Danh mục bài soạn

Pages

Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 9 Sự tích con rồng cháu tiên

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 2 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 9 Sự tích con rồng cháu tiên. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Đọc

Trao đổi với bạn: Vào tháng Ba ( âm lịch), nước ta có ngày lễ nào quan trọng?

Trả lời

Vào tháng Ba ( âm lịch), nước ta có ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ngày 10/3 âm lịch và Tết Hàn thực được tổ chức vào ngày 3/3 Âm lịch, đây là ngày lễ để con người cùng nhau dâng hương, bày cúng cho tổ tiên, nguồn cội

Bài đọc: Sự tích con rồng cháu tiên - Nguyễn Đồng Chi

(SGK Tiếng việt 4 tập 2 Kết nối tri thức bài 1)

Câu 1: Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào?

Trả lời

  • Lạc Lông Quân là thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
  • Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Câu 2: Chi tiết Âu Cơ sinh bọc trăm trứng muốn nói điều gì?

Trả lời

Chi tiết Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra trăm người con là biểu tượng sâu sắc cho sự đoàn kết dân tộc của nhân dân ta. Chi tiết đó khẳng định, người dân Việt Nam là anh em một nhà, nó còn thể hiện tinh thần trọng cội nguồn của người dân Việt Nam.

Câu 3: Theo em, cách giải thích nguồn gốc của người Việt là con Rồng cháu tiên nói lên điều gì?

Trả lời

Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên hay giòng giống rồng tiên tức nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, người Việt Nam cũng gọi nhau là đồng bào với nghĩa tương tự.

Câu 4: Dựa vào sơ đồ dưới đây, tóm tắt lại câu chuyện.

  1. Lạc Long Quân và Âu cơ gặp nhau, kết duyên vợ chồng.
  2. Âu Cơ sinh bọc trăm trứng
  3. Lạc Long Quân bàn với Âu Cơ....
  4. Các con của họ ....
  5. Tên gọi con Rồng cháu Tiên .....

Trả lời

Truyện kể về sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nguồn gốc giống nòi của người Việt.

Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là những vị thần cao quý. Lạc Long Quân là nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ. Chàng có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ và lập nên nhiều kì tích. Còn Âu Cơ thuộc giống Tiên, sống ở trên núi thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Hai người đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng. Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, Lạc Long Quân cảm thấy mình không thể sống mãi trên cạn được, đành từ biệt Âu Cơ dẫn năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Mười mấy đời truyền nối vua đều lấy hiệu là Hùng Vương. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

Câu 5: Câu ca dao dưới đây có liên quan thế nào đến câu chuyện này?

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba.

Trả lời

Câu ca dao là lời nhắc về ngày giỗ tổ Hùng Vương, người có công dựng nước, thể hiện sự tưởng nhớ của nhân dân về các vị vua đã sinh ra nước, Hùng Vương là nhân vật đó, là con của Lạc Long Quân và Âu Cơ nên có mối quan hệ mật thiết với câu chuyện này.

Luyện từ và câu

Luyện tập về hai thành phần chính của câu

Câu 1: Kết hợp các từ ngữ dưới đây để tạo thành câu

  • Vua Hùng
  • Lễ hội Đền Hùng
  • Đền thờ Vua Hùng
  • được xây dựng trên núi Nghĩa Linh
  • là con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ
  • gồm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian

Trả lời

  • Vua Hùng là con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ
  • Lễ hội Đền Hùng gồm nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian.
  • Đền thờ Vua Hùng được xây dựng trên núi Nghĩa Linh.

Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trong đoạn văn dưới đây:

Lý Thường Kiệt là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI. Tên tuổi của ông gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống. Tương truyền, ông cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

Trả lời

Chủ ngữ: Lý Thường Kiệt, Tên tuổi của ông, ông, Bài thơ

Vị ngữ:  là danh tướng Việt Nam thế kỉ XI,  gắn với chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống, cũng là tác giả bài thơ Sông núi nước Nam, được xem như bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta.

Câu 3: Dựa vào tranh, đặt câu có những loại vị ngữ sau:

a, Vị ngữ nêu hoạt động, trạng thái.

b, Vị ngữ nêu đặc điểm.

c, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét.

Trả lời

a, Anh Nam đang ngủ.

b, Anh Nam có mái tóc vàng hoe.

c, Anh Nam là bác sĩ thú y.

Câu 4: Đặt 2-3 câu nói về một người anh hùng dân tộc và xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu.

Trả lời

  • Đinh Bộ Lĩnh / là người dẹp loạn 12 sứ quân.

               CN                                  VN

  • Ông / đã thành lập ra triều Đinh.

         CN                  VN

Viết

Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện

Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe.

Câu 1: Chuẩn bị:

- Chọn câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

- Câu chuyện có mở đầu, diễn biến và kết thúc thế nào?

- Nhân vật lịch sử có những đóng góp gì cho đất nước?

- Em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật và câu chuyện?

Trả lời

- Chọn câu chuyện về Lý Công Uẩn

- Mở đầu: Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn) , đêm về nằm mộng thấy thần nhân ban cho một đứa bé, rồi có thai đẻ ra đứa con trai

- Nội dung: Lý Công Uẩn được học hành và võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, lập công chống Tống... 

- Kết thúc: Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.

- Ông đã có công chống Tống và lập ra nhà Lý, chấm dứt triều đại suy tàn nhà Tiền Lê.

- Ông là một người tài giỏi và có công rất lớn đến sự phát triển của đất nước của các triều đại sau...

Câu 2: Lập dàn ý

Trả lời

  • Mở đầu: Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.
  • Nội dung: Lý Công Uẩn được đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp nuôi; được học hành và làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, lập công chống Tống... 
  • Kết thúc: Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.

Câu 4: Tìm đọc thêm những câu chuyện về nguồn gốc hoặc phong tục, tập quá của các dân tộc Việt Nam.

Trả lời

Sự tích bánh chưng, bánh dày

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. 

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 tập 2 Kết nối bài 9 Sự tích con rồng cháu tiên , Giải tiếng việt 4 tập 2 kết nối bài 9, giải tiếng việt 4 KNTT bài 9 Sự tích con rồng cháu tiên
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 9 Sự tích con rồng cháu tiên . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận