Danh mục bài soạn

Pages

Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 15 Gặt chữ trên non

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 1 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 15: Gặt chữ trên non. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Đọc

Quan sát tranh và nêu cảm nghĩ của em về việc đi học của các bạn nhỏ

Trả lời

Các bạn nhỏ phải vượt núi lội suối, đi trên những con đường trên núi để tới trường.

Bài thơ: Gặt chữ trên non

(SGK Tiếng Việt 4 kết nối tri thức tập 1)

Bài 1: Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? Những cảnh vật nào giúp em biết điều đó?

Trả lời

Bài thơ viết về các bạn nhỏ vùng cao

Nắng nhuộm hồng núi xanh; tiếng trống rung vách đá; bóng em nhòa bóng núi; hun hút mây thung sâu; vượt suối lại băng rừng; lớp học ngang lưng đồi.

Bài 2: Những chỉ tiết nào cho thấy việc đi học của bạn nhỏ vùng cao rất vất vả?

Trả lời

bóng em nhòa bóng núi; hun hút mây thung sâu; vượt suối lại băng rừng; đường xa chân có mỏi; chữ vẫn gùi trên lưng.

Bài 3: Trên đường đi học, bạn nhỏ nghe thấy những âm thanh nào? Theo em, những âm thanh đó đem lại cảm xúc gì cho bạn nhỏ?

Trả lời

Tiếng trống rung vách đá giục các em nhanh chóng tới trường.

Tiếng sáo

Bài 4: Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi / Chữ vẫn gùi trên lưng” thể hiện điều gì?

Trả lời

Thể hiện ý chí quyết tâm học hỏi để biết cái chữ của các em nhỏ vùng cao. Có thể hiểu theo hai cách: (1) Đường xa, chân mỏi nhưng các em vẫn gùi cặp sách trên lưng tới trường để học; (2) cho dù có gặp nhiều khó khăn thì các em vẫn quyết tâm học tập, không bỏ ngang giữa chừng.

Bài 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?

Trả lời

"Cái chữ rơi xuống nương

Cho mùa bông nặng trĩu"

Hình ảnh này cho thấy tầm quan trọng của cái chữ. Chỉ khi có chữ, có tri thức thì mới có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Luyện từ và câu

Cách dùng và công dụng của từ điển

Bài 2: Dựa vào các bước tìm nghĩa của từ theo ví dụ dưới đây, tìm nhanh nghĩa của các từ cao ngất, cheo leo, hoang vu trong từ điển.

Trả lời 

  • Cao ngất: rất cao, quá tầm mắt.

VD: Tòa nhà cao ngất

  • Cheo leo: cao và không có chỗ bám víu, tạo cảm giác nguy hiểm

VD: vách núi cheo leo

  • Hoang vu: ở trạng thái bỏ không, cây cỏ mọc tự nhiên, chưa có sự tác động của con người

VD: đồi nui hoang vu

Bài 3: Những ý nào dưới đây nêu đúng công dụng của từ điển?

A. Cung cấp thông tin về từ loại (danh từ, động từ, tính từ,...).

B. Cung cấp cách sử dụng từ thông qua các ví dụ.

C. Dạy cách nhớ từ.

D. Giúp hiểu nghĩa của từ.

Trả lời

A, B, D 

Viết

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc

Trả lời 

Mỗi buổi tối, mẹ lại kể cho em một câu chuyện. Mỗi câu chuyện lại ẩn chứa một bài học quý giá dạy dỗ ta nên người. Nào là tấm cám dạy ta ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, thầy bói xem voi dạy ta phải có một cái nhìn toàn diện, đa chiều về một sự vật, vấn đề. Tối hôm qua em được mẹ kể cho nghe câu chuyện Cậu bé chăn cừu.

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có một cậu bé chăn cừu công việc của cậu là chăn đàn cừu và trông chừng chúng. Mọi việc diễn ra quá êm xuôi khiến cậu ta cảm thấy vô cùng nhàm chán. Cho tới một ngày, cậu bé tinh quái nghĩ ra một trò chơi khăm dân làng. Cậu ta chạy tới thửa ruộng mà những người nông dân đang làm việc, la lớn: "Có sói! Có sói!" dân làng nghe thấy vậy lập tức bỏ dở công việc chạy tới để đuổi đàn sói đi. Nhưng khi tới nơi, họ chẳng thấy có con sói nào cả, đàn cừu vẫn ung dung gặm cỏ. Khi đó, họ vẫn tin vào cậu bé và cho rằng đàn sói vì hoảng sợ tiếng la mà bỏ đi. Hôm sau, cậu ta lại la lên một lần nữa. Cũng như lần trước, lần này dân làng vẫn chẳng thấy gì. Nhìn thấy điệu bộ đắc ý của cậu bé, dân làng chợt hiểu chuyện gì đang diễn ra. Họ đã mất niềm tin vào cậu bé. Hôm sau nữa, thực sự đã có một đàn sói hung hãn tràn xuống bắt cừu của cậu bé. Cậu bé hoảng hốt kêu cứu, tuy nhiên dân làng khi đó chẳng còn ai tin cậu bé, họ tiếp tục làm công việc của mình mặc cho cậu bé cầu xin thảm thiết. Nhìn đàn cừu bị đàn sói ăn thịt sạch, cậu bé khi đó mới cảm thấy hối hận vì đã lừa mọi người.

Đây là một câu chuyện có tính giáo dục cao, nó khuyên chúng ta không nên nói dối bởi lòng tin là thứ mà khi mất đi thì rất khó có thể có lại được. Một kẻ nói dối sẽ không bao giờ có được lòng tin của người khác, cho dù kẻ đó đang nói thật.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài đọc 15, giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 15 Gặt chữ trên non, giải tiếng việt 4 tập KNTT bài 15
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 15 Gặt chữ trên non . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận