Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN - HÌNH CẦU

Giải toán 9 tập 2: Bài tập 15 trang 16

Câu 15: trang 15 sgk toán lớp 9 tập 2

Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ (a^{2}+1)x+6y=2a & \end{matrix}\right.$(1)

trong mỗi trường hợp sau:

a. $a=-1$

b. $a=0$

c. $a=1$

Cách làm cho bạn:

a. Với a = - 1 thì hệ phương trình (1) trở thành:

$\left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ [(-)1^{2}+1]x+6y=2.(-1) & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ (1+1)x+6y=-2 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ 2x+6y=-2 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ x+3y=-1 & \end{matrix}\right.$

Ta thấy hệ phương trình vô nghiệm vì hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trong hệ song song.

$(a=a'=1; b=b'=3; c\neq c')$

b. Với a = 0 thì hệ phương trình (1) trở thành:

$\left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ (0^{2}+1)x+6y=2.0 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ (0+1)x+6y=0 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ x+6y=0 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=1-3y (2) & \\ x+6y=0 (3)& \end{matrix}\right.$

Thế phương trình (2) vào phương trình (3) ta được:

$1-3y+6y=0$

$\Leftrightarrow 1+3y=0$

$\Leftrightarrow 3y=-1$

$\Leftrightarrow y=\frac{-1}{3}$

Thế $y=\frac{-1}{3}$

vào phương trình (2) ta được:

$x=1-3.\frac{-1}{3}$

$\Leftrightarrow x=1-(-1)$

$\Leftrightarrow x=2$

Vậy hệ phương trình có một nghiệm duy nhất là $\left ( 2;\frac{-1}{3} \right )$

c. Với a = 1 thì phương trình (1) trở thành:

$\left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ (1^{2}+1)x+6y=2.1 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ (1+1)x+6y=2 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ 2x+6y=2 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x+3y=1 & \\ x+3y=1 & \end{matrix}\right.$

Ta có: $a=a'=1; b=b'=3; c=c'$

Vậy hai đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trong hệ trùng nhau.

Vậy hệ phương trình có vô số nghiệm.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận