Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CTST bài 5: Phân tử-đơn chất-hợp chất

Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo bài 5: Phân tử-đơn chất-hợp chất được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 5. PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT (4 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

●     Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

●     Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu

2. Năng lực

- Năng lực chung:

●     Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.

●     Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đơn chất về đơn chất và hợp chất; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

●     Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phân tử và cách tính khối lượng phân tử; nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất.

●     Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các phân tử trong tự nhiên (baking soda, mẩu đá vôi, bình cứu hỏa chứa carbon dioxide, …); quan sát các đơn chất và hợp chất trong tự nhiên (dây đồng, than chì, bột lưu huỳnh, muối ăn, đường,…)

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về phân tử có ở xung quanh ta; đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất có trong đời sống.

3. Phẩm chất

●     Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

●     Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

●     Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.    Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

2.    Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, ...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU)

a, Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi với các em HS để khơi gợi hứng thú học tập.

b, Nội dung: GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm: đáp án của HS về nguyên tử.

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu vấn đề: Hàng chục triệu chất trên Trái Đất đều được tạo nên từ một hoặc nhiều nguyên tố hóa học. Các nhà khoa học đã phân loại chúng như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để biết chính xác nguyên tố hóa học là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 5. Phân tử - Đơn chất – Hợp chất.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về hạt hợp thành của chất và khái niệm phân tử.

a) Mục tiêu: Phân biệt được phân tử với nguyên tử và hiểu được phân tử được tạo thành từ nguyên tử (trừ khí hiếm là dạng đặc biệt của phân tử)

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm 4, thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk để hình thành kiến thức.

c) Sản phẩm: Khái niệm phân tử, đáp án câu 1, luyện tập sgk trang 31 và mô hình phân tử bằng đất nặn.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-  GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 quan sát hình 5.1, trả lời câu 1 sgk trang 31.

 

- GV yêu cầu HS dựa vào câu trả lời cho câu 1 sgk trang 31 và đọc sgk, nêu khái niệm về phân tử.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu luyện tập sgk trang 31.

- GV lưu ý cho HS :

+ Có 2 dạng phân tử: Phân tử được tạo bởi 1 nguyên tố và phân tử tạo bởi nhiều nguyên tố.

+ Các nguyên tố khí hiếm (He, Ne, Ar,…) và kim loại đều là dạng đặc biệt của phân tử

- GV chia lớp thành 4 nhóm tổ chức trò chơi “ đất nặn” để nặn các mô hình nguyên tử, rồi ghép lại thành các phân tử.

Một số hình mô phỏng nguyên tử, phân tử gợi ý:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu vận dụng sgk trang 32.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Phân tử

- Trả lời câu 1 sgk trang 31:

+ Hạt hợp thành từ một nguyên tố: (a), (b), (d)

+ Hạt hợp thành từ nhiều nguyên tố: (c)

=> Kết luận:

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 31:

+ Phân tử được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học:

+ Phân tử được tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học:

- HS nặn đất sét theo đúng tỉ lệ kích cỡ giữa các nguyên tử và màu sắc của nguyên tử.

- Trả lời câu vận dụng sgk trang 32:

+ Trong bình có chứa phân tử khí carbon dioxide.

+ Phân tử khí carbon dioxide gồm có nguyên tố carbon và nguyên tố oxygen.

+ Phân tử chất khí carbon dioxide gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyê

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 chân trời, soạn mới giáo án KHTN 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 chân trời bài 5: Phân tử-đơn chất-hợp chất
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CTST bài 5: Phân tử-đơn chất-hợp chất . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận