Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CTST bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn Các nguyên tố hóa học

Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn Các nguyên tố hóa học được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

·      Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

·      Viết được kí hiệu hóa học và đọc được tên cua 20 nguyên tố đầu tiên.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên tố hóa học và kí hiệu hóa học.

·      Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tố hóa họcHoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

·      Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được mô hình nguyên tử về nguyên tố hóa học và kí hiệu nguyên tố hóa học.

·      Tìm hiểu tự nhiên: Lược sử tìm ra tên gọi và kí hiệu một số nguyên tố hóa học.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: viết và đọc được kí hiệu hóa học của 20 nguyên tố đầu tiên .

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

·      Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

·      Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.    Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

2.    Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, ...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU)

a, Mục tiêu:Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi với các em HS để khơi gợi hứng thú học tập.

b, Nội dung:GV nêu vấn đề, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm:đáp án của HS về nguyên tử.

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu vấn đề: Một viên kim cương hay một mẩu than chì đều được tạo nên từ hàng tỉ nguyên tử giống nhau. Kim cương và than chì được tạo từ một nguyên tố hóa học là carbon. Nguyên tố hóa học là gì?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để biết chính xác nguyên tố hóa học là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu Bài 3.Nguyên tố hóa học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học.

a) Mục tiêu: Nhận xét được các nguyên tố được tạo nên từ nguyên tử nào và số proton trong nguyên tử của mỗi nguyên tố. Quan đó nêu được khái niệm nguyên tố hóa học

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm 4, thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk để hình thành kiến thức.

c) Sản phẩm: Khái niệm nguyên tố hóa học, các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau, đáp án câu 1, 2 sgk trang 18.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trả lời câu 1, 2 sgk trang 18.

- GV kết luận những gì mà HS vừa nêu và kể ra được từ Hình 3.1.

 

- GV yêu cầu HS đưa ra kết luận về khái niệm nguyên tố hóa học và mối liên hệ giữa các nguyên tử cùng một nguyên tố hóa học với tính chất hóa học của chúng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Nguyên tố hóa học

- Trả lời câu 1 sgk trang 18:

Khác nhau ở số neutron

- Trả lời câu 2 sgk trang 18:

Vì cả 3 nguyên tử đều có cùng số proton trong hạt nhân.

- Mọi nguyên tố hóa học là tập hợp của những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

 

=> Kết luận:

·      Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.

·      Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu số lượng nguyên tố hóa học hiện nay.

a) Mục tiêu: Nêu được số lượng các nguyên tố hóa học đã xác định bởi các nhà khoa học.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 chân trời, soạn mới giáo án KHTN 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 chân trời bài bài 4 Sơ lược bảng tuần hoàn Các nguyên tố hóa học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CTST bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn Các nguyên tố hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận