ đó suy ra tập nghiệm của bất phương trình tương ứng

a) $y = x^{2} – 3x + 2$ và bất phương trình: $x^{2} – 3x + 2 ≥ 0;$

b) $y = x^{2} – x – 6 $ và bất phương trình: $x^{2} – x – 6 < 0.$

Bài tập 6.60. Tìm các giá trị của tham số m để:

a) Hàm số $\frac{1}{\sqrt{mx^{2}-2mx+5}}$ có tập xác định ℝ;

b) Tam thức bậc hai $y = –x^{2} + mx – 1$ có dấu không phụ thuộc vào x;

c) Hàm số $y=\sqrt{-2x^{2}-mx-m-6}$ có tập xác định chỉ gồm một phần tử.

Bài tập 6.61. Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 6 cm, AD = 13 cm. Tìm vị trí điểm M trên cạnh AD sao cho BM = 2MD.

Bài tập 6.62. Trong Vật lí ta biết rằng, khi một vật được ném xiên với vận tốc ban đầu v0, góc ném hợp với phương ngang Ox một góc α, nếu ta bỏ qua sức cản của không khí và gió, vật chỉ chịu tác động của trọng lực với gia tốc trọng trường $g ≈ 9,8 m/s^{2}$, thì độ cao y (so với mặt đất) của vật phụ thuộc vào khoảng cách theo phương ngang x (tính đến mặt đất tại điểm ném) theo một hàm số bậc hai cho bởi công thức

$y=\frac{-g}{2v_{0}^{2}cos^{2}\alpha }x^{2}+xtan\alpha $

Giải bài tập 6.62 trang 27 SBT toán 10 tập 1 kết nối

Như vậy quỹ đạo chuyển động của vật là một phần của đường parabol. Hãy xác định

a) Các hệ số a, b và c của hàm số bậc hai này;

b) Độ cao lớn nhất mà vật có thể đạt được;

c) Giả sử vận tốc ban đầu v0 không đổi. Từ kết quả câu b) hãy xác định góc ném α để độ cao lớn nhất của vật đạt giá trị lớn nhất.

d) Một quả bóng được đá từ mặt đất lên cao với vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s và góc đá so với phương ngang là α = 45°. Khi quả bóng ở độ cao trên 5 m thì khoảng cách theo phương ngang từ vị trí của quả bóng đến vị trí đá bóng nằm trong khoảng nào (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) ?

Pages

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT toán 10 tập 2 sách kết nối bài Bài tập cuối chương VI
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT toán 10 tập 2 sách kết nối bài Bài tập cuối chương VI . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT toán 10 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận