Danh mục bài soạn

Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, n...
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sông giữa tình yêu của mọi người bài mẫu 1
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên bài mẫu 1
Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau: Một kỉ niệm tuổi thơ hoặc Tình b...
Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường
Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn...
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: “Nếu khi còn trẻ ta...
Kể cho bố mẹ nghe một chuyện cảm động mà em đã gặp ở trường

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện buồn cười mà em đã gặp ở trường
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân
Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc… mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứn...
Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ Lượm theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Đóng vai là người mẹ kể lại cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
Em hãy tả khung cảnh quê em vào mùa xuân
Hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: Cây tre
Bài văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ về tình bạn
Hãy viết bài văn biểu cảm về cây phượng trường em
Bài văn mẫu cảm nghĩ về mái trường thân của em lớp 7
Bài văn biểu cảm về một loài hoa em thích lớp 7
Bài văn chứng minh: Cần phải chọn sách mà đọc
Tuổi trẻ mà không chịu khó học tập thì lớn lên không làm được việc gì có ích
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao...
Bài văn mẫu: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ em

 

Kể về một người có ảnh hưởng nhất đối với em
Bài văn mẫu lớp 7: Tả con đường từ nhà tới trường
Văn mẫu 7: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như "Lượm" hoặc "Đêm...
Văn mẫu 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồn...
Văn mẫu 7: Kể về một buổi cắm trại mà em đã từng tham gia (hoặc được chứng kiến)
Bài văn mẫu lớp 7:Tả lại khung cảnh khu phố nơi mà em đang ở
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,....) mà em đã gặp ở trường
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc đêm nay Bác không ngủ)...
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể) là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng h...
Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em
Tổng hợp bài viết số 1 văn 7 hay nhất với đầy đủ các đề
Văn mẫu 7 bài viết số 2: Loài cây em yêu (chọn bất cứ loại cây gì ở Làng quê Việt Nam: Tre, dừa, chuối, gạo, đa...không...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn mà em yêu mến nhất
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả về cây vải thiều quê hương em.
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một kỉ niệm về một thầy, cô giáo mà em nhớ nhất
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Kể lại một kì niệm em nhớ mãi trong cuộc đời học trò vừa qua
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả sân trường giờ ra chơi
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tưởng tượng và kể lại chân dung của Lượm ( nhân vật trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu)
Văn mẫu lớp 7: Viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệu về đất nước của mình
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả một loài cây em yêu
Văn mẫu lớp 7: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy tả cảnh mục đồng thổi sáo khi dắt trâu ra đồng về nhà khi chiều xuố...
Văn mẫu lớp 7: Tả một loài cây

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả cây đa làng em
Văn mẫu lớp 7: Tả khung cảnh Hà Nội vào xuân
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp của rừng núi quê em
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn thân yêu của em
Văn mẫu lớp 7: Kể chuyện về bà em
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài " Cổng trường mở ra" của Lý Lan
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về dòng sông quê mẹ
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mùa hè
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về sách vở em học hằng ngày
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Một bài học sâu sắc và ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em
Văn mẫu lớp 7: Dựa vào văn bản": Sài Gòn tôi yêu" hãy viết một bài văn về mảnh đất em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Viết cảm nghĩ về khu vườn nhà em

 

Văn mẫu lớp 7: Mùa xuân vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Hãy viết cảm nghĩ của em về mùa xuân.
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn mẹ tôi của nhà văn Êt-môn-đô đờ A- min -xi
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài:" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về một bài văn mà em đã được học
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về một con vật nuôi
Văn mẫu lớp 7: Cảm xúc về mùa thu
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường xưa của em
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ tác phẩm: Một thứ quà của lúa non-Cốm
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Văn mẫu lớp 7: Đọc lại văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đơ A-min-xi và hãy thay mặt En-ri-co hãy viết một bức thư cho bố, nói...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khu...
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Em hãy giải thích câu nói trên và từ đó r...
Văn mẫu lớp 7: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:" Có tài mà không có đức là ngườ...
Văn mẫu lớp 7: Nhân dân có câu:" Có công mài sắt có ngày lên kim". Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu tục ngữ:" Đói cho sạch, rách cho thơm"

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy bình luận ý nghĩa của câu tục ngữ:" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố...
Văn mẫu lớp 7: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ:" Thất bại là mẹ thành công"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ:" Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý " Uống nước nhớ nguồn",...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu như chúng ta không có ý thức bảo v...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tìm hiểu và chứng minh câu ca dao: " Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi...
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ:" Tiên học lễ, hậu học văn"
Văn mẫu lớp 7: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: " Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người s...
Văn mẫu lớp 7: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Văn mẫu lớp 7: Ca dao có câu: " Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước như nguồn chảy ra" Em hãy giải...
Văn mẫu lớp 7: Bình luận câu tục ngữ:" Có chí thì nên"

 

Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về một số bài ca dao đã học
Văn mẫu lớp 7: Nói về tinh thần vượt khó, nhân dân ta có câu:" Lửa thử vàng gian nan thử sức". Em hiểu câu nó...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng" nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngỡ...
Văn mẫu lớp 7: Một nhà văn có nói:" Sách là nguồn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Em hãy giải thích nội...
Văn mẫu lớp 7: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện:" Sống chết...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Phò giá về kinh( Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

 

Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Đề đến Sầm Nghi Đống" của Hồ Xuân Hương
Văn mẫu lớp 7: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của bà...
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài:" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương
Văn mẫu lớp 7: Nguyên tiêu( Rằm tháng giêng) là một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh. Em hãy phân tích bài thơ này
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài Cốm-một thứ quà của lúa non của Thạch Lam
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về chùa một cột
Văn mẫu lớp 7: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá
Văn mẫu lớp 7: Tình yêu quê hương đất nước trong bài Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về Chùa Bút Tháp

Văn mẫu lớp 7: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?. Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên. Theo đó, hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn ý + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Lời chào cao hơn mân cỗ

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. 
  • Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

 

2. Thân bài:

  • Bài học từ câu nói: thể hiện vai trò của tình cảm của con người trong cuộc sống đặc biệt là qua sự thể hiện của lời nói vì nếu có tấm lòng thì tự khắc sẽ mời thôi chứ không cần gì đến cao lương mĩ vị.

Lí giải: Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào.

  • Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống.
  • Ngày nay, hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng

3. Kết bài: Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Bài viết

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. Vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Trong cuộc sống thường ngày của ta thì nhân dân ta rất trọng chữ tình, ngay cả trong pháp luật của nước ta nhiều điều khoản cũng bị chữ tình ấy chi phối. Nói lời chào cao hơn mâm cỗ ở đây ông cha ta muốn nói lên những tình cảm tốt đẹp mà chỉ cần thể hiện bằng lời nói đã khiến cho người ta cảm thấy vui, thấy được quan tâm rồi chứ không phải là có cỗ có ăn rồi mới thấy vui. Miếng ăn quả thực với nhân dân ta hồi xưa là một điều rất cần thiết vì nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đói nghèo. Thế nhưng trong cái nghèo đói ấy mà ông cha ta vẫn có thể rút ra được bài học kinh nghiệm của đời sống tình cảm trong cuộc sống của chúng ta. Tóm lại câu nói của trên thể hiện vai trò của tình cảm của con người trong cuộc sống đặc biệt là qua sự thể hiện của lời nói vì nếu có tấm lòng thì tự khắc sẽ mời thôi chứ không cần gì đến cao lương mĩ vị.

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Bài mẫu 2: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Lời chào cao hơn mân cỗ

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp được lưu giữ và phát huy từ đời này sang đời khác
  • Các cụ thường có câu ” lời chào cao hơn mâm cỗ” cho thấy được tuy rằng dù không thân thiết nhưng những ” lời chào ” luôn được đề cao, nó giúp cho mọi người có thêm cách thân thiết và hiểu nhau hơn.

2. Thân bài:

Ý nghĩa: 

  • Lời chào còn sang trọng hơn mâm cỗ.
  • “Mâm cỗ” chính là biểu tượng của các giá trị vật chất, sự sang trọng của con người, nhấn mạnh được tầm quan trọng của lời chào nó còn cao quý và sang trọng hơn

=> Bài học hướng đến từ câu nói: sự quan trọng của lời chào, chúng ta gặp người lớn chào hỏi trước, không chỉ cho họ thấy mình là một con ngoan được giáo dục tốt, có đạo đức tốt, câu nói thể hiện được ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào, ở đây chính là lời chào hỏi nhau người thân quen gặp mặt nhau

Mở rộng:

  • Liên hệ với câu tục ngữ với ý nghĩa tương tự:" lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
  • Phê phán: Gây ra nhiều hành vi trái với truyền thống, nhiều đứa trẻ còn đang dần quên cách chào, chúng sống một cách vô cảm, là một thanh niên, thế hệ mới vì vậy mà chúng ta cần thay đổi những hành động như vậy, các bạn cần hiểu được tầm quan trọng của lời chào hỏi. 

3. Kết bài: Vì vậy mà mỗi người cần có những hành xử làm sao cho phù hợp, ý thức được trong lời nói của mình, cần rèn luyện một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết tôn trọng người xung quang góp phần giúp xã hội ngày càng văn minh và tươi đẹp hơn.

Bài viết

Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp được lưu giữ và phát huy từ đời này sang đời khác. Bản chất con người Việt Nam rất thân thiện và hiếu khách. Các cụ thường có câu ” lời chào cao hơn mâm cỗ” cho thấy được tuy rằng dù không thân thiết nhưng những ” lời chào ” luôn được đề cao, nó giúp cho mọi người có thêm cách thân thiết và hiểu nhau hơn.

Khi lớn lên chúng ta đi học, các ông bà thường nói câu “Kính trên, nhường dưới” đối với người lớn tuổi hơn khi gặp mình cần chào hỏi lễ phép, đối với người ít tuổi cần nhường nhịn. Qua câu ” lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm muốn nói rằng sự quan trọng của lời chào, chúng ta gặp người lớn chào hỏi trước, không chỉ cho họ thấy mình là một con ngoan được giáo dục tốt, có đạo đức tốt, câu nói thể hiện được ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào, ở đây chính là lời chào hỏi nhau người thân quen gặp mặt nhau. Gặp lần đầu tiên dù chưa quen biết cũng cần có những lời chào chân tình, thân thiện cho người đối diện thấy được tấm lòng và lấy được sự thiện cảm. Từ câu nói trên ” cao hơn mâm cỗ” thấy được lời chào còn sang trọng hơn mâm cỗ. “Mâm cỗ” chính là biểu tượng của các giá trị vật chất, sự sang trọng của con người, nhấn mạnh được tầm quan trọng của lời chào nó còn cao quý và sang trọng hơn. Đó là những câu mà các cụ muốn dăn dạy các con các cháu để làm sao sống cho tốt.

Không những vậy lời chào còn thể hiện thái độ lễ phép, kính trọng của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào ai cũng thấy vui vẻ, gần gũi mà người xung quanh dành cho mình. Đáp lại những lời chào ấy người trên cũng thể hiện tôn trọng với người dưới. Từ đây cho thấy văn hóa chào hỏi rất được chú trọng với bất kỳ ai, bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm và giữ gìn phép lịch sự đó. Qua những lời chào hỏi cho thấy được tình cảm gần gũi, chữ tình trong đó. “lời chào hỏi” chính là một nét văn hóa mang đậm sắc riêng của người Việt Nam chúng ta

Ông cha ta có câu ” lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” cũng phản ánh đến cách ăn nói, cư xử, khéo léo của con người, lựa chọn những lời nói đúng, dễ nghe đi vào lòng người trong giao tiếp, như vậy vừa gắn chặt thêm tình người cũng tránh được những mâu thuẫn không đáng có trong cuộc nói chuyện.

Ngày nay khi xã hội càng phát triển, công nghệ hiện đại dần dần con người ít tiếp xúc, nhiều đứa trẻ bị trầm cảm không muốn tiếp súc với ai, nghiện trong thế giới ảo. Gây ra nhiều hành vi trái với truyền thống, nhiều đứa trẻ còn đang dần quên cách chào, chúng sống một cách vô cảm, là một thanh niên, thế hệ mới vì vậy mà chúng ta cần thay đổi những hành động như vậy, các bạn cần hiểu được tầm quan trọng của lời chào hỏi. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để truyền lại cho đời sau. Tuy rằng câu chào hỏi rất đơn giản, và nhỏ nhưng nó lại mang nhiều ý nghĩa, thể hiện được nhân cách của một con người, nó còn “cao hơn mâm cỗ” mong rằng mỗi gia đình cần có cách giáo dục cho con em mình để giữ gìn những truyền thống ấy, không bị mất dần đi. Đừng để cho xã hội trở nên “vô cảm” cả ngày không nói với nhau câu nào, trẻ em ra đường gặp người lớn tuổi không biết chào hỏi. Cần học cách văn hóa ứng xử, biết nở nụ cười và đặc biệt là chào hỏi.

Nước ta nhiều năm nay lượng khách du lịch rất nhiều, không chỉ vì có nhiều phong cảnh đẹp mà còn do con người Việt Nam rất hiếu khách, đó cũng là một trong những lựa chọn mà người nước ngoài muốn tới mỗi khi đi du lịch.

Vì vậy mà mỗi người cần có những hành xử làm sao cho phù hợp, ý thức được trong lời nói của mình, cần rèn luyện một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết tôn trọng người xung quang góp phần giúp xã hội ngày càng văn minh và tươi đẹp hơn.

Bài mẫu 3: Dân gian ta có câu:" ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?

Lời chào cao hơn mân cỗ

Dàn ý

1. Mở bài: Trong cuộc sống con người ta không bao giờ thiếu được những bài học, những kinh nghiệm của ông bà ta để chỉ dạy con cháu để cuộc sống bớt đi những khó khăn, những sai lầm đáng tiếc, để trở thành một người có đạo đức và luôn tiến bộ hơn từng ngày qua những câu tục ngữ, lời ca dao.

Trong đó có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” được biết đến như phản ánh một nghệ thuật ứng xử đúng mực, cần thiết.

2. Thân bài:

  • Lời chào tức là lời chào hỏi lẫn nhau. Lời chào là một hình thức lễ nghi bắt đầu một cuộc trò chuyện nào đó mà con người tiến hành trong giao tiếp hàng ngày. Chào hỏi biểu hiện sự trân trọng, cung kính của mình đối với người khác=> Trong cuộc sống, nó trở thành một quy tắc ứng xử lịch sự giữ con người với con người.

    Mâm cỗ là những món ăn được bày thành mâm để cúng tổ tiên, thần phật có ý nghĩa thiêng liêng hoặc dùng để thết đãi khách khứa theo phong tục truyền thống.=> Trong câu tục ngữ trên, có thể hiểu, mâm cỗ là những vật chất có sức thu hút con người

=> “Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là trước học lễ nghĩa, làm người mẫu mực, sau mới học đến những phẩm đức tốt đẹp khác.

Lí giải: 

  • Tế nhị, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau trong một bữa ăn sang trọng thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người.
  •  Nó giúp con người cảm thấy thoải mái và hòa hợp với mọi người có ở xung quanh, cùng thưởng thức những món ngon trong niềm vui lớn.
  • Chào hỏi trước là để thể hiện sự cung kính đối với gia chủ, sau là để làm mềm mại tình cảm với mọi người, biến lạ thành quen, biến sơ thành thân, cùng ăn uống trò chuyện vui vẻ.

 

3. Kết bài: Không những chào hỏi những người thân thuộc, quen biết mà cũng cần phải chào hỏi những người chưa quen biết nhưng được gặp gỡ. Bởi hành vi chào hỏi giúp gắn kết con người trong một mối quan hệ thân thiện, làm câu chuyện sau đó trở nên thân mật, dễ dàng hơn.

Bài viết

Trong cuộc sống con người ta không bao giờ thiếu được những bài học, những kinh nghiệm của ông bà ta để chỉ dạy con cháu để cuộc sống bớt đi những khó khăn, những sai lầm đáng tiếc, để trở thành một người có đạo đức và luôn tiến bộ hơn từng ngày qua những câu tục ngữ, lời ca dao. Nổi tiếng trong đó có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” được biết đến như phản ánh một nghệ thuật ứng xử đúng mực, cần thiết.

“Tiên học lễ, hậu học văn” nghĩa là trước học lễ nghĩa, làm người mẫu mực, sau mới học đến những phẩm đức tốt đẹp khác. Trong đó, chào hỏi là một trong những lễ nghi đầu tiên mà con người phải thực hiện một cách nghiêm khắc. Bởi lời chào thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa con người với con người. Tuy đó chỉ là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, làm thân thiện và gắn kết tình cảm bền chặt. Bởi thế, nhân dân ta từng khuyên rằng: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là vậy.

Lời chào tức là lời chào hỏi lẫn nhau. Lời chào là một hình thức lễ nghi bắt đầu một cuộc trò chuyện nào đó mà con người tiến hành trong giao tiếp hàng ngày. Chào hỏi biểu hiện sự trân trọng, cung kính của mình đối với người khác. Trong cuộc sống, nó trở thành một quy tắc ứng xử lịch sự giữ con người với con người.

Mâm cỗ là những món ăn được bày thành mâm để cúng tổ tiên, thần phật có ý nghĩa thiêng liêng hoặc dùng để thết đãi khách khứa theo phong tục truyền thống. Mâm cỗ theo nghĩa thường hiểu là một bàn ăn thịnh soạn với nhiều món ngon. Trong câu tục ngữ trên, có thể hiểu, mâm cỗ là những vật chất có sức thu hút con người.

Dân tộc ta từ xưa vốn rất trọng lễ nghĩa. Trong nguyên tắc ứng xử truyền thống, người Việt lấy lễ nghi làm trọng, xem thường vật chất. Người được xem là cao quý khi họ biết ứng xử đúng mực, trọng nghĩa khinh tài, lấy cái tình, cái nghĩa làm trọng, không vì vật chất mà bán rẻ lương tâm. Những người bất lễ, bất nghĩa bị mọi người xem thường, xa lánh, phỉ báng. Lời chào là biểu hiện của thái độ đề cao lễ nghi, xem trọng con người. Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, con người phải biết chào nhau để thể hiện điều thành kính ấy.

Trong một bữa tiệc tùng, lời chào đặc biệt quan trọng. Bởi nó có ý nghĩa cao quý. Biết chào hỏi nhau trước khi ăn uống là biểu hiện thái độ gắn kết thân thiết, tôn trọng lễ nghi, xem thường việc ăn uống. Điều ấy thể hiện cách ứng xử tế nhị của con người, không vì miếng ngon mà quên đi nghĩa cử tôn kính trong cuộc sống này.

Tế nhị, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau trong một bữa ăn sang trọng thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó giúp con người cảm thấy thoải mái và hòa hợp với mọi người có ở xung quanh, cùng thưởng thức những món ngon trong niềm vui lớn. Đến một bữa tiệc đâu phải chỉ để được ăn mà là để gặp gỡ, chia sẻ niềm vui với gia chủ và những vị khách được mời. Bữa tiệc chỉ là một hình thức, là một lời cảm ơn, là tấm lòng nồng hậu của người chủ muốn gửi đến mọi người. Cho nên, chào hỏi trước là để thể hiện sự cung kính đối với gia chủ, sau là để làm mềm mại tình cảm với mọi người, biến lạ thành quen, biến sơ thành thân, cùng ăn uống trò chuyện vui vẻ.

Thế nhưng, “Lời chào cao hơn mâm cỗ” còn có ý nghĩa sâu sắc hơn nữa. Lời chào chính là những phẩm đức tốt đẹp của con người. Mâm cỗ là vật chất cao sang. Câu tục ngữ khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người. Đó chính là bài học mà người xưa muốn gửi gắm đến con người.

Trước hết là phải nhận thức rõ vai trò của lời chào hỏi trong cuộc sống đã được nhân dân quy định thành nguyên tắc ứng xử.

Người trẻ tuổi biết chào hỏi người lớn tuổi và các bậc đáng kính. Người vai dưới phải chào người vai trên theo đúng vai vế xã hội. Nếu người vai dưới gặp gỡ người vai trên mà không chào hỏi là vô lễ, bất kính. Nếu người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là mất lịch sự, kiêu căng, khinh người.

Không những chào hỏi những người thân thuộc, quen biết mà cũng cần phải chào hỏi những người chưa quen biết nhưng được gặp gỡ. Bởi hành vi chào hỏi giúp gắn kết con người trong một mối quan hệ thân thiện, làm câu chuyện sau đó trở nên thân mật, dễ dàng hơn.

Lời chào cao hơn mân cỗ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu lớp 7: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào? . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 7. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận