Danh mục bài soạn

Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, n...
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sông giữa tình yêu của mọi người bài mẫu 1
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên bài mẫu 1
Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau: Một kỉ niệm tuổi thơ hoặc Tình b...
Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường
Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn...
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: “Nếu khi còn trẻ ta...
Kể cho bố mẹ nghe một chuyện cảm động mà em đã gặp ở trường

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện buồn cười mà em đã gặp ở trường
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân
Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc… mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứn...
Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ Lượm theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Đóng vai là người mẹ kể lại cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
Em hãy tả khung cảnh quê em vào mùa xuân
Hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: Cây tre
Bài văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ về tình bạn
Hãy viết bài văn biểu cảm về cây phượng trường em
Bài văn mẫu cảm nghĩ về mái trường thân của em lớp 7
Bài văn biểu cảm về một loài hoa em thích lớp 7
Bài văn chứng minh: Cần phải chọn sách mà đọc
Tuổi trẻ mà không chịu khó học tập thì lớn lên không làm được việc gì có ích
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao...
Bài văn mẫu: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ em

 

Kể về một người có ảnh hưởng nhất đối với em
Bài văn mẫu lớp 7: Tả con đường từ nhà tới trường
Văn mẫu 7: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như "Lượm" hoặc "Đêm...
Văn mẫu 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồn...
Văn mẫu 7: Kể về một buổi cắm trại mà em đã từng tham gia (hoặc được chứng kiến)
Bài văn mẫu lớp 7:Tả lại khung cảnh khu phố nơi mà em đang ở
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,....) mà em đã gặp ở trường
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc đêm nay Bác không ngủ)...
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể) là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng h...
Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em
Tổng hợp bài viết số 1 văn 7 hay nhất với đầy đủ các đề
Văn mẫu 7 bài viết số 2: Loài cây em yêu (chọn bất cứ loại cây gì ở Làng quê Việt Nam: Tre, dừa, chuối, gạo, đa...không...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn mà em yêu mến nhất
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả về cây vải thiều quê hương em.
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một kỉ niệm về một thầy, cô giáo mà em nhớ nhất
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Kể lại một kì niệm em nhớ mãi trong cuộc đời học trò vừa qua
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả sân trường giờ ra chơi
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tưởng tượng và kể lại chân dung của Lượm ( nhân vật trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu)
Văn mẫu lớp 7: Viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệu về đất nước của mình
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả một loài cây em yêu
Văn mẫu lớp 7: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy tả cảnh mục đồng thổi sáo khi dắt trâu ra đồng về nhà khi chiều xuố...
Văn mẫu lớp 7: Tả một loài cây

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả cây đa làng em
Văn mẫu lớp 7: Tả khung cảnh Hà Nội vào xuân
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp của rừng núi quê em
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn thân yêu của em
Văn mẫu lớp 7: Kể chuyện về bà em
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài " Cổng trường mở ra" của Lý Lan
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về dòng sông quê mẹ
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mùa hè
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về sách vở em học hằng ngày
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Một bài học sâu sắc và ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em
Văn mẫu lớp 7: Dựa vào văn bản": Sài Gòn tôi yêu" hãy viết một bài văn về mảnh đất em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Viết cảm nghĩ về khu vườn nhà em

 

Văn mẫu lớp 7: Mùa xuân vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Hãy viết cảm nghĩ của em về mùa xuân.
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn mẹ tôi của nhà văn Êt-môn-đô đờ A- min -xi
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài:" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về một bài văn mà em đã được học
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về một con vật nuôi
Văn mẫu lớp 7: Cảm xúc về mùa thu
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường xưa của em
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ tác phẩm: Một thứ quà của lúa non-Cốm
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Văn mẫu lớp 7: Đọc lại văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đơ A-min-xi và hãy thay mặt En-ri-co hãy viết một bức thư cho bố, nói...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khu...
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Em hãy giải thích câu nói trên và từ đó r...
Văn mẫu lớp 7: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:" Có tài mà không có đức là ngườ...
Văn mẫu lớp 7: Nhân dân có câu:" Có công mài sắt có ngày lên kim". Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu tục ngữ:" Đói cho sạch, rách cho thơm"

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy bình luận ý nghĩa của câu tục ngữ:" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố...
Văn mẫu lớp 7: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ:" Thất bại là mẹ thành công"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ:" Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý " Uống nước nhớ nguồn",...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu như chúng ta không có ý thức bảo v...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tìm hiểu và chứng minh câu ca dao: " Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi...
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ:" Tiên học lễ, hậu học văn"
Văn mẫu lớp 7: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: " Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người s...
Văn mẫu lớp 7: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Văn mẫu lớp 7: Ca dao có câu: " Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước như nguồn chảy ra" Em hãy giải...
Văn mẫu lớp 7: Bình luận câu tục ngữ:" Có chí thì nên"

 

Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về một số bài ca dao đã học
Văn mẫu lớp 7: Nói về tinh thần vượt khó, nhân dân ta có câu:" Lửa thử vàng gian nan thử sức". Em hiểu câu nó...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng" nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngỡ...
Văn mẫu lớp 7: Một nhà văn có nói:" Sách là nguồn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Em hãy giải thích nội...
Văn mẫu lớp 7: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện:" Sống chết...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Phò giá về kinh( Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

 

Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Đề đến Sầm Nghi Đống" của Hồ Xuân Hương
Văn mẫu lớp 7: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của bà...
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài:" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương
Văn mẫu lớp 7: Nguyên tiêu( Rằm tháng giêng) là một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh. Em hãy phân tích bài thơ này
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài Cốm-một thứ quà của lúa non của Thạch Lam
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về chùa một cột
Văn mẫu lớp 7: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá
Văn mẫu lớp 7: Tình yêu quê hương đất nước trong bài Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về Chùa Bút Tháp

Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khuyên đó như thế nào?

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khuyên đó như thế nào? Theo đó, hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn ý + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình

[toc:ul]

Bài mẫu 1: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khuyên đó như thế nào? 

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận:
  • Nội dung câu nói: lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

2. Thân bài:

  • Giải thích:
    • Lời nói là hình thức phổ biến con người gián tiếp với nhau, dùng để biểu đạt tâm tư tình cảm
    • Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải thứ hữu hình

=> Ý nghĩa: câu tục ngữ khẳng định giá trị và ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày

Vì sao:

  • Vì lời nói là công cụ, phương tiện mà con người cần để giao tiếp đối ngoại
  • Lời nói tốt đẹp, khéo léo giúp con người được lòng tất cả mọi người, đôi lúc có lợi cho bản thân
  • Lời nói khéo léo thể hiện bản thân là một con người có học, tế nhị
  • Vì khi ta biết cách giao tiếp, ngôn ngữ trở nên hữu dụng và đẹp đẽ

Làm gì:

  • Lễ phép với bề trên
  • Con người phải học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh
  • Không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa câu nói

Bài viết

Trong cuộc sống, lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm, kinh nghiệm sống với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt đối với mỗi người. Để khuyên mọi người có cách nói năng sao cho có hiệu quả giao tiếp cao nhất, ông cha ta đã từng căn dặn:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Thật vậy, lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người. Trong cuộc sống, con người thường xuyên phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp. Nếu biết lựa chọn những lời nói thích hợp, con người sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả tốt hơn. Mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều mà cũng có lời hay, lời đẹp, cũng có lời thô, lời tục. Người khôn phải biết lựa chọn để nói lời hay, lời đẹp. Lời nói là một thứ công cụ, nhưng có thể lựa chọn được tùy theo ý định và trình độ văn hoá của người nói. Ví thế, ông cha ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ công cụ dễ kiếm, dễ tìm trong tầm tay của mỗi người. Nếu chọn đúng lời nói sẽ gây hiệu quả lớn, còn lựa sai thì lời nói sẽ làm mất lòng nhau.

Vậy muốn lời nói làm vừa lòng nhau thì chúng ta cần phải chọn lời nói thích hợp với đối tượng, hoàn cảnh, với sắc thái tình cảm. Mỗi lời nói hợp với người, hợp với cảnh sẽ làm cho quan hệ tốt đẹp và việc làm thêm hiệu quả. Một lời nói thô vụng sẽ làm hỏng hết mọi dự định. Chọn được những lời nói thích hợp chính là ta đã làm tốt việc “lựa lời”. Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp cần phải có quá trình học tập và rèn luyện liên tục, lâu dài. Chúng ta phải biết nói những lời nói chân thật và sau đó là lựa chọn những lời nói đẹp, nói hay để hiệu quả giao tiếp được tốt hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng lựa lời để nói, để xuề xòa mọi chuyện mà có lúc chúng ta cần nói thật.

Lời nói là công cụ giao tiếp, lời nói thể hiện phẩm chất, trình độ của mỗi con người. Vì vậy chúng ta cần tự rèn luyện cách nói năng văn minh lịch sự để đạt được mục đích như mong muốn.

Bài mẫu 2: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khuyên đó như thế nào? 

Dàn ý

1. Mở bài:

  • Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,...).

2. Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu nói:

"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

  • Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
  • Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
  • Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
  • Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
  • Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp....

Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

  • Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
  • Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
  • Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người....

Lời khuyên:

  • Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
  • Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
  • Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
  • Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

3. Kết bài:

  • Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

Bài viết.

Ngôn ngữ - tiếng nói là công cụ để giao tiếp, để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của con người. Ngôn ngữ - cách ăn nói là thước đo tri thức, nhân cách của mỗi chúng ta. Vì thế, nhân dân ta luôn luôn nhắc nhở nhau:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

"Lời nói chẳng mất tiền mua" vì nó là ngôn ngữ cộng đồng, là tài sản chung của cả dân tộc. Hồ Chủ tịch có nói: "Tiếng Việt là của quý lâu đời của nhân dân ta". Ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ đến lúc cất tiếng chào đời, rồi trưởng thành khôn lớn, tiếng mẹ đẻ luôn luôn gắn liền với tâm hồn và cuộc sống của mỗi con người. Câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua" chứa đựng một lời khuyên, một sự nhắc nhở: phải biết trân trọng và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

"Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" - "Lựa lời" nghĩa là biết cân nhắc, chọn từ ngữ, tìm cách diễn đạt chính xác nhất, tế nhị nhất, phản ánh đúng tư tưởng tình cảm của mình lúc nói. Nói như thế nào "cho vừa lòng nhau", nhân dân ta muốn lưu ý đến tính hiệu quả trong giao tiếp, phải văn minh, lịch sự, hợp tình hợp lí và đúng lễ nghĩa, đạo lí.

Tóm lại, câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm quý báu về cách ứng xử, giao tiếp nhằm giáo dục mọi người cách ăn nói văn minh lịch sự, không được thô lỗ, cục cằn.

Bài học mà câu tục ngữ nêu lên là đúng đắn và sâu sắc cho tất cả mọi người. Tại sao phải "lựa lời" lúc nói năng?

Nói phải đúng: đúng sự vật, đúng hiện tượng, khách quan, đúng tư tưởng tình cảm ý nghĩ của mình, phải ăn nói đúng nơi, đúng lúc. Không được ăn nói tuỳ tiện, ăn nói thiếu suy nghĩ. Muốn nói đúng phải "lựa lời” cân nhắc ngôn từ, lựa chọn cách diễn đạt sao cho tế nhị, dễ hiểu, cảm hóa lòng người.

Nói phải văn minh, lịch sự nên phải "lựa lời mủ nói". Ngôn ngữ phản ánh vốn sống, sự hiểu biết, trình độ học vấn của mỗi người. Kẻ dốt nát, thô lậu thường ăn nói thô lỗ, tục tằn. Ngôn ngữ là thước đo đạo đức của mọi người. Ông bà ta quan niệm lời ăn tiếng nói luôn luôn gắn liền với lễ nghĩa, đạo lí. Trong gia đình, ngoài xã hội, có kẻ trên người dưới, có người già người trẻ, có quan hệ thân, sơ... "kính thưa, dạ, vâng..." là những điều cần biết trong lúc nói năng, ứng xử.

Giao tiếp phải biết "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", nghĩa là ăn nói văn minh, lịch sự, hợp tình hợp lí, phải coi trọng tâm lí, tình cảm người đang đối thoại với mình. Tính hiệu quả lúc nói cần được đặc biệt quan tâm. An nói phải lễ phép, khiêm nhường và chín chắn. "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" không có nghĩa là ăn nói mơn trớn, xu nịnh, giả dối để mua chuộc, lừa bịp người đối thoại. Kẻ ăn nói xu nịnh, giả dối là vô đạo đức, kém nhân cách, bị người đời kinh bỉ.

Suy rộng câu tục ngữ trên, ta thấy rõ hơn bao giờ hết, nhân dân ta rất coi trọng lời ăn tiếng nói. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ cho ta lời khuyên quý báu về cách ăn nói:

"Học ăn, học nói, học gói, học mở".

"Gọi dạ, bảo vâng".

"Đất tốt trồng cây rườm rà,

Những người thanh lịch nói ra dịu dàng".

"Đất xấu trồng cây khẳng khiu,

Những người thô tục nói điều phàm phu".

Trong giao tiếp, chúng ta phải biết nói lời hay ý đẹp. Tuổi học trò phải biết ăn nói trung thực, khiêm tốn, lễ phép; không được đặt điều, nói năng giả dối, xảo trá; phải tránh cách nói hoa hòe hoa sói, ngọt xớt, đãi bôi. Ai ai cũng nên nhớ: "Mật ngọt chết ruồi".

Nói với ai? Nói điều gì? Nói để làm gì? Nói như thế nào? Đó là những câu hỏi mà con người khôn ngoan, chín chắn luôn luôn tự nêu ra làm định hướng trong giao tiếp, ứng xử.

Từ cuộc sống gia đình, học đường vào cuộc sống xã hội lộng lớn, trong quan hệ xã hội làm ăn của nền kinh tế thị trường, nghệ thuật "ăn nói" càng trở nên vô cùng quan trọng. Do đó, tuổi trẻ chúng ta phải học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, học tập ca dao, tục ngữ, học cách diễn đạt, cách chọn từ, đặt câu của các nhà văn trong tác phẩm văn học. Cái gốc ngôn ngữ của mỗi người là đạo đức, kinh nghiệm và trình độ văn hoá. Cho nên phải biết học: "Học ăn học nói, học gói học mở".

Tóm lại, câu tục ngữ trên đã cho em một kinh nghiệm quý báu, một bài học sâu sắc về cách ăn nói, ứng xử, giao tiếp. Quan hệ giữa con người với con người là bạn. Chúng ta phải học cách ăn nói lễ phép, văn minh lịch sự; phải xa lánh những kẻ ăn nói tục tĩu, thô lỗ. Nhiệm vụ của mỗi người cần phải góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Bài mẫu 3: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khuyên đó như thế nào? 

Dàn ý

1. Mở bài

  • Dẫn vào vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a. Định nghĩa lời nói:

  • Lời nói của con người chính là phương thức biểu đạt phổ biến nhất của ngôn ngữ, thông qua lời nói con người có thể truyền đạt những thông tin mình mong muốn, thể hiện cảm xúc, nguyện vọng, trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm,...
  • Tiếng nói của con người dường như là một loại ký hiệu âm thanh kỳ diệu, giúp ta phân biệt với các giống loài khác, đồng thời là một trong những hành trang đầu tiên để con người chính thức bước và xã hội.

b. Giải thích câu tục ngữ:

  • "Lời nói chẳng mất tiền mua": tiếng nói, ngôn ngữ là tài sản vốn có của con người, tài sản ấy là dòng chảy bất tận, theo chúng ta đến hết cuộc đời, rất dồi dào, không cần phải qua một sự trao đổi vật chất nào.
  •  "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", là lời khuyên chân thành về cách giao tiếp ứng xử sao cho thông minh và khéo léo để đạt được mục đích của bản thân.

c. Bàn luận:

  • Hai câu tục ngữ trên mang vẻ ngoài trái ngược nhau nhưng về nội dung lại bổ khuyết hỗ trợ cho nhau tạo thành bài học đúc rút kinh nghiệm rất sâu sắc của cha ông về vấn đề giao tiếp trong cuộc sống.
  • Lời nói gói vàng, gói bạc, là tài sản cực kỳ quý giá, dẫu rằng là vốn tự thân thế nhưng con người không nên vì thế mà sử dụng một cách phung phí, vô tội vạ, thậm chí sử dụng sai mục đích. Thay vào đó ta cần phải có một sự lựa chọn, cân nhắc kỹ càng. (Nêu một số ví dụ).
  • Việc sử dụng tài sản ngôn ngữ một cách có lựa chọn, hợp lý sẽ khiến chúng ta được mọi người yêu quý, tin tưởng và có mong muốn gần gũi, kết thân.
  • Lời nói chính là phương tiện thể hiện chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc, trình độ văn hóa, nhân phẩm, tính cách của một con người.

d. Bài học:

  • Mỗi chúng ta phải học hỏi và cải thiện phong cách ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp của mình hằng ngày.
  • Bản thân mỗi người phải ý thức được thế nào là văn minh lịch sự trong giao tiếp, trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào ta cũng cần lịch sự, tế nhị, nói năng đúng mực, tránh từ ngữ thô tục, xúc phạm người khác.

3. Kết bài

  • Nêu cảm nghĩ cá nhân.

Bài viết

Việt Nam là đất nước có nhiều những giá trị văn hóa dân gian vô cùng sâu sắc và tốt đẹp, đặc biệt là trong việc sáng tạo ra các câu ca dao, tục ngữ chứa đựng những giá trị tinh thần, những kinh nghiệm đúc rút từ ngàn đời xưa, để truyền dạy cho con cháu. Chúng không được ghi chép mà chủ yếu thông qua phương thức truyền miệng, từ đời này qua đời khác để lưu giữ, và dù đã qua không biết bao nhiêu năm tháng chúng vẫn còn vẹn nguyên giá trị và ngày sau cũng thế. Theo quan niệm của người xưa con người có nhiều cái học trong đó "Học ăn, học nói, học gói, học mở" là một trong những cái quan trọng, việc ăn nói từ bao đời nay đã trở thành điều kiện tất yếu để con người tồn tại và phát triển trong xã hội. Chính về thế ông cha ta đã để lại nhiều những câu tục ngữ rất hay để khuyên răn con cháu về việc ăn nói, ứng xử trong cuộc sống, tiêu biểu đó là:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Thế giới loài người sở dĩ tiến bộ và phát triển vượt bậc so với các giống loài khác là bởi loài người có trí tuệ và ngôn ngữ. Mà lời nói của con người chính là phương thức biểu đạt phổ biến nhất của ngôn ngữ, thông qua lời nói con người có thể truyền đạt những thông tin mình mong muốn, thể hiện cảm xúc, nguyện vọng, trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm,... Có thể nói rằng ngôn ngữ, lời nói chính là tiền đề cho sự nở rộ của nền văn minh nhân trong hàng triệu triệu năm. Tiếng nói của con người dường như là một loại ký hiệu âm thanh kỳ diệu, giúp ta phân biệt với các giống loài khác, đồng thời là một trong những hành trang đầu tiên để con người chính thức bước và xã hội. Thế nên cũng không quá khó hiểu khi lời ăn, tiếng nói lại luôn được cha ông coi trọng, thậm chí trong nền văn hóa cổ đại, việc nói năng còn có những phép tắc vô cùng nghiêm ngặt, phân biệt rõ giai cấp, địa vị của người nói bằng ngữ điệu, cách thức xưng hô, ... Ngày nay việc ăn nói của con người đã trở nên khoáng đạt và ít đi những quy tắc cứng nhắc bởi sự tác động của quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nằm ngoài những chuẩn mực nhất định của xã hội, việc nói gì, nói như thế nào cho đúng vẫn là ưu tiên số một trong cung cách ứng xử giữa người với người.

Câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau",  khi mới xem qua thì dường như lại có ý nghĩa ngược lại so với câu trên nhưng thực tế không phải vậy. Nói "Lời nói chẳng mất tiền mua", là bởi tiếng nói, ngôn ngữ là tài sản vốn có của con người, là thứ được cha mẹ dạy bảo từ thuở ấu thơ, nó đã trở thành một hành trang gắn liền với cuộc sống của mỗi chúng ta. Và thứ tài sản ấy là dòng chảy bất tận, theo chúng ta đến hết cuộc đời, rất dồi dào, không cần phải qua một sự trao đổi vật chất nào. Chính vì thế ông cha ta đã rất sâu sắc khi khuyên rằng "Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", bởi lời hay ý đẹp cũng là nói, lời vụng về, trúc trắc cũng là nói, thế nhưng chẳng phải nếu ta khéo léo trong câu chữ thì dĩ nhiên người nghe sẽ cảm thấy thoải mái và có hứng thú hơn so với những câu nói thiếu liền mạch, tế nhị hoặc thô lỗ hay sao. Việc khéo léo, lựa chọn câu chữ, với những lời hay ý đẹp sẽ giúp chúng ta dễ dàng đạt được mục đích trong giao tiếp, tạo được mối quan hệ tốt đẹp, được nhiều người mến mộ tin tưởng, trở nên thuận lợi trong công việc hơn. Chung quy lại, người xưa dạy chẳng bao giờ là sai.

Câu tục ngữ trên mang bài học đúc rút kinh nghiệm rất sâu sắc của cha ông về vấn đề giao tiếp trong cuộc sống. Lời nói là tài sản cực kỳ quý giá, dẫu rằng là vốn tự thân thế nhưng con người không nên vì thế mà sử dụng một cách phung phí, vô tội vạ, thậm chí sử dụng sai mục đích. Thay vào đó ta cần phải có một sự lựa chọn, cân nhắc kỹ càng, giống như việc lên kế hoạch tài chính, thu chi vậy, nên dùng khoản nào, dùng vào việc nào cho hiệu quả. Ví như trong mối quan hệ làm ăn kinh doanh, ta nên dùng những từ ngữ thuộc phạm trù kinh doanh, tuy khách sáo nhưng không có nghĩa là nhân nhượng mà phải ứng xử sao cho khéo léo dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Như vậy rõ ràng rằng lời nói đã thể hiện được tính quan trọng và quý giá của nó thông qua việc lựa chọn ngôn từ chính xác, vừa lòng đối phương. Tương tự, trong mối quan hệ tình cảm, người ta nên dùng những từ ngữ có tính ân cần, dịu dàng để bộc lộ tình cảm, khiến đối phương cảm thấy ấm áp và hạnh phúc, từ đó mối quan hệ cũng trở nên gắn bó và bền chặt hơn. Rồi trong việc giao tiếp với bề trên, người có vai vế lớn hơn mình thì lại càng phải thận trọng, lựa chọn lời vàng ý ngọc mà thể hiện sự cung kính, lễ phép, trân trọng, để mọi người đều được đẹp lòng, thích ý,... Đồng thời trong lúc giao tiếp không phải lúc nào những lời thẳng thắn cũng là lời quý giá, mà nó chỉ quý giá khi chúng ta biết truyền đạt một cách khéo léo, khiến người nghe có thể thoải mái chấp nhận, còn nếu ngược lại người nghe phản ứng tiêu cực thì coi như chúng ta đã phí phạm tài sản của mình và thất bại trong giao tiếp.

Khi chúng ta thấu hiểu được hai câu tục ngữ trên thì việc giao tiếp của chúng ta sẽ thuận lợi hơn, việc sử dụng tài sản ngôn ngữ một cách có lựa chọn, hợp lý sẽ khiến chúng ta được mọi người yêu quý, tin tưởng và có mong muốn gần gũi, kết thân. Không chỉ vậy khả năng giao tiếp còn thể hiện chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc, trình độ văn hóa, nhân phẩm, tính cách của một con người. Chính vì thế chúng ta phải học hỏi và cải thiện phong cách ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp của mình hằng ngày, lấy hai câu tục ngữ phía trên làm kim chỉ nam để điều chỉnh. Bản thân mỗi người phải ý thức được thế nào là văn minh lịch sự trong giao tiếp, điều đó được thể hiện qua rất nhiều phương diện, từ tư thế, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, giọng điệu,... Điều quan trọng là trong bất kỳ hoàn cảnh giao tiếp nào ta cũng cần lịch sự, tế nhị, nói năng đúng mực, tránh từ ngữ thô tục, xúc phạm người khác. Bởi đơn giản rằng khi một câu nói không hay tuôn ra từ miệng chúng ta thì chính nó cũng phản ánh nhân phẩm và đạo đức của chính bản thân các bạn. Điều đó đã hoàn toàn đi ngược lại với những gì cha ông truyền dạy từ bao đời nay.

Chung quy lại, câu tục ngữ trên là những lời dạy chân thành tha thiết của cha ông dành cho các thế hệ con cháu sau này về một trong số những phương diện quan trọng nhất của đời sống con người. Bản thân là các thế hệ tiếp nối được thừa hưởng những kinh nghiệm quý giá của cha ông, chúng ta phải biết tự rèn luyện lời ăn tiếng nói hằng ngày sau cho đúng đắn, khéo léo và thông minh, trân trọng lời nói như chính tâm hồn chúng ta vậy.

 

 

Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khuyên đó như thế nào? . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 7. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận