Danh mục bài soạn

Pages

Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 17 Vẽ màu

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 1 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 17: Vẽ màu. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Đọc

Bài thơ: Vẽ màu

(SGK Tiếng Việt 4 kết nối tri thức tập 1)

đại ngàn: là từ để gọi những cánh rừng bạt ngàn mênh mông và đã có hàng triệu năm tuổi. 

Bài 1: Tìm trong bài thơ những từ ngữ chỉ màu sắc của mỗi sự vật dưới đây:

hoa hồng, nắng, đêm, lá cây,  hoàng hôn, rừng đại ngàn

Trả lời

  • hoa hồng: màu đỏ
  • nắng: vàng
  • đêm: màu mực
  • lá cây: xanh
  • hoàng hôn: tím, sẫm tối
  • rừng đại ngàn: nâu

Bài 2: Các khổ thơ 2, 3, 4 nói về màu sắc của cảnh vật ở những thời điểm nào?

Trả lời

  • Khổ 2: bình minh
  • Khổ 3: hoàng hôn
  • Khổ 4: đêm

Bài 3: Theo em, bạn nhỏ muốn nói gì qua hai dòng thơ “Em tô thêm màu trắng / Trên tóc mẹ sương rơi... ?

Trả lời

Những sợi tóc bạc trên mái tóc của mẹ trông như những giọt sương lăn từ trên mái tóc xuống.

Bài 4: Nếu được vẽ một bức tranh với đề tài tự chọn, em sẽ vẽ gì? Em chọn màu nào để vẽ? Vì sao?

Trả lời

Chủ đề thiên nhiên với màu sắc chủ đạo: xanh lá cây, xanh da trời, trắng,...

Luyện từ và câu

Biện pháp nhân hóa

Bài 1: Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để gọi con vật nào? Em có nhận xét gì về cách dùng những từ đó trong đoạn văn?

Mùa xuân, ngày nào cũng là ngày hội. Muôn loài vật trên đồng lũ lượt kéo nhau đi. Những anh chuồn ớt đỏ thắm như ngọn lửa. Những chuồn chuồn kim nhịn ăn để thân hình mảnh dẻ, mắt to, mình nhỏ xíu, thướt tha bay lượn. Các chú bọ ngựa vung gươm tập múa võ trên những chiếc lá to. Các cánh cam diêm dúa, các chị cào cào xoè áo lụa đỏm dáng,... Đạo mạo như bác giang, bác dẽ cũng vui vẻ dạo chơi trên bờ đầm.

(Theo Xuân Quỳnh)

Trả lời

  • anh: chuồn ớt
  • cô: chuồn chuồn kim
  • chú: bọ ngựa
  • ả: cánh cam
  • chị: cào cào
  • bác: giang, dẽ

Cách gọi những loài vật bằng những từ để gọi người làm cho các loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.

Bài 2: Tìm trong đoạn thơ dưới đây những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người được dùng để tả các vật hoặc hiện tượng tự nhiên.

(SGK Tiếng Việt 4 kết nối tri thức tập 1) 

Trả lời

  • tần ngần gỡ tóc
  • bế lũ con
  • đầu tròn
  • trọc lốc
  • ghé xuống sân
  • khanh khách cười
  • sải tay bơi
  • nhảy múa

Bài 3: Trong đoạn thơ dưới đây, những vật và hiện tượng tự nhiên nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

Quất gom từng giọt nắng rơi

Làm thành quả - trăm mặt trời vàng mơ...

(Đỗ Quang Huỳnh)

Trả lời

Mầm cây tỉnh giấc; hạt mưa mải miết trốn tìm; cây đào trước cửa lim dim mắt cười; quất gom từng giọt nắng rơi.

Bài 4: Đặt 1 - 2 câu về con vật hoặc cây cối, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.

Trả lời

  • Cây hoa lan vươn mình nhảy múa trong gió.
  • Ve sầu cất lên dàn đồng ca mùa hạ.

Viết

Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng.

Bài 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa  nhà công, công mải múa. Gõ cửa nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ cửa nhà chích choè, chích choè mải hót... Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.

(Theo Vũ Tú Nam)

a. Đoạn văn tưởng tượng dưới đây đã viết thêm những gì so với đoạn văn của Vũ Tú Nam?

Ngày xưa, muôn loài sống trong rừng già tối tăm, ẩm ướt. Gõ kiến được giao nhiệm vụ đến các nhà hỏi xem ai có thể đi tìm mặt trời. Gõ kiến gõ cửa nhà công, công mải múa, chỉ trả lời: “Tớ còn bận tập múa.“ Gõ kiến đến nhà liếu điếu, liếu điếu bận cãi nhau. Gõ kiến gõ cửa nhà chích choè, chích choè liến thoắng: “Tớ còn bận luyện giọng. Với lại, đường xa vạn dặm, tớ thì bé nhỏ, chân yếu cánh mềm, làm sao đi được!“ Chỉ có gà trống nhận lời đi tìm mặt trời.

b. Theo em, các chỉ tiết tưởng tượng trong đoạn văn trên có gì thú vị?

Trả lời

a. đoạn văn đã thêm những lời thoại nhân hóa vào.

b. những chi tiết tưởng tượng đã giúp cho đoạn văn trở nên sinh động hơn, các loài vật trong câu chuyện trở nên có hồn, gần gũi với con người hơn.

Bài 2: Nếu viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, em thích cách viết nào?

  • Viết thêm chi tiết (lời kể, tả,...) cho câu chuyện.
  • Viết thêm lời thoại của nhân vật cho câu chuyện.
  • Thay hoặc viết tiếp đoạn kết cho câu chuyện.

Trả lời

Cả 3 cách viết trên đều là cách hay để viết đoạn văn tưởng tượng, tùy thuộc vào tình huống và trí tưởng tượng mà lựa chọn cách viết cho phù hợp.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài đọc 17, giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 17 Vẽ màu, giải tiếng việt 4 tập KNTT bài 17
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 17 Vẽ màu . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận