Danh mục bài soạn

Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, n...
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sông giữa tình yêu của mọi người bài mẫu 1
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên bài mẫu 1
Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau: Một kỉ niệm tuổi thơ hoặc Tình b...
Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường
Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn...
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: “Nếu khi còn trẻ ta...
Kể cho bố mẹ nghe một chuyện cảm động mà em đã gặp ở trường

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện buồn cười mà em đã gặp ở trường
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân
Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc… mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứn...
Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ Lượm theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Đóng vai là người mẹ kể lại cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
Em hãy tả khung cảnh quê em vào mùa xuân
Hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: Cây tre
Bài văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ về tình bạn
Hãy viết bài văn biểu cảm về cây phượng trường em
Bài văn mẫu cảm nghĩ về mái trường thân của em lớp 7
Bài văn biểu cảm về một loài hoa em thích lớp 7
Bài văn chứng minh: Cần phải chọn sách mà đọc
Tuổi trẻ mà không chịu khó học tập thì lớn lên không làm được việc gì có ích
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao...
Bài văn mẫu: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ em

 

Kể về một người có ảnh hưởng nhất đối với em
Bài văn mẫu lớp 7: Tả con đường từ nhà tới trường
Văn mẫu 7: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như "Lượm" hoặc "Đêm...
Văn mẫu 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồn...
Văn mẫu 7: Kể về một buổi cắm trại mà em đã từng tham gia (hoặc được chứng kiến)
Bài văn mẫu lớp 7:Tả lại khung cảnh khu phố nơi mà em đang ở
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,....) mà em đã gặp ở trường
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc đêm nay Bác không ngủ)...
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể) là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng h...
Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em
Tổng hợp bài viết số 1 văn 7 hay nhất với đầy đủ các đề
Văn mẫu 7 bài viết số 2: Loài cây em yêu (chọn bất cứ loại cây gì ở Làng quê Việt Nam: Tre, dừa, chuối, gạo, đa...không...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn mà em yêu mến nhất
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả về cây vải thiều quê hương em.
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một kỉ niệm về một thầy, cô giáo mà em nhớ nhất
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Kể lại một kì niệm em nhớ mãi trong cuộc đời học trò vừa qua
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả sân trường giờ ra chơi
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tưởng tượng và kể lại chân dung của Lượm ( nhân vật trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu)
Văn mẫu lớp 7: Viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệu về đất nước của mình
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả một loài cây em yêu
Văn mẫu lớp 7: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy tả cảnh mục đồng thổi sáo khi dắt trâu ra đồng về nhà khi chiều xuố...
Văn mẫu lớp 7: Tả một loài cây

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả cây đa làng em
Văn mẫu lớp 7: Tả khung cảnh Hà Nội vào xuân
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp của rừng núi quê em
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn thân yêu của em
Văn mẫu lớp 7: Kể chuyện về bà em
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài " Cổng trường mở ra" của Lý Lan
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về dòng sông quê mẹ
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mùa hè
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về sách vở em học hằng ngày
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Một bài học sâu sắc và ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em
Văn mẫu lớp 7: Dựa vào văn bản": Sài Gòn tôi yêu" hãy viết một bài văn về mảnh đất em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Viết cảm nghĩ về khu vườn nhà em

 

Văn mẫu lớp 7: Mùa xuân vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Hãy viết cảm nghĩ của em về mùa xuân.
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn mẹ tôi của nhà văn Êt-môn-đô đờ A- min -xi
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài:" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về một bài văn mà em đã được học
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về một con vật nuôi
Văn mẫu lớp 7: Cảm xúc về mùa thu
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường xưa của em
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ tác phẩm: Một thứ quà của lúa non-Cốm
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Văn mẫu lớp 7: Đọc lại văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đơ A-min-xi và hãy thay mặt En-ri-co hãy viết một bức thư cho bố, nói...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khu...
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Em hãy giải thích câu nói trên và từ đó r...
Văn mẫu lớp 7: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:" Có tài mà không có đức là ngườ...
Văn mẫu lớp 7: Nhân dân có câu:" Có công mài sắt có ngày lên kim". Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu tục ngữ:" Đói cho sạch, rách cho thơm"

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy bình luận ý nghĩa của câu tục ngữ:" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố...
Văn mẫu lớp 7: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ:" Thất bại là mẹ thành công"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ:" Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý " Uống nước nhớ nguồn",...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu như chúng ta không có ý thức bảo v...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tìm hiểu và chứng minh câu ca dao: " Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi...
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ:" Tiên học lễ, hậu học văn"
Văn mẫu lớp 7: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: " Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người s...
Văn mẫu lớp 7: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Văn mẫu lớp 7: Ca dao có câu: " Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước như nguồn chảy ra" Em hãy giải...
Văn mẫu lớp 7: Bình luận câu tục ngữ:" Có chí thì nên"

 

Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về một số bài ca dao đã học
Văn mẫu lớp 7: Nói về tinh thần vượt khó, nhân dân ta có câu:" Lửa thử vàng gian nan thử sức". Em hiểu câu nó...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng" nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngỡ...
Văn mẫu lớp 7: Một nhà văn có nói:" Sách là nguồn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Em hãy giải thích nội...
Văn mẫu lớp 7: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện:" Sống chết...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Phò giá về kinh( Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

 

Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Đề đến Sầm Nghi Đống" của Hồ Xuân Hương
Văn mẫu lớp 7: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của bà...
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài:" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương
Văn mẫu lớp 7: Nguyên tiêu( Rằm tháng giêng) là một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh. Em hãy phân tích bài thơ này
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài Cốm-một thứ quà của lúa non của Thạch Lam
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về chùa một cột
Văn mẫu lớp 7: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá
Văn mẫu lớp 7: Tình yêu quê hương đất nước trong bài Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về Chùa Bút Tháp

Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng). Theo đó, hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn ý + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

Dàn ý

1. Mở bài: Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi:

  • Tình yêu gia đình,tình yêu quê hương đất nước luôn là những đề tài cho nhiều tác giả lựa chọn, nó gắn bó mật thiết với con người. 
  • Điều đó được thể hiện qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương và Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng cho ta thấy rõ hơn được tình yêu quê hương tha thiết và vô cùng sâu lặng.

2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ về Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

Mùa xuân qua các tác phẩm:

  • Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)
    • Ngay từ đầu tác phẩm,Sài Gòn hiện lên với vẻ đẹp có chút gì đó hào hùng mà lại chứa đựng niềm tự hào của tác giả dành cho nơi đây.
    • Ngoài tình yêu với tự nhiên mà con người ở đây cũng đã khiến cho Minh Hương phải say lòng.
  • Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)
    • Có lẽ cũng vì vậy mà tình yêu của tác giả còn được thể hiện qua tiêu đề bài đó là “ Sài Gòn tôi yêu”.
    • Vũ Bằng lại không bộc lộ trực tiếp như vậy mà tác giả lại tái hiện lại bức tranh Hà Nội qua nỗi nhớ của người con xa quê nhà.

=> Mùa xuân của đất nước:

  • Mùa xuân là mùa của sự sống,mùa của những yêu thương bắt đầu. Có ai đi xa chắc chắn sẽ nhớ về quê hương nhớ về ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.
  • Có lẽ lòng yêu thương Đất nước yêu mến quê hương luôn tiềm tàng trong lòng tác giả,có khi chẳng bao giờ thay đổi

3. Kết luận: Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

  • Qua hai tác phẩm với hai tác giả khác nhau lại sáng tác trong hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung một thứ tình yêu nồng nàn cháy bỏng về tình yêu của quê hương.

Bài viết

Tình yêu gia đình,tình yêu quê hương đất nước luôn là những đề tài cho nhiều tác giả lựa chọn, nó gắn bó mật thiết với con người. Sài Gòn được biết đến với những con người chân thành cởi mở ở họ luôn chứa đựng những khí phách mang đậm chất bạo dạn nhưng lại rất gần gũi và cởi mở. Điều đó được thể hiện qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương và Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng cho ta thấy rõ hơn được tình yêu quê hương tha thiết và vô cùng sâu lặng.

Ngay từ đầu tác phẩm,Sài Gòn hiện lên với vẻ đẹp có chút gì đó hào hùng mà lại chứa đựng niềm tự hào của tác giả dành cho nơi đây. Việc sử dụng phép so sánh ba trăm năm tuổi của Sài Gòn với bốn ngàn năm dựng nước của Đất nước cho ta thấy rằng “ cái đô thị này còn xuân chán”. Tiếp đó tác giả sử dụng phương thức so sánh độc đáo với hình ảnh “ Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà”. Những lời văn khéo léo đã thể hiện rõ được sức sống khỏe khoắn tràn đầy sức sống của nơi đây giống như những cô gái tuổi đôi mươi đẹp vô cùng. Tình yêu đó càng mãnh liệt hơn khi tác giả dùng những cụm từ “ con,cứ,đương” thể hiện sự sống của Sài Gòn vẫn hàng ngày trỗi dậy,luôn rạo rực sức sống. Có lẽ bởi tình yêu tác giả dành cho nơi này quá nồng nàn,nhưng đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và chân thành mà Minh Hương dành cho nơi này. Tác giả bộc lộ tình cảm của mình mà không hề ngại ngùng, “tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông đang ôm mối tình đầu chứa nhiều ngang trái”. Thành phố Sài Gòn được ví như một một mối tình đầu,một người đàn ông và như một người bạn tri kỉ. Không chỉ yêu “ nắng sớm,yêu những buổi chiều lộng gió”mà cái sự ồn ào,nhộn nhịp của phố xá của không gian tĩnh lặng về đêm khiến cho tác giả càng yêu mến thiên nhiên, khí hậu và tình cảm với Sài Gòn.

Ngoài tình yêu với tự nhiên mà con người ở đây cũng đã khiến cho Minh Hương phải say lòng. Họ tự nhiên,chân thành,cởi mở nhưng lại có chút gì đó tế nhị. Sống và làm việc ở đây đã lâu,có lẽ những tính chất đó đã ăn sâu vào tâm trí con người của tác giả. Những con người đó có chút gì đó kiên cường và dũng cảm…nó đã được thể hiện qua những tháng năm trong lịch sử nước nhà. Bằng những câu văn vô cùng ngọt ngào và mang sức truyền cảm Sài Gòn hiện lên trong mắt người đọc với những hình ảnh trẻ trung và năng động. Có lẽ cũng vì vậy mà tình yêu của tác giả còn được thẻ hiện qua tiêu đề bài đó là “ Sài Gòn tôi yêu”.

Minh Hương có tình yêu quê hương da diết và cháy bỏng còn Vũ Bằng lại không bộc lộ trực tiếp như vậy mà tác giả lại tái hiện lại bức tranh Hà Nội qua nỗi nhớ của người con xa quê nhà. “ Mùa xuân của tôi” là tác phẩm được sáng tác khi ông đang làm việc ở Sài Gòn, mặc dù công tác xa nhà nhưng tình cảm mà ông dành cho Hà thành vẫn không hề thay đổi và phôi phai. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thế nên cái nhìn nơi đây cũng có phần nào khác với cảm nhận của mọi người. “ Mùa xuân của riêng tôi,mùa xuân của Bắc Bộ,mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân gần hơn nữa,riêng tư hơn nữa”,bởi mùa xuân đó chính là mùa xuân mà tác giả đã ngày đêm nghĩ về. Với việc sử dụng phép điệp từ” mùa xuân ”càng làm cho mạch cảm xúc của tác giả được lên cao trào. Nhớ về Thủ đô với biết bao cảm xúc,đó là “ gió lành lạnh”,” mưa riêu riêu”, tiếng trống đêm của hội trèo vang hay những câu nói tỏ tình ngọt ngào của đôi trai lứa. … Tất cả những sự vật đều hiện lên trong tâm trí của tác giả như muốn ôm trọn quá khứ quay trở lại.

Mùa xuân là mùa của sự sống,mùa của những yêu thương bắt đầu. Có ai đi xa chắc chắn sẽ nhớ về quê hương nhớ về ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam. Đó là khoảng thời gian con người ta được trở về hội tụ,nghỉ lễ sau bao một năm làm việc vất vả. Tất cả như đang được hồi sinh,khơi dậy cả nguồn sống đang vẫy gọi. Có lẽ lòng yêu thương Đất nước yêu mến quê hương luôn tiềm tàng trong lòng tác giả,có khi chẳng bao giờ thay đổi

Qua hai tác phẩm với hai tác giả khác nhau lại sáng tác trong hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung một thứ tình yêu nồng nàn cháy bỏng về tình yêu của quê hương. Với giọng văn khéo léo và hết sức tinh tế,tác giả đã truyền đạt cho người đọc những tình cảm và sự đồng cảm cho một tình yêu xa quê. Đó là tình yêu say đắm,và tự hào chung thủy cho một mùa xuân quê hương và thành phố yêu dấu

Bài mẫu 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân của em (Vũ Bằng)

Dàn ý

1. Mở bài: Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

  • Cùng nặng lòng với mảnh đất mình sinh sống yêu thương và tự hào Minh Hương và Vũ Bằng đã viết nên hai thiên tùy bút Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi để ca ngợi vẻ đẹp của hai miền tổ quốc. 

2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ về Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

Với bài Sài gòn tôi yêu:

  • Sài Gòn xuất hiện với những nét trẻ trung
  • Tác giả đi vào bày tỏ tình cảm của mình với thành phố trên nhiều phương diện:
    • Tôi yêu Sài Gòn da diết…
    • Tôi yêu trong nắng sớm.
    • Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.
    • Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. 
    • Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.
  • Yêu Sài Gòn yêu mảnh đất nơi đây tác giả yêu luôn cả những con người Sài Gòn. 

Mùa xuân của tôi:

  • Vũ Bằng một người con xa xứ với sự thương nhớ khôn nguôi tới miền bắc quê mẹ đã vẽ nên bức tranh về mùa xuân Hà Nội và miền Bắc qua sự nhớ thương khôn nguôi
  • Trong mùa xuân của tôi tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên miền Bắc và Hà Nội qua trái tim thổn thức của người con xa quê. 
  • Hà Nội là nỗi khắc khoải vì công tác cách mạng phải hoạt động bí mật mà ông phải rời xa Hà Nội rời xa những kỉ niệm thân yêu quá. Dù xa nhưng nó vẫn luôn cháy âm ỉ sôi sục trong lòng ông

=> Cảm nghĩ về quê hương, đất nước được rút ra:

  • Phải yêu lắm thương lắm với hai mảnh đất hai tác giả mới vẽ nên được bức tranh sinh động về từng vùng miền như vậy.
  • Hai miền tuy ở hai cực khác nhau của tổ quốc tuy khác nhau về tập tục lối sống nhưng đều rất đẹp. 
  • Những trái tim nồng nàn bỏng cháy tình yêu xứ sở của hai tác giả giúp ta cảm nhận tình yêu với quê hương đất nước mình, qua đó thấy tự hào về mảnh đất tổ quốc

3. Kết luận: Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

  • Yêu quê hương yêu tổ quốc yêu đồng bào là điều hai tác giả muốn gửi gắm

Bài viết

Cùng nặng lòng với mảnh đất mình sinh sống yêu thương và tự hào Minh Hương và Vũ Bằng đã viết nên hai thiên tùy bút Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi để ca ngợi vẻ đẹp của hai miền tổ quốc. Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút – bút kí Nhớ,Sài Gòn tập 1- Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm

Sài Gòn xuất hiện với những nét trẻ trung: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt miễn là cư dân đô thị ngày nay ngày mai biết cách tưới tiêu chăm bón, thận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Đó là một sự cảm nhận độc đáo hết sức tinh tế, nó so sánh ví von cái đô thị Sài Gòn như một sinh thể sống, làm cho ta dễ hình dung cái đô thị này như da thịt của người con gái dậy thì đang độ đôi mươi, như câu lúa non thì con gái đang độ uốn câu non xanh ngọc ngà.

Từ những câu nhận xét mang tầm khái quát về thành phố Sài Gòn tác giả đi vào bày tỏ tình cảm của mình với thành phố trên nhiều phương diện: tôi yêu Sài Gòn da diết…Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn những cây xanh che chở.

Điệp từ tôi yêu tôi yêu được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần hẳn phải yêu thành phố này lắm tác giả mới có những quan sát tinh tế về nơi này đến vậy yêu từng cái nắng cái gió yêu đến cả những cái bất thường như hờ hững hờn giỗi của cô gái trẻ Sài Gòn. Cảm xúc trữ tình trong đoạn văn này dâng cao và mượt mà đó chính là cảm xúc xuất phát từ trái tim.

Yêu Sài Gòn yêu mảnh đất nơi đây tác giả yêu luôn cả những con người Sài Gòn. Mảnh đất Sài Gòn bao dung ôm ấp chở che cho biết bao nhiêu con người từ nơi khác đến. Họ mang theo tính cách vùng miền hòa nhập và làm thành một cộng đồng lớn. Đa phần cũng giống như cư dân lục tỉnh thì con người Sài Gòn họ rất chất phác thật thà không biết lừa lọc danh ma xảo kế. Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái trang phục khỏe khoắn, cử chỉ dáng điệu yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình tươi tắn.

Không bao quát các mặt đời sống như Sài Gòn, Vũ Bằng một người con xa xứ với sự thương nhớ khôn nguôi tới miền bắc quê mẹ đã vẽ nên bức tranh về mùa xuân Hà Nội và miền Bắc qua sự nhớ thương khôn nguôi. Mùa xuân của tôi cùng với Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội đã vẽ nên chân dung Hà Nội thanh lịch trầm tư và cổ kính thủ đô của nghìn năm văn hiến. Trong mùa xuân của tôi tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên miền Bắc và Hà Nội qua trái tim thổn thức của người con xa quê. Vũ Bằng như sống lại thời tuổi trẻ của quá khứ của mùa xuân Hà Nội đã xa: “Mùa xuân miền Bắc, mùa xuân của tôi, mùa xuân Hà Nội”. Câu nói như reo lên như nhảy múa như đang sống lại trong ông những kí ức. Có hiểu hết về cuộc đời Vũ Bằng có hiểu được nỗi khổ không thể trở lại miền bắc của ông thì mới hiểu vì sao Vũ Bằng lại hay viết về Hà Nội với tấm lòng da diết nhớ thương tới thế.

Hà Nội là nỗi khắc khoải vì công tác cách mạng phải hoạt động bí mật mà ông phải rời xa Hà Nội rời xa những kỉ niệm thân yêu quá. Dù xa nhưng nó vẫn luôn cháy âm ỉ sôi sục trong lòng ông. Điệp từ mùa xuân được nhắc lại tới 4 lần như sự ghi sâu hằn rõ trong trí nhớ tác giả.Mùa xuân Hà Nội với mưa riêu riêu gió lạnh, tiếng trống chèo vang vọng trong đêm thanh, Những câu hát tỏ tình của đôi trai gái từ xa vọng lại. Với giọng điệu thiết tha, dòng cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ tác giả giúp ta cảm nhận những điều kì diệu mùa xuân đem đến.

Phải yêu lắm thương lắm với hai mảnh đất hai tác giả mới vẽ nên được bức tranh sinh động về từng vùng miền như vậy. Hai miền tuy ở hai cực khác nhau của tổ quốc tuy khác nhau về tập tục lối sống nhưng đều rất đẹp. Tuy khác nhau ở nhiều điểm nhưng hai thành phố đều được miêu tả qua những trái tim nồng nàn bỏng cháy tình yêu xứ sở. Hai tùy bút giúp ta cảm nhận tình yêu với quê hương đất nước mình, qua đó thấy tự hào về mảnh đất tổ quốc

Yêu quê hương yêu tổ quốc yêu đồng bào là điều hai tác giả muốn gửi gắm bởi vì " Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/Quê hương nếu ai không nhớ/Sẽ không lớn nổi thành người."

Bài mẫu 3: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân của em (Vũ Bằng)

Dàn ý

1. Mở bài: Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

  • Qua hai văn bản "Sài Gòn tôi yêu" và "Mùa xuân của tôi" tác giả Minh Hương và Vũ Bằng chẳng những đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết mà còn “luyện” sâu cho độc giả tình cảm thiêng liêng, quý báu đó chính là tình yêu quê hương đất nước

2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ về Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

Trong đoạn trích "Sài Gòn tôi yêu":

  • Là mối tình dai dẳng bền chặt đối với Sài Gòn, là tình yêu và niềm tự hào của tác giả Minh Hương.
  • Ngay từ đầu bài văn, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn qua cách đối chiếu, so sánh và ẩn dụ khéo léo. 
  • Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên đều nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
  • Không chỉ yêu thiên nhiên, khí hậu nơi đây mà đó còn là sự cảm nhận về phong cách người Sài Gòn.

=> Qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận về thành phố của mình tác giả đã gửi gắm biết bao nhiêu tình cảm với mảnh đất quê hương nhưng tình cảm nổi bật nhất trong từng đoạn văn, câu văn là tình yêu quê hương đất nước

Trong đoạn trích "Mùa xuân của tôi":

  • Nhà văn Vũ Bằng tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của người con xa quê.
  • Tác giả đưa người đọc ngược về quá khứ, trở lại với những tháng năm sống ở Hà Nội của mình để hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân
  • Mùa xuân đã khơi dậy ở con người ta sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ.
  • Mùa xuân cùng với ngày tết cũng là dịp sum họp của gia đình, nó thôi thúc trong lòng người tình cảm gia đình gắn bó, hướng về cội nguồn

=>  Người chiến sĩ phải rời xa quê hương, sinh sống trên đất khách quê người thì lúc này đây tình yêu quê hương, nỗi nhớ da diết quê hương sẽ không phai mờ trong anh.

Nhận xét chung: 

Hai bài tùy bút đã giúp người đọc tận hưởng được những tình cảm nồng nàn, đằm thắm và tình yêu bền chặt, thủy chung với mùa xuân quê hương và thành phố yêu dấu. Đó là tình yêu mến, tự hào về quê hương, là sự ngưỡng mộ, đắm say mùa xuân Hà Nội. Cùng là tình yêu thương quê hương nhưng sự biểu hiện lại có những nét riêng đặc biệt không thể trộn lẫn.

3. Kết luận: Tình yêu quê hương đất nước qua hai bài Sài gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi

Bài viết

Nhà phê bình Hoài Thanh từng viết: “Văn chương... luyện những tình cảm ta sẵn có”. Một trong những thứ tình cảm mà văn chương đã tôi luyện cho con người đó là tình yêu quê hương đất nước. Qua hai văn bản "Sài Gòn tôi yêu" và "Mùa xuân của tôi" tác giả Minh Hương và Vũ Bằng chẳng những đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết mà còn “luyện” sâu cho độc giả tình cảm thiêng liêng, quý báu đó.

"Sài Gòn tôi yêu" là mối tình dai dẳng bền chặt đối với Sài Gòn, là tình yêu và niềm tự hào của tác giả Minh Hương. Cảnh sắc thiên nhiên, khí hậu và thời tiết, cư dân ở đây được tác giả cảm nhận rất sâu sắc. Ngay từ đầu bài văn, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp đặc trưng của Sài Gòn qua cách đối chiếu, so sánh và ẩn dụ khéo léo. Đối chiếu ba trăm năm tuổi của Sài Gòn với bốn ngàn năm lịch sử của đất nước, nhà văn đã khẳng định "Cái đô thị này còn xuân chán". Và hình ảnh so sánh độc đáo "Sài Gòn cử trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà", hình ảnh ẩn dụ: "Cái đô thị ngọc ngà này...". Thành phố Sài Gòn quả thực rất tươi trẻ, đang độ xuân xanh, khỏe khoắn vươn cao tràn trề sức sống nhưng lại theo gọn trong hình hài của ngọc ngà, quý hiếm. Bên cạnh đó còn có những cụm từ "còn", "cứ", "đương"... biểu hiện rõ sự trỗi dậy sức xuân, tràn đầy hứa hẹn, tình cảm mến yêu với mảnh đất này. Sự phát hiện và tình cảm của tác giả phong phú, tinh tế và nồng nàn hơn bởi tình cảm đang trỗi dậy, không nén nổi cảm xúc của mình. Đó là tình yêu chân thành mãnh liệt, đắm say, cuồng nhiệt đối với thành phố Sài Gòn. Đặc biệt, tác giả đã khéo léo trong việc sử dụng biện pháp so sánh, phép liệt kê và điệp từ "yêu" được nhắc lại tới sáu lần kết hợp với nhịp văn nhanh gấp. "Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông ôm ấp mối tình đầu chứa nhiều ngang trái". Thành phố Sài Gòn như một người bạn tình, một người bạn tri âm tri kỉ. Qua sự cảm nhận về khí hậu của Sài Gòn, tác giả như một lần nữa muốn nhấn mạnh tình cảm đó. Không yêu, không đắm say thì sẽ không phát hiện ra những gì riêng biệt nhất của Sài Gòn. Nào là yêu nắng sớm, yêu những buổi chiều lộng gió. Nào là đang ui ui bỗng trong vắt như thủy tinh. Sự thay đổi đột ngột, bất ngờ của thời tiết kỳ diệu làm sao? Trong thời tiết ấy, nhịp điệu cuộc sống của thành phố lúc thì náo động, dập dìu xe cộ lúc thì đêm khuya thưa thớt tiếng ồn hay cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương. Tất cả các biện pháp nghệ thuật trên đều nhấn mạnh tình cảm của tác giả và thể hiện sự phong phú nhiều vẻ của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.

Không chỉ yêu thiên nhiên, khí hậu nơi đây mà đó còn là sự cảm nhận về phong cách người Sài Gòn. Đó là: tự nhiên, chân thành, bộc trực, dễ cởi mở, mạnh bạo mà vẫn ý nhị. Bằng sự hiểu biết lâu bền của mình về con người Sài Gòn suốt năm mươi năm được gần gũi họ. Những nét tính cách ấy được thể hiện qua đời sống hàng ngày và hoàn cảnh thử thách của lịch sử: bất khuất, dũng cảm, kiên cường... tạo nên phong cách riêng của người Sài Gòn. Dù trong mỗi câu văn không nhắc đến từ "yêu" nào nhưng đã bộc lộ biết bao tình cảm mến yêu, tình nghĩa đối với mảnh đất thân yêu máu thịt này. Bằng giọng văn nhẹ nhàng, sự cảm nhận độc đáo và tinh tế của tác giả thành phố Sài Gòn hiện lên thật năng động, trẻ trung và xiết bao yêu thương! Qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận về thành phố của mình tác giả đã gửi gắm biết bao nhiêu tình cảm với mảnh đất quê hương nhưng tình cảm nổi bật nhất trong từng đoạn văn, câu văn là tình yêu quê hương đất nước. Có lẽ rằng, xuất phát từ tình cảm chân thành này mà tác giả mới viết nên văn bản độc đáo "Sài Gòn tôi yêu".

Không bao quát mọi mặt đời sống xã hội và thiên nhiên nơi mảnh đất mình yêu quý như tác giả Minh Hương, trong đoạn trích "Mùa xuân của tôi", nhà văn Vũ Bằng tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của người con xa quê.

Tác giả đưa người đọc ngược về quá khứ, trở lại với những tháng năm sống ở Hà Nội của mình để hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân; để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân xứ sở. "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội”. Nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng câu văn ngân nga, như những tiếng reo vui như thế. Mùa xuân của riêng tôi – mùa xuân của Bắc Bộ, mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân gần hơn nữa, riêng tư hơn nữa bởi mùa xuân đó chính là mùa xuân của quê hương mà tác giả ngày đêm đau đáu hướng về. Bằng phép điệp từ "mùa xuân" được nhắc đi nhắc lại bốn lần trong một câu văn như khơi nguồn cho mạch cảm xúc dâng trào, nối liền hiện tại với quá khứ, đưa tác giả từ miền Nam xa xôi trở về sống trong lòng của mùa xuân Hà Nội – quê hương yêu dấu. Nhớ về mùa xuân của Hà Nội, nhớ về mùa xuân của quê mình, tác giả sử dụng liên tiếp các điệp từ làm nổi bật cái đặc trưng của mùa xuân Thủ đô yêu dấu. Đó là tiết trời “gió lành lạnh”, “mưa riêu riêu”, tiếng trống của đêm hội chèo vang lên trong đêm xanh, những câu hát tỏ tình ngọt ngào của đôi trai gái yêu nhau vọng lại,... Nhiều sự vật như từ mùa đông còn vương lại nhưng lại có cái ấm áp, nồng nàn của khí xuân. Tất cả reo vui rằng mùa xuân quê hương đã về, không khí êm đềm trong trẻo mơn man đã tràn ngập bao trùm lên mọi cảnh vật.

Mùa xuân đã khơi dậy ở con người ta sức sống tiềm tàng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ. Đó là sự biểu hiện của sức sống: Không uống rượu rồi cũng phải phát say, nhựa sống như trong người cũng lên như lộc của loài nai như lộc của mầm non tuôn trào. Sức sống kỳ diệu của mùa xuân – một mùa xuân thần thánh tiềm chứa sức mạnh thiêng liêng, huyền bí. Tất cả như đang hồi sinh, khơi dậy khát vọng cao đẹp nhất của con người đó là khát khao sống và yêu thương. Mùa xuân cùng với ngày tết cũng là dịp sum họp của gia đình, nó thôi thúc trong lòng người tình cảm gia đình gắn bó, hướng về cội nguồn. Với những giọng điệu thiết tha và dòng chảy cảm xúc tuôn trào mạnh mẽ, tác giả đã giúp ta cảm nhận được những điều kỳ diệu của mùa xuân đem đến: nó tiếp thêm cho ta tình yêu quê hương, khơi dậy trong ta những giá trị tinh thần cao quý. Một mùa xuân đẹp quá, vui quá, một mùa xuân ngọt lành trong trẻo và đáng yêu làm sao. Trên mảnh đất hôm nay, người chiến sĩ phải rời xa quê hương, sinh sống trên đất khách quê người thì tình yêu quê hương, nỗi nhớ da diết quê hương sẽ không phai mờ trong anh.

Hai nhà văn phải thân thiết, gắn bó với mảnh đất quê hương đến nhường nào thì mới viết nên những áng văn đặc sắc đến thế. Hai văn bản gợi lên trong ta biết bao cảm xúc nhưng, tình yêu quê hương đất nước của tác giả được thể hiện sâu lắng và đậm nét qua sự cảm nhận về thành phố Sài Gòn và mùa xuân Hà Nội. Hai bài tùy bút đã giúp người đọc tận hưởng được những tình cảm nồng nàn, đằm thắm và tình yêu bền chặt, thủy chung với mùa xuân quê hương và thành phố yêu dấu. Đó là tình yêu mến, tự hào về quê hương, là sự ngưỡng mộ, đắm say mùa xuân Hà Nội. Cùng là tình yêu thương quê hương nhưng sự biểu hiện lại có những nét riêng đặc biệt không thể trộn lẫn.

Tình yêu quê hương đất nước là tiếng nói chung mà hai văn bản muốn gửi gắm đến chúng ta và để nhắc nhở chúng ta rằng:

“Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”.

(Đỗ Trung Quân)

cảm nghĩ của em về quê hương đất nước
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 7. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận