Danh mục bài soạn

Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CTST bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Giáo án KHTN 7 chân trời sáng tạo bài 16: Sự phản xạ ánh sáng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Khoa học tự nhiên chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 16. SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG (3 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

·      Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật và phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.

·      Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng

·      phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới.

·      Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và học tập: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.

·      Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.

- Năng lực môn vật lí:

·      Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được hiện tượng phản xạ ánh sáng; Vẽ được hình biểu diễn và nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới; Phát biểu được nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.

·      Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được sự phản xạ và phản xạ khuếch tán. Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng.

·      Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng liên quan đến sự phản xạ và phản xạ khuếch tán. Vẽ biểu diễn được gương phẳng và đường đi của ánh sáng phản xạ bởi gương phẳng.

3. Phẩm chất:

·      Tích cực tham hoạt động nhóm.

·      Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.

·      Có hứng thú khám phá tự nhiên, liên hệ bài học với thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, KHBD

- Dụng cụ thí nghiệm khảo sát sự phản xạ ánh sáng cho các nhóm: Bảng chia độ ( có một nửa bên phải xoay được quanh trục thẳng đứng); nguồn sáng hẹp (đèn laser) có thể di chuyển được trên bảng chia độ, gương phẳng gắn trên giá đỡ

- Video thí nghiệm khảo sát sự phản xạ ánh sáng

- Máy tính, máy chiếu

2. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa, SBT, vở ghi

- Đọc trước nội dung bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.

b. Nội dung: GV tổ chức tình huống có vấn đề, nhấn mạnh nhiệm vụ cần nghiên cứu trong bài học

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra dựa đoán cá nhân về tình huống GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị một đèn pin và một chiếc gương, cho HS thực hành dùng đèn rọi lên gương để ánh sáng bị hắt lại lên tường

Shape

Description automatically generated with medium confidence

- GV đặt câu hỏi: Có phải bất kì tia sáng nào chiếu xuống mặt gương đều có thể hắt vào đúng điểm A? Cần phải điều chỉnh các yếu tố nào để đạt được mục đích này?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS phát biểu ý kiến cá nhân

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhấn mạnh vấn đề: ánh sáng khi phản chiếu trên gương đều tuân theo một quy luật nhất định. Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu quy luật này của ánh sáng. Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

Hoạt động 1. Tìm hiểu hiện tượng phản xạ ánh sáng

a. Mục tiêu: GV hướng dẫn để HS biết được thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình 16.1, thảo luận trả lời câu hỏi để rút ra kết luận về hiện tượng phản xạ ánh sáng. 

c. Sản phẩm học tập: HS biết được hiện tượng phản xạ ánh sáng: hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng. 

d. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình 16.1 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Ta nhìn thấy gì trên mặt nước?

+ Trong điều kiện nào ta nhìn thấy ảnh trên mặt nước. Nếu không có nguồn sáng hoặc mặt nước thì hiện tượng trên có xảy ra không?

à GV hướng dẫn HS đi đến kết luận: để nhìn thấy ảnh trên mặt nước, cần có các tia sáng xuất phát từ nguồn, đến mặt nước rồi phản chiếu vào mắt ta. Đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

- GV thông báo về hiện tượng phản xạ ánh sáng và yêu cầu HS làm câu hỏi thảo luận 1 : Nêu một số ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng mà em quan sát được trong thực tế.

- GV hình thành khái niệm gương phẳng cho HS: không phải chỉ có mặt nước phản chiếu tốt ánh sáng, một số mặt phẳng khác phản xạ tốt ánh sáng được gọi là gương phẳng.

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về một số mặt phẳng khác phản xạ tốt được coi là gương phẳng

- GV giới thiệu các quy ước để nghiên cứu hiện tượng phản xạ.

- GV yêu cầu HS làm phần luyện tập trong SGK: Ban đêm, ta không thể đọc sách trong một căn phòng tối. Chỉ khi bật đèn lên, ta mới có thể nhìn thấy trang sách. Vì sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, nghe giáo viên trình bày, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận về hiện tượng phản xạ ánh sáng: Hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.

1. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi gặp một bề mặt nhẵn bóng, chẳng hạn như mặt gương, mặt kim loại sáng bóng,…

C1. Một số ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng mà em quan sát được :

·       Ảnh của cảnh vật hiện lên trên mặt nước.

·       Gương mặt của chúng ta phản chiếu trong gương.

- Mặt phản xạ là một mặt phẳng, nhẵn bóng thì ta gọi đó là gương phẳng.

- Hình ảnh của cảnh vật qua mặt nước được gọi là ảnh tạo bởi gương phẳng.

* Quy ước biểu diễn gương phẳng và các tia sáng

- Gương phẳng (G): biểu diễn bằng một đoạn thẳng, phần gạch chéo là mặt sau của gương. 

- Tia sáng tới SI: tia sáng chiếu tới mặt gương. 

- Tia sáng phản xạ IR: tia sáng phản xạ từ mặt gương. 

- Điểm tới I: giao điểm của tia sáng tới và mặt gương. 

- Pháp tuyến IN: đường thẳng vuông góc với mặt gương tại điểm tới I. 

- Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới. 

- Góc tới (): góc giữa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới. 

- Góc phản xạ (): góc giữa tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

* Luyện tập

·       Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

·       Trang sách không phải nguồn sáng nên trong một căn phòng tối, ta không thể nhìn thấy nó.

·       Khi bật đèn, trang sách nhận được ánh sáng từ đèn và hắt vào mắt ta 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án KHTN 7 chân trời, soạn mới giáo án KHTN 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án KHTN 7 chân trời bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án khoa học tự nhiên 7 CTST bài 16: Sự phản xạ ánh sáng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án KHTN 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận