Danh mục bài soạn

Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, n...
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sông giữa tình yêu của mọi người bài mẫu 1
Hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên bài mẫu 1
Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau: Một kỉ niệm tuổi thơ hoặc Tình b...
Bài văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường thân yêu
Chứng minh bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường
Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn...
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị thanh bạch của Bác Hồ
Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: “Nếu khi còn trẻ ta...
Kể cho bố mẹ nghe một chuyện cảm động mà em đã gặp ở trường

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện buồn cười mà em đã gặp ở trường
Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân
Bạn em chỉ ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc… mà tỏ ra thờ ơ, không quan tâm đến thiên nhiên. Em hãy chứn...
Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ Lượm theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba
Đóng vai là người mẹ kể lại cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê
Em hãy tả khung cảnh quê em vào mùa xuân
Hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: Cây tre
Bài văn mẫu lớp 7 Cảm nghĩ về tình bạn
Hãy viết bài văn biểu cảm về cây phượng trường em
Bài văn mẫu cảm nghĩ về mái trường thân của em lớp 7
Bài văn biểu cảm về một loài hoa em thích lớp 7
Bài văn chứng minh: Cần phải chọn sách mà đọc
Tuổi trẻ mà không chịu khó học tập thì lớn lên không làm được việc gì có ích
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao...
Bài văn mẫu: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ em

 

Kể về một người có ảnh hưởng nhất đối với em
Bài văn mẫu lớp 7: Tả con đường từ nhà tới trường
Văn mẫu 7: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như "Lượm" hoặc "Đêm...
Văn mẫu 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồn...
Văn mẫu 7: Kể về một buổi cắm trại mà em đã từng tham gia (hoặc được chứng kiến)
Bài văn mẫu lớp 7:Tả lại khung cảnh khu phố nơi mà em đang ở
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,....) mà em đã gặp ở trường
Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc đêm nay Bác không ngủ)...
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể) là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng h...
Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em
Tổng hợp bài viết số 1 văn 7 hay nhất với đầy đủ các đề
Văn mẫu 7 bài viết số 2: Loài cây em yêu (chọn bất cứ loại cây gì ở Làng quê Việt Nam: Tre, dừa, chuối, gạo, đa...không...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn mà em yêu mến nhất
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả về cây vải thiều quê hương em.
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một kỉ niệm về một thầy, cô giáo mà em nhớ nhất
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Kể lại một kì niệm em nhớ mãi trong cuộc đời học trò vừa qua
Văn mẫu lớp 7: Miêu tả sân trường giờ ra chơi
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tưởng tượng và kể lại chân dung của Lượm ( nhân vật trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu)
Văn mẫu lớp 7: Viết thư cho một người bạn nước ngoài để giới thiệu về đất nước của mình
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả một loài cây em yêu
Văn mẫu lớp 7: Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy tả cảnh mục đồng thổi sáo khi dắt trâu ra đồng về nhà khi chiều xuố...
Văn mẫu lớp 7: Tả một loài cây

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy tả cây đa làng em
Văn mẫu lớp 7: Tả khung cảnh Hà Nội vào xuân
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp của rừng núi quê em
Văn mẫu lớp 7: Hãy miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh...
Văn mẫu lớp 7: Hãy kể về một người bạn thân yêu của em
Văn mẫu lớp 7: Kể chuyện về bà em
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài " Cổng trường mở ra" của Lý Lan
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về dòng sông quê mẹ
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mùa hè
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về sách vở em học hằng ngày
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Một bài học sâu sắc và ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em
Văn mẫu lớp 7: Dựa vào văn bản": Sài Gòn tôi yêu" hãy viết một bài văn về mảnh đất em yêu quý
Văn mẫu lớp 7: Viết cảm nghĩ về khu vườn nhà em

 

Văn mẫu lớp 7: Mùa xuân vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, nhạc họa. Hãy viết cảm nghĩ của em về mùa xuân.
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về quê hương đất nước qua hai tác phẩm Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương) và Mùa xuân...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài văn mẹ tôi của nhà văn Êt-môn-đô đờ A- min -xi
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài:" Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về một bài văn mà em đã được học
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về một con vật nuôi
Văn mẫu lớp 7: Cảm xúc về mùa thu
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về mái trường xưa của em
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN
Văn mẫu lớp 7: Em hãy phát biểu cảm nghĩ tác phẩm: Một thứ quà của lúa non-Cốm
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Văn mẫu lớp 7: Đọc lại văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đơ A-min-xi và hãy thay mặt En-ri-co hãy viết một bức thư cho bố, nói...
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Em hiểu lời khu...
Văn mẫu lớp 7: Tục ngữ có câu:" Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Em hãy giải thích câu nói trên và từ đó r...
Văn mẫu lớp 7: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:" Có tài mà không có đức là ngườ...
Văn mẫu lớp 7: Nhân dân có câu:" Có công mài sắt có ngày lên kim". Em hãy chứng minh câu tục ngữ trên
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu tục ngữ:" Đói cho sạch, rách cho thơm"

 

Văn mẫu lớp 7: Em hãy bình luận ý nghĩa của câu tục ngữ:" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và giúp bạn em hiểu rõ ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:" Không thầy đố...
Văn mẫu lớp 7: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ:" Thất bại là mẹ thành công"
Văn mẫu lớp 7: Em hãy giải thích và bình luận câu tục ngữ:" Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý " Uống nước nhớ nguồn",...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu như chúng ta không có ý thức bảo v...
Văn mẫu lớp 7: Em hãy tìm hiểu và chứng minh câu ca dao: " Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi...
Văn mẫu lớp 7: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ:" Tiên học lễ, hậu học văn"
Văn mẫu lớp 7: Trong bài ca vỡ đất, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết: " Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người s...
Văn mẫu lớp 7: Dân gian ta có câu:" Lời chào cao hơn mân cỗ". Em hiểu câu nói đó như thế nào?
Văn mẫu lớp 7: Ca dao có câu: " Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước như nguồn chảy ra" Em hãy giải...
Văn mẫu lớp 7: Bình luận câu tục ngữ:" Có chí thì nên"

 

Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về một số bài ca dao đã học
Văn mẫu lớp 7: Nói về tinh thần vượt khó, nhân dân ta có câu:" Lửa thử vàng gian nan thử sức". Em hiểu câu nó...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Văn mẫu lớp 7: Chứng minh rằng trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng" nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngỡ...
Văn mẫu lớp 7: Một nhà văn có nói:" Sách là nguồn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Em hãy giải thích nội...
Văn mẫu lớp 7: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện:" Sống chết...
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài thơ Nam quốc sơn hà
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Phò giá về kinh( Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan

 

Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ:" Đề đến Sầm Nghi Đống" của Hồ Xuân Hương
Văn mẫu lớp 7: Phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà của bà...
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài:" Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Văn mẫu lớp 7: Phát biểu cảm nghĩ về bài Sài Gòn tôi yêu của tác giả Minh Hương
Văn mẫu lớp 7: Nguyên tiêu( Rằm tháng giêng) là một bài thơ xuân tuyệt tác của Hồ Chí Minh. Em hãy phân tích bài thơ này
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận khi đọc bài Cốm-một thứ quà của lúa non của Thạch Lam
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em khi đọc bài Xa ngắm thác núi Lư
Văn mẫu lớp 7: Cảm nhận của em về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về chùa một cột
Văn mẫu lớp 7: Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Bài thơ nhà tranh bị gió thu phá
Văn mẫu lớp 7: Tình yêu quê hương đất nước trong bài Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh
Văn mẫu lớp 7: Giới thiệu về Chùa Bút Tháp

Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN

Chuyên mục: Văn mẫu lớp 7

Đề bài: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN. Theo đó, hocthoi gửi đến các bạn 3 dàn ý + bài văn mẫu để các bạn có thể tham khảo. Từ đó, giúp các bạn có những bài văn hay nhất cho riêng mình

[toc:ul]

Bài mẫu 1:  Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN

Dàn ý

1. Mở bài: Cái buổi tối mùa đông trong ngày cuối cùng của thế kỷ thứ mười chín không giống hết thảy mọi buổi tối khác. Bên cạnh cây thông có một cuốn sách dày: quà của mẹ tôi cho tôi. Đó là nhơn? truyện cổ tích của An-đéc-xen.

2. Thân bài:

  • Tôi ngồi dưới gốc cây thông, thận trọng, nâng nui mở từng cuốn sách
  • Trong tranh, những lâu đài tuyết lấp lánh pháo hoa, những con thiên nga bay lượn trên biển cả có những áng mây hồng soi bóng và những chàng lính chì đứng gác giữ chặt cây súng dài.
  • Tôi bắt đầu đọc và đọc say mê quên cả thời gian, đắm chìm trong câu chuyện cổ tích về anh lính chì giàu nghị lực và cô vũ nữ bé nhỏ, kiều diễm, rồi đến truyện nữ Chúa Tuyết
  • Rồi tôi mơ màng ngủ thiếp đi dưới cây thông, mơ màng như thế tôi thấy An-đéc-xen khi ông để rơi bông hồng. Từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung ông giống như trong mơ êm ái đó.
  • Tôi không biết rằng trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu ý nghĩa của nó.

3. Kết bài: Mãi về sau này tôi mới được biết tiểu sử của An-đéc-xen. Và từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung đời ông như những bức tranh thú vị, giống những hình vẽ minh hoạ truyện của ông.

Bài viết.

Cái buổi tối mùa đông trong ngày cuối cùng của thế kỷ thứ mười chín không giống hết thảy mọi buổi tối khác. Tuyết rơi chậm rãi và rất bệ vệ. Những bông tuyết lớn đến nỗi tưởng chừng từ trên người đang rơi xuống thành phố những bông hoa trắng xốp và ở phố nghe rõ tiếng ngựa rè rè của các xe chở khách.

Khi tôi trở về nhà thì cây thông đầu năm lập tức được thắp sáng và trong phòng những ngọn nến bắt đầu lép bép một cách vui vẻ như thể chung quanh tôi những vỏ quả keo khô đang nổ liên tiếp. Bên cạnh cây thông có một cuốn sách dày: quà của mẹ tôi cho tôi. Đó là nhơn? truyện cổ tích của An-đéc-xcn.

Tôi ngồi dưới cây thông đầu năm và giở cuốn sách ra. Trong cuốn sách có rất nhiều tranh in màu phủ bằng giấy thuốc lá. Để xem kĩ những bức tranh còn ướt mực in ấy tôi phải thận trọng thổi tờ giấy mỏng đó cho lật lên.

Trong tranh, những lâu đài tuyết lấp lánh pháo hoa, những con thiên nga bay lượn trên biển cả có những áng mây hồng soi bóng và những chàng lính chì đứng gác giữ chặt cây súng dài.

Tôi bắt đầu đọc và đọc say mê đến nỗi những người lớn tuổi phải bực mình vì hầu như lôi không còn chú ý đến cây thông được trang hoàng đẹp đẽ.

Trước tiên tôi đọc truyện cổ tích về anh lính chì giàu nghị lực và cô vũ nữ bé nhỏ, kiều diễm, rồi đến truyện nữ Chúa Tuyết. Lòng tốt kỳ diệu và ngào ngạt hương như cách tôi cảm thấy của con người, giống như hương thơm của hoa, bay ra từ những trang giấy của cuốn sách mép mạ vàng kia.

Rồi tôi mơ màng ngủ thiếp đi dưới cây thông vì một và vì hơi nóng của những cây nến toả ra. Và giữa lúc mơ màng như thế tôi thấy An-đéc-xen khi ông để rơi bông hồng. Từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung ông giống như trong mơ êm ái đó.

Tất nhiên, lúc đó tôi còn chưa biết cả nghĩa đen và nghĩa bóng những truyện cổ tích của An-đéc-xen. Tôi không biết rằng trong mỗi truyện cổ tích cho trẻ con còn có một truyện cổ tích khác mà chỉ người lớn mới có thể hiểu ý nghĩa của nó.

Điều đó mãi sau này tôi mới hiểu. Tôi hiểu rằng quả thực tôi đã may mắn và khi sắp bước vào thế kỷ thứ hai mươi vĩ đại và gian lao đã được gặp An-đéc-xen

Con người kì quặc đáng yêu, đồng thời là nhà thơ - Và ông đã tin  tưởng vào thắng lợi của ánh sáng trước bóng tối và của trái tim người uyên ác. Lúc đó tôi đã biết nhà thơ Puskin và An-đéc-xen là đôi bạn chí thiết và khi gặp nhau, hai ông thường vỗ vai nhau hồi lâu mà cười ha hả.

Mãi về sau này tôi mới được biết tiểu sử của An-đéc-xen. Và từ đó, bao giờ tôi cũng hình dung đời ông như những bức tranh thú vị, giống những hình vẽ minh hoạ truyện của ông.

Bài mẫu 2:  Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN

Dàn ý

1. Mở bài:  Ở xứ sở Đan Mạch xa xôi, có một nhà văn viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới: Những nhân vật, những câu chuyện được ông viết nên đã sống mãi với bao thế hệ độc giả trên khắp hành tinh này.

2. Thân bài:

  • Theo nhà văn Andersen – người viết truyện cổ tích nổi tiếng – những câu chuyện do cuộc sống viết nên còn đẹp hơn mọi truyện cổ tích.
  • Truyện cổ tích của bất cứ dân tộc nào trên thế giới cũng đều là sản phẩm sáng tạo của dân gian. Nhưng ở xứ sở Đan Mạch xa xôi, có một nhà văn viết truyện cổ tích nổi tiếng thế giới:"Những nhân vật, những câu chuyện được ông viết nên đã sống mãi với bao thế hệ độc giả trên khắp hành tinh này."
  • Một người có thực tế sáng tạo phong phú như vậy, nhưng với trải nghiệm của bản thân đã nhận thấy: “Không có truyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do cuộc sống viết nên”.
  • Trích một vài ví dụ thực tế dẫn chứng cho :“Câu chuyện do cuộc sống viết nên” 

3. Kết bài:  

  • Xung quanh ta vẫn còn bao nhiêu kẻ xấu xa, bao nhiêu mặt khuất tối. Tuy nhiên nhìn chung, mảng sáng vẫn chiếm ưu thế. Cuộc sống vẫn không ngừng phát triển theo chiều hướng tích cực.
  • Trên tinh thần đó, ta thấy câu nói của Andersen xứng đáng được xem là lời ca tôn vinh cuộc sống, tôn vinh giá trị lao động của con người.

Bài viết

Trong truyện cổ tích, ta bắt gặp những người hiền, kẻ ác, những kẻ giàu, người nghèo, những người sang, kẻ hèn… Truyện cổ tích cũng nói đến những xung đột gay gắt, có khi dẫn đến cái chết. Thế nhưng, cổ tích bao giờ cũng kết thúc có hậu: cái ác bị trừng trị, cái thiện được lên ngôi. Nói chung, cổ tích là thế giới của ước mơ, khát vọng, thế giới của trí tưởng tượng lấp lánh màu sắc kì diệu, huyền ảo. Vậy mà, theo nhà văn Andersen – người viết truyện cổ tích nổi tiếng – những câu chuyện do cuộc sống viết nên còn đẹp hơn mọi truyện cổ tích.

“Câu chuyện do cuộc sống viết nên” là cách nói có hình ảnh nhằm chỉ những gì được tạo ra bởi bàn tay, khối óc con người. Thế giới cổ tích dẫu hết sức phong phú, nhưng vẫn không thể sánh nổi cuộc sống thực tế với muôn vàn sắc màu khác nhau. Trong cổ tích có hình ảnh lâu đài, thành quách lộng lẫy, thì ngay trên mặt đất này, nhân loại đã tạo nên những công trình kiến trúc sừng sững với thời gian như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lí Trường Thành ở Trung Quốc, đền Angkor Wat ở Campuchia… Trong cổ tích có những chuyện cải tử hoàn sinh, thì với thành tựu của y học ngày nay, biết bao người đã thoát khỏi những căn bệnh hiểm nghèo một cách kì diệu, cổ tích kể về những con người có tấm lòng cao thượng, thì đây, trong thế giói của chúng ta không thiếu những người quên mình để cứu giúp những kẻ khổ đau, bất hạnh. Khoa học công nghệ hiện nay có thể làm nên những chuyện thần kì, vượt xa cả trí tưởng tượng của con người khi sáng tạo truyện cổ tích: mạng internet toàn cầu, sức mạnh hạt nhân, tàu vũ trụ, khám phá mặt trăng và các hành tinh của hệ Mặt trời, công nghệ gen, sinh sản vô tính…

Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân ta cũng đã viết nên những câu chuyện đẹp hơn cả cổ tích. Đó là những chiến công dựng nước và giữ nước. Ngày nay, đứng trên triền đê sông Hồng, nhìn dòng sông đục ngầu phù sa cuộn xoáy trong mùa nước lũ, ta mới thấy kì công của một dân tộc trong việc chế ngự sức mạnh của thiên nhiên. Nhìn những công trình giao thông, những công trình xây dựng kì vĩ, ta mới thấy khả năng vô tận của con người.

Ngay giữa đời thường, chúng ta cũng gặp không ít điều kì diệu hơn cả cổ tích. Đó là những câu chuyện cảm động về tình cảm thiêng liêng, nghĩa cử cao đẹp giữa người với người. Đó là những tấm gương vượt lên hoàn cảnh ngặt nghèo của số phận để sống xứng đáng với hai tiếng “con người”. Đó là những con người miệt mài lao động và cống hiến mà không bao giờ nghĩ đến sự thụ hưởng cá nhân.

Cũng như cổ tích, cuộc sống không thiếu những nhân vật phản diện. Xung quanh ta vẫn còn bao nhiêu kẻ xấu xa, bao nhiêu mặt khuất tối. Tuy nhiên nhìn chung, mảng sáng vẫn chiếm ưu thế. Cuộc sống vẫn không ngừng phát triển theo chiều hướng tích cực. Đó thực sự là truyện cổ tích đang được viết ra từng ngày bởi công sức của biết bao người. Trên tinh thần đó, ta thấy câu nói của Andersen xứng đáng được xem là lời ca tôn vinh cuộc sống, tôn vinh giá trị lao động của con người.

Bài mẫu 3:  Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN

Dàn ý

1. Mở bài: Tôi cùng những người bạn Đan Mạch cùng nhau tâm sự về những câu truyện tuyệt vời của Andecxen

2. Thân bài:

  • Tôi biết đến truyện cổ tích Andersen lần đầu tiên ở một góc nhà trên sàn gỗ ọp ẹp nơi phố cổ Hà Nội. 
  • Ấn tượng trong tôi khi đọc câu chuyện về chú lính chì
  • Cảm xúc trong tôi khi đọc xong câu chuyện “Chú lính chì dũng cảm”: rtái tim tôi rung rinh những nhịp đập vừa vui, vừa buồn vừa hồi hộp vừa xót xa nuối tiếc... lòng dạ nao nao khi đọc đến những dòng kết cuối cùng.
  • Chưa bao giờ tôi băn khoăn thắc mắc rằng tại sao tôi lại có thể thấm thía vui buồn với một câu chuyện ở một nước xa lạ với tôi, xa lắm, ở tận Bắc Âu một vùng biển lạnh giá đầy băng tuyết, một nơi mọi trẻ con đều đi lễ nhà thờ chứ không theo bà lên chùa như tôi?

3. Kết bài: Tôi yêu truyện cổ Andecxen. Cảm ơn ông, cảm ơn vì đã cho tôi và tất cả những đứa trẻ khác có một tuổi thơ trọn vẹn.

Bài viết.

Thu đông năm 1982 tôi được học tập ở ngôi trường tại một lâu đài cổ, nằm sâu trong vùng  rừng núi phía nam nước Cộng hoà dân chủ Đức cũ. Trong thời gian học tập thường vào những dịp cuối tuần nhà trường tổ chức những cuộc giao lưu với các đoàn quốc tế như Đoàn thanh niên Ba Lan, Đoàn thanh niên Áo...tuần đó chúng tôi đã được gặp gỡ với các bạn thanh niên Đan Mạch. Đó là một buổi tối có tuyết rơi, gió rất lạnh, rừng núi âm u bí ẩn.Chúng tôi cùng ngồi uống trà nóng, tôi nói bằng tiếng Anh với các bạn:

- Tôi đã đọc và rất thích truyện cổ tích Andersen.

Các bạn Đan Mạch lắng nghe giọng nói tiếng Anh không chuẩn của tôi và ngay lập tức cùng reo lên: “Andersen! Andersen!”.

Tôi biết đến truyện cổ tích Andersen lần đầu tiên ở một góc nhà trên sàn gỗ ọp ẹp nơi phố cổ Hà Nội. Vào một buổi tối mùa đông mưa rơi mờ mịt đường phố, tiếng gió thổi âm u rào rạt trên cành lá của cây đa cổ thụ bên đền Bà Kiệu  như đang thủ thỉ trò chuyện về một tổ chim yểnh già đã từng trú ngụ ở đó mấy trăm năm...Trong căn gác nhỏ được thắp sáng bởi ngọn đèn điện sợi đốt, ánh sáng tỏa ra từ dây tóc mảnh dẻ một mầu vàng khè sáng yếu ớt.Trong tiếng mưa rơi đập vào cánh cửa sổ gỗ ọp ẹp, tiếng bà ngoại tôi tụng kinh niệm Phật lúc to lúc nhỏ hòa nhịp với tiếng mõ cốc, cốc, cốc  ...rồi thỉnh thoảng hết một đoạn, bà tôi lại thỉnh một tiếng chuông nhỏ ngân nga....Trong không khí trầm mặc đậm chất Á đông ấy tôi ngồi đọc truyện “Chú lính chì dũng cảm” trên những trang báo còn vương cả dấu vết những vết sợi tre nứa của loại giấy mộc thô ráp. Thế mà những chữ ở đó đều tăm tắp chữ nào ra chữ nấy sắc nét gọn gàng, đó là trang báo Văn của Hội Văn Nghệ Việt Nam  hình như khoảng năm 1958, 1959 …Ngày ấy tôi là một cô bé gày còm áo quần chưa đủ ấm, trời lạnh khiến nước mũi chảy ròng ròng... Thế mà đôi mắt tôi đã bị con chữ cuốn hút với hình ảnh Chú lính chì cuối cùng của một đội lính chì trong một hộp đồ chơi, do thiếu chì nên chú chỉ có một chân. Mặc dù khuyết tật nhưng chú vẫn luôn đứng thẳng bồng súng hiên ngang.Rồi, chú nhìn thấy một ngôi nhà đồ chơi bằng giấy, một tòa lâu đài tuyệt đẹp trong đó có một Cô vũ nữ ba lê đang đứng trên mũi một bàn chân còn một chân thì giơ lên cao. Điều ấy khiến Chú lính chì tưởng rằng Nàng cũng một chân như chú. Thế là chú sung sướng nhìn nàng vì chú đã tìm được một người giống mình. Bỗng rồi một con Quỷ xồ ra từ một hộp đồ chơi khác.Thế là Chú lính chì trải qua một cuộc phiêu lưu: rơi xuống cống đen ngòm, chui vào bụng cá, con cá có Chú lính trong bụng lại bị bắt về chợ, và rồi Chú lính chì trở về với căn nhà cũ. Về với những đồ chơi của các em bé trong căn nhà ấy, chú sung sướng được nhìn Cô vũ nữ ba lê vẫn  đang đứng  ở giữa cửa tòa lâu đài bằng giấy, Nàng vẫn đứng trên một chân và chân kia vẫn giơ lên...Chú lính chì cảm động lắm nhưng chú không thể tuôn trào những giọt nước mắt bằng chì... Rồi, Chú lính chì bị một cậu bé ném vào lò sưởi đang cháy rực...chú cảm thấy nóng ghê gớm, không hiểu là nóng do lửa đốt hay do tình yêu, chú không biết nữa...Và, trong khi chú đang tan chảy thì một cơn gió lùa đã cuốn Cô vũ nữ bằng giấy bay thẳng vào lò sưởi tới chỗ chú lính chì, nàng bắt lửa và tiêu tan...Ngày ấy khi đọc truyện tôi còn bé dại nên chưa thực sự hiểu những điều gì lấp lánh trong câu chữ. Nhưng, trái tim tôi rung rinh những nhịp đập vừa vui, vừa buồn vừa hồi hộp vừa xót xa nuối tiếc... lòng dạ nao nao khi đọc đến những dòng cuối cùng đại ý là: Trong đống tro tàn vào sáng hôm sau người ta thấy chú đã thành một trái tim  nhỏ bằng chì...Có một cái gì thật ấm nóng tỏa ra từ con chữ khiến tôi ôm lấy tờ báo ấy, có lẽ sức nóng từ câu chuyện cổ tích đó đã sưởi ấm tâm hồn non nớt của tôi trong buổi tối mùa đông Hà Nội giá buốt...Chưa bao giờ tôi băn khoăn thắc mắc rằng tại sao tôi lại có thể thấm thía vui buồn với một câu chuyện ở một nước xa lạ với tôi, xa lắm, ở tận Bắc Âu một vùng biển lạnh giá đầy băng tuyết, một nơi mọi trẻ con đều đi lễ nhà thờ chứ không theo bà lên chùa như tôi?

Có lẽ tôi như nhiều trẻ em khác đã tự tạo ra "một thế giới tưởng tượng trong tâm hồn" và như bao đứa trẻ, tôi đã tiếp nhận truyện cổ tích của Andersen dễ dàng với một niềm vui hân hoan như được đi chơi vào một xứ sở diệu kỳ hấp dẫn có những cô bé tí hon nằm ngủ trong cánh hoa hồng, có nữ thần băng giá, có nàng tiên cá... Tôi yêu truyện cổ Andecxen. Cảm ơn ông, cảm ơn vì đã cho tôi và tất cả những đứa trẻ khác có một tuổi thơ trọn vẹn.

Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về truyện cổ ANĐECXEN . Bài học nằm trong chuyên mục: Văn mẫu lớp 7. Phần trình bày do hanoi tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận