Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CTST bài 25: Hô hấp tế bào

Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo bài 25: Hô hấp tế bào được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 25. HÔ HẤP TẾ BÀO (3 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: 

●     Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực vật và động vật):

o   Nêu được khái niệm.

o   Viết được phương trình hô hấp dạng chữ.

o   Thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào.

●     Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

●     Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ:

●     bảo quản hạt cần phơi khô, ...).

2. Năng lực

- Năng lực chung: 

●     Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về quá trình hô hấp tế bào, mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào.

●     Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm hô hấp tế bào, trình bày mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào và nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày ý kiến.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực về sinh học: 

●     Nhận thức khoa học tự nhiên: Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp tế bào (ở thực vật và động vật) gồm: nêu được khái niệm, viết được phương trình hô hấp dạng chữ thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào; Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

●     Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đồ mô tả quá trình hô hấp tế bào cũng như mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào; Nêu được tác động của một số yếu tố chủ yếu đến hô hấp tế bào.

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô, ...).

3. Phẩm chất:

●     Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

●     Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

●     Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về quá trình hô hấp tế bào.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: 

●     SGK, SGV, Giáo án.

●     Hình ảnh về hô hấp tế bào, sơ đồ mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

●     Hình ảnh về mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và bảo quản lương thực, thực phẩm

●     Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh: 

●     Sách giáo khoa, SBT

●     Đọc trước các nội dung bài 25. Hô hấp tế bào

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, dẫn dắt vào bài mới

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp cận vấn đề bài học

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Khi chúng ta vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,... nhịp hô hấp của cơ thể sẽ tăng lên giúp cơ thể lấy được nhiều khí oxygen và giải phóng nhiều khí carbon dioxide, đồng thời nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên. Hiện tượng này được giải thích như thế nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận vấn đề GV đưa ra

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS suy nghĩ, dự đoán 

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích hiện tượng này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 25. Hô hấp tế bào

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hô hấp tế bào

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm hô hấp tế bào

a. Mục tiêu: HS nhận biết được quá trình hô hấp tế bào (nguyên liệu tham gia, sản phẩm hình thành); phát biểu được khái niệm hô hấp tế bào và viết được phương trình hô hấp dạng chữ.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình 25.1, thảo luận các nội dung trong SGK

c. Sản phẩm học tập: Khái niệm hô hấp tế bào, phương trình hô hấp dạng chữ, câu trả lời cho phần thảo luận 1, 2, 3 và phần luyện tập

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình 25.1, thảo luận và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3

+  Quan sát Hình 25.1, em hãy cho biết:

a) Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào. Từ đó, hãy viết phương trình hô hấp tế bào dưới dạng chữ.

 

b) Hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

+ Hô hấp tế bào có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?

+ So sánh tốc độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu và một nhân viên văn phòng. Giải thích sự khác nhau đó.

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi phần luyện tập: Hãy xác định quá trình chuyển hoá năng lượng trong hô hấp tế bào.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về khái niệm hô hấp tế nào

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin sgk, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trong nhóm  đứng dậy trình bày kết quả thảo luận

- HS các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Hô hấp tế bào

* Thảo luận

C1. a) Nguyên liệu tham gia và sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào:

●      Nguyên liệu tham gia quá trình hô hấp tế bào: Oxygen và glucose.

●      Sản phẩm của hô hấp tế bào: Carbon dioxide, nước và năng lượng (ATP).

Phương trình hô hấp tế bào:

Glucose + Oxygen  → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)

b) Hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể, ti thể là bào quan trong tế bào của sinh vật nhân thực.

C2. Vai trò của hô hấp tế bào với cơ thể sinh vật:

●      Phần lớn năng lượng trong tế bào ở dạng khó sử dụng.

●      Quá trình hô hấp tế bào giúp phân giải các phân tử chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động của tế bào.

C3. Tốc độ hô hấp của một vận động viên đang thi đấu nhanh hơn nhiều so với một nhân viên văn phòng vì khi đang thi đấu, các tế bào cơ bắp của vận động viên cần rất nhiều năng lượng.

=> Quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường, diễn ra mạnh mẽ hơn để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

*Luyện tập

Quá trình chuyển hoá năng lượng trong hô hấp tế bào: Hoá năng → Nhiệt năng

* Kết luận

●      Hô hấp tế bào là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

●      Phương trình của hô hấp tế bào:

Glucose + Oxygen  → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP)

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 chân trời, soạn mới giáo án KHTN 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 chân trời bài 25: Hô hấp tế bào
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CTST bài 25: Hô hấp tế bào . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận