Danh mục bài soạn

Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, n...
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sông giữa tình yêu của mọi người bài mẫu 1
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên bài mẫu 1
Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau: Một kỉ niệm tuổi thơ hoặc Tình b...
Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường
Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn...
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: “Nếu khi còn trẻ ta...
Kể cho bố mẹ nghe một chuyện cảm động mà em đã gặp ở trường

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện buồn cười mà em đã gặp ở trường
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân
Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc… mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứn...
Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ Lượm theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Đóng vai là người mẹ kể lại cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
Em hãy tả khung cảnh quê em vào mùa xuân
Hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: Cây tre
Bài văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ về tình bạn
Hãy viết bài văn biểu cảm về cây phượng trường em
Bài văn mẫu cảm nghĩ về mái trường thân của em lớp 7
Bài văn biểu cảm về một loài hoa em thích lớp 7
Bài văn chứng minh: Cần phải chọn sách mà đọc
Tuổi trẻ mà không chịu khó học tập thì lớn lên không làm được việc gì có ích
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao...
Bài văn mẫu: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ em

 

Kể về một người có ảnh hưởng nhất đối với em
Bài văn mẫu lớp 7: Tả con đường từ nhà tới trường
Văn mẫu 7: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như "Lượm" hoặc "Đêm...
Văn mẫu 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồn...
Văn mẫu 7: Kể về một buổi cắm trại mà em đã từng tham gia (hoặc được chứng kiến)
Bài văn mẫu lớp 7:Tả lại khung cảnh khu phố nơi mà em đang ở
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,....) mà em đã gặp ở trường
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc đêm nay Bác không ngủ)...
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể) là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng h...
Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em
Tổng hợp bài viết số 1 văn 7 hay nhất với đầy đủ các đề
Văn mẫu 7 bài viết số 2: Loài cây em yêu (chọn bất cứ loại cây gì ở Làng quê Việt Nam: Tre, dừa, chuối, gạo, đa...không...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn mà em yêu mến nhất
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả về cây vải thiều quê hương em.
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một kỉ niệm về một thầy, cô giáo mà em nhớ nhất
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Kể lại một kì niệm em nhớ mãi trong cuộc đời học trò vừa qua
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả sân trường giờ ra chơi
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tưởng tượng và kể lại chân dung của Lượm ( nhân vật trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu)
Văn mẫu lớp 7: Viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệu về đất nước của mình
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả một loài cây em yêu
Văn mẫu lớp 7: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy tả cảnh mục đồng thổi sáo khi dắt trâu ra đồng về nhà khi chiều xuố...
Văn mẫu lớp 7: Tả một loài cây

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả cây đa làng em
Văn mẫu lớp 7: Tả khung cảnh Hà Nội vào xuân
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp của rừng núi quê em
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn thân yêu của em
Văn mẫu lớp 7: Kể chuyện về bà em
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài " Cổng trường mở ra" của Lý Lan
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về dòng sông quê mẹ
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mùa hè
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về sách vở em học hằng ngày
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Một bài học sâu sắc và ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em
Văn mẫu lớp 7: Dựa vào văn bản": Sài Gòn tôi yêu" hãy viết một bài văn về mảnh đất em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Viết cảm nghĩ về khu vườn nhà em

 

Văn mẫu lớp 7: Mùa xuân vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Hãy viết cảm nghĩ của em về mùa xuân.
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn mẹ tôi của nhà văn Êt-môn-đô đờ A- min -xi
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài:" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về một bài văn mà em đã được học
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về một con vật nuôi
Văn mẫu lớp 7: Cảm xúc về mùa thu
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường xưa của em
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ tác phẩm: Một thứ quà của lúa non-Cốm
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Văn mẫu lớp 7: Đọc lại văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đơ A-min-xi và hãy thay mặt En-ri-co hãy viết một bức thư cho bố, nói...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khu...
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Em hãy giải thích câu nói trên và từ đó r...
Văn mẫu lớp 7: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:" Có tài mà không có đức là ngườ...
Văn mẫu lớp 7: Nhân dân có câu:" Có công mài sắt có ngày lên kim". Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu tục ngữ:" Đói cho sạch, rách cho thơm"

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy bình luận ý nghĩa của câu tục ngữ:" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố...
Văn mẫu lớp 7: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ:" Thất bại là mẹ thành công"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ:" Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý " Uống nước nhớ nguồn",...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu như chúng ta không có ý thức bảo v...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tìm hiểu và chứng minh câu ca dao: " Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi...
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ:" Tiên học lễ, hậu học văn"
Văn mẫu lớp 7: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: " Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người s...
Văn mẫu lớp 7: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Văn mẫu lớp 7: Ca dao có câu: " Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước như nguồn chảy ra" Em hãy giải...
Văn mẫu lớp 7: Bình luận câu tục ngữ:" Có chí thì nên"

 

Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về một số bài ca dao đã học
Văn mẫu lớp 7: Nói về tinh thần vượt khó, nhân dân ta có câu:" Lửa thử vàng gian nan thử sức". Em hiểu câu nó...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng" nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngỡ...
Văn mẫu lớp 7: Một nhà văn có nói:" Sách là nguồn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Em hãy giải thích nội...
Văn mẫu lớp 7: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện:" Sống chết...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Phò giá về kinh( Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

 

Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Đề đến Sầm Nghi Đống" của Hồ Xuân Hương
Văn mẫu lớp 7: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của bà...
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài:" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương
Văn mẫu lớp 7: Nguyên tiêu( Rằm tháng giêng) là một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh. Em hãy phân tích bài thơ này
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài Cốm-một thứ quà của lúa non của Thạch Lam
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về chùa một cột
Văn mẫu lớp 7: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá
Văn mẫu lớp 7: Tình yêu quê hương đất nước trong bài Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về Chùa Bút Tháp

Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố mày làm nên" và " Học thầy không tày học bạn"

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố mày làm nên" và " Học thầy không tày học bạn". Theo đó, hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn ý + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố mày làm nên" và " Học thầy không tày học bạn"

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
  • Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.

2. Thân bài:

* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"

  • Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
  • Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
  • Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"

  • "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
  • Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

  • Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
  • Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.

3. Kết bài:

  • Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
  • Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

Bài viết

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy...

Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng, vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạch đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, xét về mặt ý nghĩa , hai câu trên có mâu thuân với nhau hay không?

Nếu mới đọc qua, chưa suy nghĩ sâu sắc, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau. Thực tế không phải như vậy. Cả hai câu đều nói đến vai trò của người dẫn dắt là thầy giáo và bạn bè trong học tập.

Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Chúng ta nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này như thế nào cho đúng?

Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những tri thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường, chỉ lối, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy người. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao người thầy quả là to lớn.

Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy trò phải hết sức nỗ lực trong học tập, tiếp thu thì mới mong đạt được kết quả tốt. Như vậy, cố gắng của học sinh cũng là một phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ là nhận xét phiến diện.

Vai trò của người thầy quan trọng như vậy nhưng trong quá trình học tập, vai trò bạn bè cũng quan trọng không kém nên người xưa cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày ở đây có nghĩa là không bằng). Đánh giá như vậy sợ có thiên lệch chăng? Ở đây, mục đích của người xưa là dùng cách nói cường điệu để nhấn mạnh tác động của bạn bè đối với sự tiến bộ và hiểu biết của mối người. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, ta đem hỏi lại bạn bè. Bạn tận tình hướng dẫn cho mình, tức là bạn cũng đóng vai trò của người thầy cô trong chốc lát.

Thực tế cho thấy bạn bè tốt giúp đỡ, hỗ trợ nhau rất nhiều điều có ích trong quá trình học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp. Bạn bè cũng trang lứa tạo ra sự thông cảm , gần gũi nên việc học hỏi cũng dễ dàng tiếp thu hơn.

Vậy ta nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào cho đúng?

Mỗi học sinh phải chăm chỉ, cố gắng tiếp thu những điều hay lẽ phải do thầy dạy bảo , kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao kiến thức. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Có kính trọng thầy thật sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Có điều gì chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ, ta mạnh dạn hỏi lại bạn bè, tránh thái đọ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học ở tác phong, đạo đức để trở thành con người hữu ích cho xã hội.

Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Ngày nay, cách học tốt nhất là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn trong học tập. Con đường đến với tri thức là còn đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối , vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.

Bài mẫu 2: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố mày làm nên" và " Học thầy không tày học bạn"

Dàn bài

1. Mở bài

Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2 Thân bài

a. Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau, cùng nói về vai trò của người thầy đối với học sinh

b. Hai câu tục ngữ có chỗ khác nhau:

  • “Không thầy đố mày làm nên”: Tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của người thầy đối với học sinh.
  • “Học thầy không tày học bạn”: Đề cao vai trò của việc học bạn, học hỏi những người chung quanh.

* Một số điểm chưa thỏa đáng của hai câu tục ngữ

+) Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”:

  • Quá đề cao vai trò của thầy, tuyệt đối hóa vai tròvà tác dụng của người thầy trong sự trưởng thành, lập nghiệp của học sinh.
  • Mặc dù trong công tác đào tạo con người, người thầy có vai trò to lớn, nhưng cho rằng “không thầy đốmày làm nên” là không thỏa đáng. Vì:
    • Con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường, của người thầy, nhưng một phần do bản thân người học phát huy nỗ lực, tự thân vận động để tiếp thu cái mới, phát minh, sáng chế, sáng tạo.
    • Ngoài tác động của thầy giáo, học sinh còn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, của những yếu tố khác như gia đình, bạn bè, xã hội…

+) Câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” có chỗ chưa đúng:

  • Hạ thấp vai trò và tác dụng của người thầy, đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong việc học tập.
  • Trong giáo dục, người thầy có vai trò to lớn, bạn bè chỉ có vai trò hỗ trợ.

* Xác định việc học ở thầy và học ở bạn

  • Học ở thầy là chủ yếu, kết hợp với sự nỗ lực, sáng tạo của người học.
  • Phải mở rộng sự học hỏi: học ở bạn, học ở những người chung quanh, học trong thực tế.

3.  Kết bài: Khái quát lại vấn đề

Bài viết

Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:

“Học thầy không tày học bạn’’

Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh của mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu "Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết quả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật... thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.

Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “Không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỉ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội...

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:

“Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 - 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.

“Trọng thầy mới được làm thầy”

Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.

Bài mẫu 3: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố mày làm nên" và " Học thầy không tày học bạn"

Dàn bài

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Dân tộc ta vốn có truyền thống hiếu học nên ông cha ta có câu: "Học thầy không tày học bạn" và "Không thầy đố mày làm nên".

2.Thân bài

* Giải thích

  • "Không thầy đố mày làm nên" là đề cao vai trò của người thầy. Thầy không chỉ dạy ta kiến thức sách vở mà còn dạy ta nhiều bài học, kỹ năng sống.
  • "Học thầy không tày học bạn": So sánh, đề cao việc học bạn.

⇒ Hai câu nói không hề mâu thuẫn nhau mà bổ sung ý kiến cho nhau.

* Chứng minh:

Tại sao lại nói: "Không thầy đố mày làm nên"?

  • Kiến thức là vô cùng vô tận, nếu không có thầy cô ta không thể có phương pháp học tập đúng đắn.
  • Thầy cô luôn đồng hành, theo sát ta từ khi ta còn nhỏ đến lúc ta trưởng thành, lớn khôn.
  • Thầy cô không chỉ dạy ta kiến thức mà còn dạy ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Tại sao nói: "Học thầy không tày học bạn"?

  • Thầy cô chỉ có thể ở bên ta khi ở lớp, ở trường còn bạn bè có thể đồng hành cùng ta cả sau này.
  • Ngay từ những buổi làm việc nhóm, những nhóm học tập ta đã có thể thấy được tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè.

Tại sao lại có sự khác nhau giữa hai câu nói?

  • Tục ngữ là một loại hình văn học dân gian thiên về trí tuệ, được ông cha ta đúc kết các bài học từ thực tiễn cuộc sống để răn dạy con cháu mình.
  • Văn học dân gian là văn học truyền miệng và đặc trưng của nó là dễ nhớ, dễ hiểu, ngắn gọn, hàm súc.

⇒ Hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn với nhau mà bổ sung cho nhau và ta cần phải biết kết hợp cả hai câu tục ngữ này lại.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại tính đúng đắn của hai câu tục ngữ.

Bài viết

Dân tộc ta vốn là dân tộc có truyền thống hiếu học. Bởi vậy, từ xa xưa ông cha ta đã truyền nhau câu nói: "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ chính là lời khẳng định về vai trò của người thầy. Nhưng cũng lại có cậu nói: "Học thầy không tày học bạn". Vậy rốt cuộc quan niệm nào mới là đúng và tại sao hai quan niệm trên lại đưa ra hai luồng ý kiến khác nhau như vậy?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu "không thầy đố mày làm nên" là đề cao vai trò của người thầy trong việc học. Thầy không chỉ dạy ta con chữ, dạy ta kiến thức mà còn dạy ta đạo lý làm người, nói cho ta nghe rất nhiều bài học trong cuộc sống. Có những lúc, một người thầy, một người thầy tốt còn có thể làm thay đổi được tương lai của chính học sinh mình.

Đối với câu tục ngữ "học thầy không tày học bạn", "không tày" ở đây ý là so sánh, là nhấn mạnh vai trò của việc học hỏi từ bạn bè là điều hết sức quan trọng. Ngoài giờ lên lớp, trao đổi, học hỏi từ bạn bè cũng là một cách rất hiệu quả để nâng cao hiểu biết cũng như kiến thức của mình.

Như vậy, có thể khẳng định hai câu nói không hề mâu thuẫn với nhau mà chúng còn bổ sung ý nghĩa cho nhau, câu này hoàn chỉnh ý cho câu kia. Vậy tại sao hai câu tục ngữ nghe có vẻ trái chiều nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau?

Trước hết, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người thầy. Kiến thức là mênh mông, vô tận và nếu không có thầy cô ta khó có thể chọn lọc được đâu là nguồn tài liệu đúng, đâu là kiến thức chúng ta cần và thật chẳng dễ để hiểu hết chúng. Từ khi còn nhỏ chúng ta đã cần đến thầy cô. Thầy cô dạy viết, dạy đếm, dạy vẽ, dạy nhạc... Tất cả những kỹ năng cơ bản đầu tiên mà một đứa trẻ cần có chúng được học đúng cách từ thầy cô nhiều hơn là từ bố mẹ. Bố mẹ có thể dạy chữ nhưng khó có thể chỉ cho con như thế nào để viết đẹp nhất, tròn vành rõ chữ nhất. Bố mẹ có thể bật những bài hát du dương, dạy con ngân nga câu hát nhưng liệu rằng bố mẹ có thể chỉ cho con cách làm sao để vào đúng nhịp, để lên đúng tông, để hát được hay nhất? Như vậy, ngay từ nhỏ chúng ta đã cần đến sự giúp đỡ của những người thầy. Khi trưởng thành hơn, thầy không chỉ đơn giản là dạy ta những kiến thức sách vở, thầy còn dạy cho ta nhiều lẽ sống ở đời. Cấp ba là quãng thời gian cuối cùng của cái tuổi cắp sách đến trường, là ba năm định hướng, là ba năm quyết định xem tương lai chúng ta sẽ học ở đâu, sẽ làm nghề gì. Tôi còn nhớ buổi sinh hoạt lớp đầu tiên của năm cấp ba, khi nói về chọn tổ hợp xét tuyển đại học, cô chủ nhiệm của tôi có nói: "Sự lựa chọn đúng nhất là sự lựa chọn phù hợp nhất". Mãi đến sau này, tôi mới hiểu ra được câu nói của cô, đó là khi chúng tôi đã tạm dừng chân ở một ngôi trường mới. Trong suốt những năm tháng học tập vất vả đó, chúng tôi đều cùng nhau cố gắng để theo đuổi đam mê nhưng thật buồn bởi nhiều người bạn của tôi đã chọn nhầm khối học không phù hợp với khả năng của mình. Họ cứ cố gắng chạy đua với nó và nghĩ rằng chỉ cần cố gắng là sẽ làm được, để rồi họ đuối sức vào những ngày cuối cùng và họ thất bại. Suốt những năm tháng đó, tôi đã học được rất nhiều từ cô giáo của tôi nhưng phải mãi đến sau này, khi có những vấp váp, có những va chạm tôi mới hiểu ra được điều đó. Và tôi tin chắc rằng, ngoài bố mẹ của bạn ra thì chẳng ai có đủ kiên nhẫn để nói với bạn nhiều điều như vậy ngoài thầy cô của bạn. Cậu bạn tôi từng là một đứa rất ngỗ ngược, không chịu khó học hành và thậm chí nó còn có ý định không thi cấp ba nhưng bằng tất cả tình yêu thương và sự bao dung của mình, cô giáo của tôi đã giúp nó vỡ lẽ được nhiều điều. Bạn tôi không chỉ đỗ cấp ba mà nó còn đậu vào một trường đại học tốt và nó đang rất thành công trên con đường mà nó đã chọn dù nó vẫn còn là một cậu sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học. Nói vậy đủ để thấy người thầy có vai trò quan trọng như thế nào trên bước đường thành công của tất thảy chúng ta.

Thế nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận việc học từ bạn bè. Thầy cô chỉ có thể giúp đỡ chúng ta khi ở lớp, ở trường. Bốn lăm phút cho một giờ học đôi khi là quá ít để ta có thể hiểu hết tất cả những gì thầy cô dạy. Lúc này ta lại cần có bạn bè. Thậm chí, có những lúc học từ bạn lại nhanh hiểu hơn và ta lại có thể nhớ lâu hơn, điều này không phải không có. Không phải ngẫu nhiên chúng ta lại có nhóm học tập. Chính việc thầy cô tạo ra cho chúng ta nhóm học tập, dạy ta cách làm việc nhóm là đang cho ta thấy được vai trò của việc học hỏi từ bạn bè.

Suy cho cùng, học từ thầy cô hay bạn bè đều rất quan trọng. Ta cần phải biết kết hợp cả hai để có thể hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Vậy tại sao lại có sự khác nhau giữa hai câu nói? Ta cần phải hiểu tục ngữ là một loại hình văn học dân gian thiên về trí tuệ, được ông cha ta đúc kết các bài học từ thực tiễn cuộc sống để răn dạy con cháu mình. Không chỉ thế, văn học dân gian là văn học truyền miệng và đặc trưng của nó là dễ nhớ, dễ hiểu, ngắn gọn, hàm súc. Cũng có thể đặt hai câu tục ngữ vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi xã hội còn đang sống chủ yếu bằng lao động tự sản xuất thì hai câu nói có thể chính là kinh nghiệm trong cách học, cách làm nghề của ông cha ta. Xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn đến nhau vì nó đều đề cập đến vai trò học người dạy học cũng như cách để học làm sao cho đúng. Tuy nhiên đặt hai câu tục ngữ vào trong bối cảnh hiện nay ta không thể hoàn toàn tán thành câu nào và hoàn toàn phủ nhận câu nào mà cần phải biết kết hợp cả hai cho thật tốt.

Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau nhắc nhở chúng ta: việc học có nhiều cách thức, nhiều phương tiện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ta có thể học từ rất nhiều nơi: thầy cô, cha mẹ, bạn bè, báo chí, sách vở, mạng,… Điều quan trọng là cần biết lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật, có ích để tiếp nhận và học hỏi.

" Không thầy đố mày làm nên" và " Học thầy không tày học bạn"
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố mày làm nên" và " Học thầy không tày học bạn" . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 7. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận