Danh mục bài soạn

Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, n...
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sông giữa tình yêu của mọi người bài mẫu 1
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên bài mẫu 1
Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau: Một kỉ niệm tuổi thơ hoặc Tình b...
Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường
Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn...
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: “Nếu khi còn trẻ ta...
Kể cho bố mẹ nghe một chuyện cảm động mà em đã gặp ở trường

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện buồn cười mà em đã gặp ở trường
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân
Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc… mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứn...
Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ Lượm theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Đóng vai là người mẹ kể lại cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
Em hãy tả khung cảnh quê em vào mùa xuân
Hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: Cây tre
Bài văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ về tình bạn
Hãy viết bài văn biểu cảm về cây phượng trường em
Bài văn mẫu cảm nghĩ về mái trường thân của em lớp 7
Bài văn biểu cảm về một loài hoa em thích lớp 7
Bài văn chứng minh: Cần phải chọn sách mà đọc
Tuổi trẻ mà không chịu khó học tập thì lớn lên không làm được việc gì có ích
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao...
Bài văn mẫu: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ em

 

Kể về một người có ảnh hưởng nhất đối với em
Bài văn mẫu lớp 7: Tả con đường từ nhà tới trường
Văn mẫu 7: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như "Lượm" hoặc "Đêm...
Văn mẫu 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồn...
Văn mẫu 7: Kể về một buổi cắm trại mà em đã từng tham gia (hoặc được chứng kiến)
Bài văn mẫu lớp 7:Tả lại khung cảnh khu phố nơi mà em đang ở
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,....) mà em đã gặp ở trường
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc đêm nay Bác không ngủ)...
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể) là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng h...
Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em
Tổng hợp bài viết số 1 văn 7 hay nhất với đầy đủ các đề
Văn mẫu 7 bài viết số 2: Loài cây em yêu (chọn bất cứ loại cây gì ở Làng quê Việt Nam: Tre, dừa, chuối, gạo, đa...không...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn mà em yêu mến nhất
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả về cây vải thiều quê hương em.
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một kỉ niệm về một thầy, cô giáo mà em nhớ nhất
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Kể lại một kì niệm em nhớ mãi trong cuộc đời học trò vừa qua
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả sân trường giờ ra chơi
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tưởng tượng và kể lại chân dung của Lượm ( nhân vật trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu)
Văn mẫu lớp 7: Viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệu về đất nước của mình
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả một loài cây em yêu
Văn mẫu lớp 7: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy tả cảnh mục đồng thổi sáo khi dắt trâu ra đồng về nhà khi chiều xuố...
Văn mẫu lớp 7: Tả một loài cây

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả cây đa làng em
Văn mẫu lớp 7: Tả khung cảnh Hà Nội vào xuân
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp của rừng núi quê em
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn thân yêu của em
Văn mẫu lớp 7: Kể chuyện về bà em
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài " Cổng trường mở ra" của Lý Lan
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về dòng sông quê mẹ
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mùa hè
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về sách vở em học hằng ngày
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Một bài học sâu sắc và ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em
Văn mẫu lớp 7: Dựa vào văn bản": Sài Gòn tôi yêu" hãy viết một bài văn về mảnh đất em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Viết cảm nghĩ về khu vườn nhà em

 

Văn mẫu lớp 7: Mùa xuân vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Hãy viết cảm nghĩ của em về mùa xuân.
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn mẹ tôi của nhà văn Êt-môn-đô đờ A- min -xi
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài:" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về một bài văn mà em đã được học
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về một con vật nuôi
Văn mẫu lớp 7: Cảm xúc về mùa thu
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường xưa của em
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ tác phẩm: Một thứ quà của lúa non-Cốm
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Văn mẫu lớp 7: Đọc lại văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đơ A-min-xi và hãy thay mặt En-ri-co hãy viết một bức thư cho bố, nói...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khu...
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Em hãy giải thích câu nói trên và từ đó r...
Văn mẫu lớp 7: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:" Có tài mà không có đức là ngườ...
Văn mẫu lớp 7: Nhân dân có câu:" Có công mài sắt có ngày lên kim". Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu tục ngữ:" Đói cho sạch, rách cho thơm"

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy bình luận ý nghĩa của câu tục ngữ:" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố...
Văn mẫu lớp 7: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ:" Thất bại là mẹ thành công"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ:" Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý " Uống nước nhớ nguồn",...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu như chúng ta không có ý thức bảo v...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tìm hiểu và chứng minh câu ca dao: " Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi...
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ:" Tiên học lễ, hậu học văn"
Văn mẫu lớp 7: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: " Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người s...
Văn mẫu lớp 7: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Văn mẫu lớp 7: Ca dao có câu: " Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước như nguồn chảy ra" Em hãy giải...
Văn mẫu lớp 7: Bình luận câu tục ngữ:" Có chí thì nên"

 

Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về một số bài ca dao đã học
Văn mẫu lớp 7: Nói về tinh thần vượt khó, nhân dân ta có câu:" Lửa thử vàng gian nan thử sức". Em hiểu câu nó...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng" nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngỡ...
Văn mẫu lớp 7: Một nhà văn có nói:" Sách là nguồn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Em hãy giải thích nội...
Văn mẫu lớp 7: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện:" Sống chết...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Phò giá về kinh( Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

 

Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Đề đến Sầm Nghi Đống" của Hồ Xuân Hương
Văn mẫu lớp 7: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của bà...
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài:" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương
Văn mẫu lớp 7: Nguyên tiêu( Rằm tháng giêng) là một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh. Em hãy phân tích bài thơ này
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài Cốm-một thứ quà của lúa non của Thạch Lam
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về chùa một cột
Văn mẫu lớp 7: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá
Văn mẫu lớp 7: Tình yêu quê hương đất nước trong bài Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về Chùa Bút Tháp

Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư. Theo đó, hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn ý + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư

Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu Lý Bạch và bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư"
  • Cảm xúc sâu sắc về bài thơ.

2. Thân bài

Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt hàm súc.

Nét đẹp rực rỡ và huyền diệu của làn khói tía (tử yên):

  • Ánh mặt trời tươi sáng rọi chiếu xuống núi Hương Lô, tỏa sáng trên khung cảnh núi non kỳ vĩ.
  • Nhà thơ Lý Bạch còn điểm xuyết một màu sắc vô cùng rực rỡ, lộng lẫy "tử yên" của làn khói tía bốc lên từ ngọn thác, tưởng tượng như nó là một áng mây màu chơi vơi quanh ngọn núi.

=> Từ "sinh" gợi nên sự chuyển động của ánh mặt trời, của khói tía hòa quyện vào nhau, đem lại nét huyền diệu cho cảnh thiên nhiên này.

Niềm thán phục trước bức tranh dòng thác treo lơ lửng.

  • Từ "quải" (treo) chính là từ đem lại cho em niềm thán phục sự tài hoa của thi sĩ trong cách miêu tả.
  • Dòng thác lớn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống, mà nhà thơ hình dung như là nó được treo lơ lửng giữa không trung, dựa vào vách núi Hương Lô kỳ vĩ.

Người đọc sửng sốt trước sức mạnh của dòng thác bay thẳng xuống từ ba nghìn thước:

  • Dòng thác đổ như bay, chảy thẳng xuống từ ba nghìn thước.
  • Từ "phi" thật mạnh mẽ, em hiểu rằng dòng thác kia không phải là "chảy" mà là bay thẳng xuống mặt đất với tất cả sự lớn lao và sức mạnh của nó.

Sự say mê, ngỡ ngàng thú vị trước liên tưởng về hình ảnh dòng sông Ngân Hà tuột từ mây xuống.

3. Kết bài: Cảm nghĩ về tài hoa của Lý Bạch.

Bài viết

Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc. Thơ của ông mang nét tài hoa và vẻ đẹp của một tâm hồn nghệ sĩ luôn say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên. Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" của Lý Bạch đã trở thành một tác phẩm xuất sắc trong sự nghiệp thơ của ông, bởi trong bài thơ, Lý Bạch không phải chỉ vẽ lên một bức tranh hùng tráng về thiên nhiên, mà còn gợi lên những cảm xúc sâu sắc trong lòng người đọc về một cảnh đẹp tuyệt vời do tạo hóa kiến tạc nên:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Như nhiều nhà thơ khác ở đời Đường, Lý Bạch có một lối viết hàm súc "ý ở ngoài lời". Bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cổ điển với ngôn từ đặc sắc, cô đọng mà ý nghĩa thì vô cùng sâu sắc và phong phú, cho thấy phong cách độc đáo của nhà thơ. Mở đầu bài thơ, Lý Bạch như dẫn dắt chúng ta vào một thế giới tuyệt đẹp với "Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên". Đọc câu thơ, em như thấy trước mắt mình mở ra một quang cảnh thật rực rỡ: Đó là ánh mặt trời tươi sáng rọi chiếu xuống núi Hương Lô, tỏa sáng trên khung cảnh núi non kỳ vĩ. Bên cạnh đó, nhà thơ Lý Bạch còn điểm xuyết một màu sắc vô cùng rực rỡ, lộng lẫy "tử yên" của làn khói tía bốc lên từ ngọn thác, tưởng tượng như nó là một áng mây màu chơi vơi quanh ngọn núi vậy. Thật là tuyệt đẹp. Em cũng cảm nhận được cái hay của từ "sinh" khiến cho ý thơ trở nên sống động vô cùng. Bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng nhưng lại rất sống động. Bởi từ "sinh" gợi nên sự chuyển động của ánh mặt trời, của khói tía hòa quyện vào nhau, đem lại nét huyền diệu cho cảnh thiên nhiên này.

Giữa bức tranh tuyệt đẹp của cảnh núi non, dòng thác sừng sững hiện ra: "Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.", câu thơ có thể hiểu là dòng thác đang treo trên dòng sông phía trước. Vậy từ "quải" (treo) chính là từ đem lại cho em niềm thán phục sự tài hoa của thi sĩ trong cách miêu tả. Dòng thác lớn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống, mà nhà thơ hình dung như là nó được treo lơ lửng giữa không trung, dựa vào vách núi Hương Lô kỳ vĩ. Cách miêu tả như vậy vừa cho thấy cái hùng vĩ của thiên nhiên, lại vừa khiến cho người đọc hình dung toàn bộ phong cảnh bao la, kỳ vĩ được thu lại trong một câu thơ vô cùng ngắn gọn, gồm bảy chữ mà chữ nào cũng có sức gợi thật nhiều ý nghĩa. Con thác lớn như một dải lụa mềm được tạo hóa treo trên vách núi. Phải là một người tinh tế trong cảm nhận đến thế nào mới viết được câu thơ tài tình như vậy.

Và cách mà Lý Bạch đặc tả sức chảy của dòng thác núi Lư cũng đem lại thật nhiều xúc cảm cho người đọc: "Phi lưu trực há tam thiên xích". Dòng thác đổ như bay, chảy thẳng xuống từ ba nghìn thước. Từ "phi" thật mạnh mẽ, em hiểu rằng dòng thác kia không phải là "chảy" mà là bay thẳng xuống mặt đất với tất cả sự lớn lao và sức mạnh của nó. Cách nói ba nghìn thước mang yếu tố thậm xưng càng khắc họa vào cảm nghĩ của người đọc một sự kinh ngạc trước sự kỳ diệu của tạo hóa.

Câu kết lại của bài thơ mới thật bất ngờ, khi nhà thơ bỗng có một liên tưởng đặc biệt: "Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên". Dòng thác lớn khiến cho người ngắm nhìn ngỡ ngàng tưởng là dòng sông Ngân Hà tuột khỏi bầu trời rơi xuống trần gian này. Bằng câu thơ cuối, Lý Bạch đã nâng độ cao của dòng thác từ ba nghìn thước lên đến "cửu thiên"- chín tầng trời, thật hùng tráng thay!

Đọc thơ Lý Bạch, đặc biệt là bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư", em càng thêm yêu những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, và cảm nhận giá trị lớn của thi ca trong trong cuộc sống con người. Thơ ca tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống, giúp chúng ta hiểu về những thời đại, những vùng đất mà mình chưa từng đặt chân đến.

Bài mẫu 2: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư

Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư

Dàn ý

1. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Lí Bạch (những nét chính về tiểu sử, đặc điểm sáng tác…)
  • Giới thiệu về bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Đỉnh núi Hương Lô

  • Vị trí: đứng từ xa để ngắm cảnh thác nước.

⇒ Quan sát một cách bao quát, toàn diện.

  • Động từ “sinh”: nảy nở, sinh ra, qua đó cho ta thấy ánh mặt trời xuất hiện như chủ thể làm cho mọi vật sinh sôi, nảy nở.
  • Đỉnh núi Hương Lô được miêu tả dưới những tia nắng mặt trời chiếu rọi, làn hơi nước phản quang với ánh mặt trời ấy tạo nên những làn khói màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo, đó chính là nét đặc trưng của đỉnh núi Hương Lô.

⇒ Câu thơ đầu gợi ra cái nền, cái khung cảnh đẹp huyền ảo của cảnh vật.

b. Thác núi Lư

  • Động từ “quải” (treo) đã biến cảnh vật từ trạng thái động sang trạng thái tĩnh: nhìn từ xa, đỉnh núi là khói tía mù mịt, chân núi là dòng sông tuôn chảy, khoảng giữa là thác nước treo lơ lửng như giải lụa trắng rủ xuống bất động.
  • Với hai động từ “phi”, “lưu” cảnh vật đang từ trạng thái tĩnh lại chuyển sang trạng thái động. Thác nước được miêu tả một cách trực tiếp nhưng qua đó ta lại thấy được thế núi cao và sườn dốc đứng.
  • “Tam thiên xích” lag một con số ước lệ, qua đó làm tăng thêm độ nhanh, sức mạnh và thế đổ của dòng thác
  • Phép so sánh, lối nói phóng đại: thác nước – dải Ngân Hà, qua đó cho thấy sự mạnh mẽ, kì vĩ của thiên nhiên

⇒ Thác núi Lư hiện lên rất đẹp, kì vĩ và mạnh mẽ. Qua đó, giúp chúng ta cảm nhạn được tình yêu thiên nhiên và phần nào đó tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.

=> Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả ta có thể thấy Lí Bạch là nhà thơ có một tình cảm bao la, cảm xúc sâu lắng phát xuất từ tình yêu thiên nhiên say đắm mãnh liệt cùng với đó là tâm hồn lãng mạn và bay bổng, phóng khoáng, biểu lộ ước vọng mạnh mẽ về lẽ sống của ông.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

  • Nội dung: cảnh tượng thiên nhiên thác núi Lư hùng vĩ, huyền ảo và tình yêu thiên nhiên, tính cách mạnh mẽ, hào phóng của tác giả.
  • Nghệ thuật: hình ảnh tráng lệ huyền ảo, sử dụng nhiều các động từ, nghệ thuật so sánh và phóng đại.

Cảm nhận của bản thân về bài thơ: bài thơ thể hiện rõ những đặc điểm sáng tác của Lí Bạch.

Bài viết

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mĩ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời. Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơ là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.

Bài mẫu 3: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư

Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư

Dàn ý

1. Mở bài:

Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” được sáng tác lúc cuối đời khi ông thất chí, trở lại với cuộc sống ngao du sơn thủy.

Nội dung:  ngợi ca cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Thời điểm sáng tác là lúc những ảo tưởng chính trị của tác giả đã tan vỡ, nhà thơ lui về với thiên nhiên với đạo để mong tự giải thoát mình khỏi những điều tầm thường trong cuộc sống. Nhưng ở đây, ta cũng thấy được trái tim thi hào ngân vang một cung đàn huyền diệu, biểu lộ tình yêu với thiên nhiên đất nước.

2. Thân bài:

Khái quát đầu:  Với bút pháp miêu tả vừa phóng khoáng, vừa giàu sức tưởng tượng, sự liên tưởng vừa độc đáo, vừa chính xác, bài thơ đã tái hiện khung cảnh thác nước núi Lư được nhìn từ xa thật kì vĩ, tráng lệ và huyền ảo. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện tình yêu sâu sắc và sự cảm nhận tinh tế của tác giả đối với thiên nhiên, bộc lộ sự yêu mến, trân trọng, tự hào của Lí Bạch đối với thiên nhiên và tình yêu đất nước

Ngay ở nhan đề bài thơ, ta đã thấy được điểm nhìn để quan sát và miêu tả cảnh của nhà thơ. Nhà thơ nhìn ngắm cảnh vật từ xa (vọng: nhìn, ngắm từ xa). Điểm nhìn này tuy không khắc hoạ được cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có ưu thế là giúp nhà thơ ngắm nhìn được bao quát toàn bộ cảnh vật. 

Cảm nhận:

Câu thơ thứ nhất đã vẽ nên cái phông nền cho toàn cảnh bức tranh thác nước:

  • Đỉnh núi vừa cao, vừa tròn, mây trắng bay lơ lửng, trông xa như một lò hương đang tỏa khói nên có tên gọi là Hương Lô (lò hương). Tuy nhiên, sự miêu tả độc đáo của Lí Bạch đã đem đến cho ngọn núi Hương Lô một vẻ đẹp mới.
  •  Bằng cách sử dụng động từ “sinh”, Lí Bạch đã khắc hoạ được vẻ đẹp sống động của cảnh vật núi Lư dưới ánh mặt trời. Dường như, khi xuất hiện ánh sáng mặt trời thì mọi vật mới sinh sôi, nảy nở, mới trở nên sống động, đẹp đẽ hơn.

Câu thơ thứ hai đã vẽ lên vẻ đẹp mềm mại của thác nước:

  • Đứng xa ngắm dòng nước chảy từ trên cao xuống, nhà thơ liên tưởng dòng thác như một dải lụa trắng treo trước dòng sông. Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ, thác nước vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa mềm mại được treo lên giữa vách núi và dòng sông.
  • Chữ “quải” (treo) đã biến cái “động” thành cái “tĩnh”, thể hiện sự quan sát và cảm nhận vừa rất tinh tế, vừa rất chính xác. 

Ở câu thơ thứ ba, cảnh vật lại được nhìn ờ trạng thái động:

  • Độ dài của dòng thác cũng được tác giả chú ý miêu tả qua cụm từ “tam thiên xích” (ba nghìn thước). Bằng việc sử dụng nhũng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, tác giả đă khắc hoạ được vẻ đẹp và khí thế hùng manh của thác nước.
  • Nhà thơ không dùng động từ “chảy” hay “đổ” để miêu tả thác nước mà khắc họa bằng “phi lưu” (chảy như bay).
  • Thủ pháp phóng đại đã làm hình ảnh thác nước mang sức mạnh phi phàm. 

Câu thơ cuối cùng tiếp tục khắc hoạ rõ nét và sâu sắc hơn vè đẹp của thác nước núi Lư:

  •  Tác giả đã có sự liên tường hết sức độc đáo: Liên tường dòng thác như là dải Ngân Hà – dòng sông quen thuộc trong các truyền thuyết Trung Hoa – rơi xuống từ chín tầng mây
  • . Bằng các từ nghi (ngỡ), lạc (rơi xuống) và hình ảnh Ngân Hà, Lí Bạch dã diễn tả được vẻ dẹp huyền ảo của thác nước.

 

3. Kết bài: “Xa ngắm thác núi Lư” không chỉ đơn thuần tả cảnh vật thiên nhiên mà ẩn sau bài thơ là “cái tình” sâu sắc và đẹp đẽ của nhà thơ. Bài thơ đã thể hiện sự yêu mến, trân trọng và tự hào của nhà thơ Lí Bạch đối với thác nước núi Lư – một danh thắng nổi tiếng của quê hương, đất nước tác giả.

Bài viết

Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” được sáng tác lúc cuối đời khi ông thất chí, trở lại với cuộc sống ngao du sơn thủy. Lư Sơn là một thắng cảnh phía Nam thành phố cừu Giang, tỉnh Giang Tây. Bài thơ này ngợi ca cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. Thời điểm sáng tác là lúc những ảo tưởng chính trị của tác giả đã tan vỡ, nhà thơ lui về với thiên nhiên với đạo để mong tự giải thoát mình khỏi những điều tầm thường trong cuộc sống. Nhưng ở đây, ta cũng thấy được trái tim thi hào ngân vang một cung đàn huyền diệu, biểu lộ tình yêu với thiên nhiên đất nước.

Xa ngắm thác núi Lư là một trong nhũng bài thơ tiêu biểu nhất về đề tài thiên nhiên của Lí Bạch. Với bút pháp miêu tả vừa phóng khoáng, vừa giàu sức tưởng tượng, sự liên tưởng vừa độc đáo, vừa chính xác, bài thơ đã tái hiện khung cảnh thác nước núi Lư được nhìn từ xa thật kì vĩ, tráng lệ và huyền ảo. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện tình yêu sâu sắc và sự cảm nhận tinh tế của tác giả đối với thiên nhiên, bộc lộ sự yêu mến, trân trọng, tự hào của Lí Bạch đối với thiên nhiên và tình yêu đất nước. Qua bài thơ, chúng ta cũng thấy được tài thơ điêu luyện và tính cách mạnh mẽ, phóng khoáng của thi tiên.

Ngay ở nhan đề bài thơ, ta đã thấy được điểm nhìn để quan sát và miêu tả cảnh của nhà thơ. Nhà thơ nhìn ngắm cảnh vật từ xa (vọng: nhìn, ngắm từ xa). Điểm nhìn này tuy không khắc hoạ được cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có ưu thế là giúp nhà thơ ngắm nhìn được bao quát toàn bộ cảnh vật. Đây là điểm nhìn rất có hiệu quả trong việc khắc họa sự hùng vĩ của thác nước.

Câu thơ thứ nhất đã vẽ nên cái phông nền cho toàn cảnh bức tranh thác nước:

“Nhật chiếu hương Lô sinh tử yên”

(Mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô sinh ra màu khói tía)

Qua nét bút của nhà thơ, ngọn núi Hương Lô đã hiện lên thật sống động với đặc trưng nổi bật mà người đời đã đặt tên cho nó theo những đặc điểm ấy. Đỉnh núi vừa cao, vừa tròn, mây trắng bay lơ lửng, trông xa như một lò hương đang tỏa khói nên có tên gọi là Hương Lô (lò hương). Tuy nhiên, sự miêu tả độc đáo của Lí Bạch đã đem đến cho ngọn núi Hương Lô một vẻ đẹp mới. Ông đã miêu tả nó dưới ánh mặt trời khiến làm hơi nước phản quang chuyển thành một màu tím vừa rực rỡ, vừa kì ảo. Bằng cách sử dụng động từ “sinh”, Lí Bạch đã khắc hoạ được vẻ đẹp sống động của cảnh vật núi Lư dưới ánh mặt trời. Dường như, khi xuất hiện ánh sáng mặt trời thì mọi vật mới sinh sôi, nảy nở, mới trở nên sống động, đẹp đẽ hơn.

Câu thơ thứ hai đã vẽ lên vẻ đẹp mềm mại của thác nước:

“Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”\

(Từ xa nhìn thác nước treo như con sông trước mặt)

Đứng xa ngắm dòng nước chảy từ trên cao xuống, nhà thơ liên tưởng dòng thác như một dải lụa trắng treo trước dòng sông. Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ, thác nước vốn tuôn trào đổ ầm ầm xuống núi đã biến thành một dải lụa mềm mại được treo lên giữa vách núi và dòng sông. Chữ “quải” (treo) đã biến cái “động” thành cái “tĩnh”, thể hiện sự quan sát và cảm nhận vừa rất tinh tế, vừa rất chính xác. Ở bản dịch thơ, vì lược bớt từ “treo” nên chưa diễn tả được điều này. Nét vẽ của tác giả ở đây thật điêu luyện và độc đáo.

Ở câu thơ thứ ba, cảnh vật lại được nhìn ờ trạng thái động:

“Phi lưu trực há tam thiên xích”

(Bay chảy thẳng xuống từ ba nghìn thước)

Tác giả trực tiếp tả dòng thác nhưng đồng thời đã gợi tả dược thế núi cao và sườn núi dốc đứng. Lí Bạch đã cực tả hình ảnh thác nước chảy vừa nhanh vừa mạnh, vừa cao, vừa dốc đứng qua các từ ngữ “phi lưu” (chảy như bay), “trực há” (thẳng xuống). Độ dài của dòng thác cũng được tác giả chú ý miêu tả qua cụm từ “tam thiên xích” (ba nghìn thước). Bằng việc sử dụng nhũng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, tác giả đă khắc hoạ được vẻ đẹp và khí thế hùng manh của thác nước.

Thác nước không những chảy nhanh, chảy manh và dốc thẳng đứng mà còn rất dài, rất cao. Nhà thơ dã miêu tả hình ảnh thác nước bằng những nét vẽ thật táo bạo, mạnh mẽ. Hình ảnh thơ ở đây cũng rất hùng vĩ và khoáng đạt. Nhà thơ không dùng động từ “chảy” hay “đổ” để miêu tả thác nước mà khắc họa bằng “phi lưu” (chảy như bay). Thủ pháp phóng đại đã làm hình ảnh thác nước mang sức mạnh phi phàm. Đây là một trong những nét đặc trưng của phong cách Lí Bạch. Ông thường lấy cái hùng dể vận tứ, vươn tới miêu tả những hình ảnh thiên nhiên hào phóng, phi thường, mang chiều kích của vũ trụ với trí tưởng tượng bay bổng, đầy lãng mạn.

Câu thơ cuối cùng tiếp tục khắc hoạ rõ nét và sâu sắc hơn vè đẹp của thác nước núi Lư:

“Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên”

(Ngỡ là Ngân Hà rơi khỏi chín tầng mây)

Vẻ đẹp kỳ diệu của thác nước núi Lư đã khiến cho tác giả ngỡ ngàng, thán phục. Tác giả đã có sự liên tường hết sức độc đáo: Liên tường dòng thác như là dải Ngân Hà – dòng sông quen thuộc trong các truyền thuyết Trung Hoa – rơi xuống từ chín tầng mây. Bằng các từ nghi (ngỡ), lạc (rơi xuống) và hình ảnh Ngân Hà, Lí Bạch dã diễn tả được vẻ dẹp huyền ảo của thác nước. Dường như thác nước không phải là cảnh vật của trần thế mà là tạo vật của chốn thần tiên. Nó có vẻ đẹp lấp lánh kì ảo của thần thoại, của huyền sử. Nó không phải là cảnh thiên nhiên đơn thuần mà là cảnh mang tính chất huyền thoại.

Bài thơ đã thể hiện tình yêu sâu sắc và sự cảm nhận tinh tế của tác giả đối với cảnh thiên nhiên đồng thời cũng bộc lộ sự yêu mến, trân trọng, tự hào của Lí Bạch đối với vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước Trung Hoa. Qua bài thơ, người đọc cũng thấy được tài thơ điêu luyện, tâm hồn và tính cách hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ.

Bài thơ sử dụng lối nói phóng đại đổ miều tả cảnh thiên nhiên nhưng không vì thế mà cảnh bớt đi phần chân thực, tự nhiên. Mặc dù sử dụng những hình ảnh kì vĩ, mang tính chất phóng đại tưởng như vô lí nhưng vẻ đẹp cùa thác nước núi Lư vẫn hiện lên rất sống động, chân thực qua ngòi bút của tác giả. Đó là nhờ tác giả đã kết hợp được một cách tài tình giữa cái “thực” và cái “hư”, cái “chân” và cái “ảo”.

Cảnh thiên nhiên trong bài thơ không đơn thuần là một cảnh đẹp tự nhiên như vốn có của tạo hoá mà còn là một cảnh đẹp dưới con mắt nhìn tưởng tượng và hên tưởng đầy sáng tạo độc đáo, biến ảo của tác giả. Mỗi câu thơ đều thể hiện một cách nhìn mói mẻ, là một sự liên tưởng thú vị. Cả bài thơ là toàn bộ bức tranh thác nước núi Lư được nhìn từ nhiều góc độ, được vẽ nên bằng trí tưởng tượng phong phú và sự quan sát, cảm nhận tinh tế, đặc sắc của tác giả. Từ ngữ dùng trong bài thơ cũng rất độc đáo: “sinh” (sinh ra), “quải” (treo), “phi lưu” (chảy như bay), “trực há” (thẳng xuống), “lạc” (rơi) đã lột tả được thần thái cùa cảnh vật một cách vừa sinh động vừa chân thực.

Tác giả đã lựa chọn điểm nhìn từ xa (vọng) rất phù hợp cho việc quan sát và miêu tả cảnh vật. Đây là điểm nhìn cho phép bao quát toàn bộ cảnh thác nước, làm nổi bật được sự hùng vĩ, tráng lộ của cảnh vật.

Bố cục bài thơ 1 – 3 tạo được trình tự miêu tả hợp lý: Câu thơ đầu tiên làm phông nền cho toàn cảnh bức tranh thác nước. Các câu thơ sau khắc họa cụ thể chi tiết hơn những vẻ đẹp của thác nước. Cách dùng từ ngữ đặc sắc, độc đáo; sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, tinh tế. Sử dụng lối miêu tả phóng đại, hình ảnh thơ mang tính chất kì vĩ, tráng lộ đã khắc họa được cảnh vật thiên nhiên vừa chân thực, sinh động, vừa huyền ảo.

 

Bài thơ có cấu tứ chặt chẽ, giàu hình ảnh. “Sự hun đúc của thiên nhiên cộng với tinh thần lãng mạn khiến ông có một tâm hồn hào phóng, một tấm lòng rộng mở và ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành phong cách thơ ca của ông. Đối với thiên nhiên, ông quan sát trong thời gian dài, lại có tình yêu say đắm, nồng nàn nên có thể tìm được những vè đẹp sâu xa thầm kín của thiên nhiên. Trong thơ ca của ông, không những thể hiện được vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên bằng một phong cách trong sáng, siêu phàm, mà còn thể hiện cảnh tượng hùng vĩ của thiên nhiên bằng một phong cách hào phóng, mạnh mẽ.”

“Xa ngắm thác núi Lư” không chỉ đơn thuần tả cảnh vật thiên nhiên mà ẩn sau bài thơ là “cái tình” sâu sắc và đẹp đẽ của nhà thơ. Bài thơ đã thể hiện sự yêu mến, trân trọng và tự hào của nhà thơ Lí Bạch đối với thác nước núi Lư – một danh thắng nổi tiếng của quê hương, đất nước tác giả. Đồng thời thể hiện được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc và đằm thắm của tác giả.

Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 7. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận