Danh mục bài soạn

Pages

Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 19 Thanh âm của núi

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 1 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 19: Thanh âm của núi. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Đọc

Trao đổi với bạn những điều mà em biết về một nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn bầu, đàn t'rưng, đàn đá,...

Trả lời

Khèn là một nhạc cụ không thể thiếu và là một phần quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc của đồng bào người Mông. Khèn Mông độc đáo bởi hình dạng, cấu tạo và chức năng tạo âm thanh của nó. Âm thanh được phát ra theo cả luồng hơi thổi ra, hít vào. Khèn có 6 ống làm từ 1 loại trúc gắn trên 1 cái bầu bằng gỗ khoét rỗng, kết nối bằng nhựa cây và vỏ cây đào rừng. Thứ duy nhất từ kim loại là lam đồng (lưỡi gà). Mọi công đoạn đều làm thủ công với những dụng cụ đồng bào tự chế. Bầu đàn thường được làm từ loại gỗ thông như thông đá, kim giao hoặc pơ mu. Chế tác khèn cũng vô cùng độc đáo, không có quy chuẩn chung. Các nghệ nhân làm khèn đều đo bằng tay và ngắm bằng mắt để chế tác. Không có nguyên tắc chung nhưng để có được cây khèn ưng ý, thổi được đúng các làn điệu dân ca Mông, cần sự khéo léo, kiên nhẫn và kinh nghiệm. Vì vậy, có thể nhiều người học diễn tấu được nhưng chế tác nó thì không nhiều.

Bài đọc: Thanh âm của núi

(SGK Tiếng Việt 4 kết nối tri thức tập 1)

Bài 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?

Trả lời

Du khách thường cảm thấy nhớ thương, vương vấn trong lòng,...

Bài 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn.

  • Vật liệu làm khèn
  • Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn.

Trả lời

Chiếc khèn của chúng tôi được làm bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau xếp song song trên thân khèn, tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chỉ cần tưởng tượng một chút, bạn sẽ thấy chúng giống như dòng nước đang trôi, trôi từ dòng chảy lịch sử của người Mông chúng tôi cho tới hiện tại.

Bài 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

Trả lời

Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên mương, xuống chợ, tiếng khèn hòa với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. Tiếng khèn là báu vật mà người xưa truyền lại cho các thế hệ sau.

Bài 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?

Trả lời

Người thổi khèn và tiếng khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió như một tuyệt tác của thiên nhiên. Tiếng khèn thể hiện sức sống dạt dào, đầy khát khao của người Mông.

Bài 5: Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi. Tìm câu trả lời đúng.

A. Nét đặc sắc của văn hoá các vùng miền trường tồn cùng thời gian.

B. Các nhạc cụ dân tộc thể hiện sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.

C. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hoá quý báu, cần được lưu giữ, bảo tổn.

D. Du khách rất thích đến Tây Bắc - mảnh đất có những nét văn hoá đặc sắc.

Trả lời

A

Luyện từ và câu

Luyện tập về biện pháp nhân hóa

Bài 1: Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hóa trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?

a. 

Chim mừng, ríu cánh vỗ

Rủ nhau về càng đông

Cào cào áo xanh, đỏ

Giã gạo ngay ngoài đồng

 

Hạt níu hạt trĩu bông

Đung đưa nhờ chị gió

Mách tin mùa chín rộ

Đến từng ngõ, từng nhà

(Quang Khải)

b. Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:

- Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!

(Theo Bùi Minh Quốc)

c. Vườn cây đây ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...

(Theo Nguyễn Kiên)

Trả lời

  • Gọi vật, hiện tượng tự nhiên bằng những từ ngữ chỉ người: chị gió; thím chích chòe; chú khướu; anh chào mào; bác cu gáy.
  • Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của người để kể, tả về vật, hiện tượng tự nhiên: chim mừng; rủ nhau về; cào cào áo xanh, đỏ; giã gạo; đung đưa nhờ; mách tin; không cây nào chịu gục; vi vu reo hát chào Ly; khướu lắm điều; chào mào đỏm dáng; cu gáy trầm ngâm.
  • Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng tự nhiên như với người: cây phi lao được bé ly vẫy tay chào và nói chuyện.

Bài 2: Em thích hình ảnh nhân hóa nào trong đoạn thơ dưới đây? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hóa đó.

Chẳng đâu bằng chính nhà em

Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo.

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong.

Có bà chuối mật lưng ong

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.

(Đoàn Thị Lam Luyến) 

Trả lời

Có ông ngô bắp râu hồng như tơ: Ngô được gọi bằng từ ngữ chỉ người "ông" khiến người đọc liên tưởng bắp ngô như một ông già, những sợi râu ngô như râu của người già.

Bài 3: Đặt 2 - 3 câu có hình ảnh nhân hoá nói về cảnh vật, hiện tượng tự nhiên.

M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.

Trả lời

  • Chị gió vi vu tự do trên bầu trời.
  • Ông mặt trời đi ngủ.
  • Chị mặt trăng khoác lên mình tấm áo choàng màu tím đầy cuốn hút và bí ẩn.

Viết

Viết đoạn văn tưởng tượng

Đề bài: Viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe

Trả lời

Viết lại đoạn kết cho truyện sự tích cây vú sữa:

Cậu bé khóc rưng rức, nước mắt tuôn không ngừng. Bỗng dưng, một giọng nói hiền dịu, quen thuộc vang lên: "sao thế con". cậu bé giật mình choàng tỉnh giấc. Hóa ra đó chỉ là một giấc mơ, mẹ vẫn luôn bên cạnh câu. Cậu bé òa khóc và nhào vào lòng mẹ, tự hứa với lòng từ nay trở đi sẽ là đứa trẻ ngoan và vâng lời mẹ.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài đọc 19, giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 19 Thanh âm của núi, giải tiếng việt 4 tập KNTT bài 19
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 19 Thanh âm của núi . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận