Danh mục bài soạn

Pages

Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 2 Thi nhạc

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 1 sách mới kết nối tri thức. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 2 Thi nhạc. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Đọc

Bài đọc: Thi nhạc

(SGK Tiếng Việt 4 kết nối tri thức tập 1) 

Bài 1: Câu chuyện có những nhân vật nào? Những nhân vật đó có điểm gì giống nhau?

Trả lời

  • Nhân vật:Thầy giáo vàng anh, ve sầu, gà trống, dế mèn, họa mi.
  • Điểm giống nhau: đều là những loài vật có khả năng phát ra âm thanh rất hay được tác giả nhân hóa trở nên giống con người.

Bài 2: Giới thiệu về tiết mục của một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện.

  • Tên nhân vật.
  • Ngoại hình, trang phục của nhân vật.
  • Những hình ảnh được gợi ra từ bản nhạc mà nhân vật biểu diễn.

Trả lời

Chú dế mèn bước ra khỏe khoắn và trang nhã trong chiếc áo màu nâu óng. Bản nhạc "Mùa thu" gợi hình ảnh những chiếc lá khô xoay tròn, rơi rơi trong nắng. Tiếng gió xào xạc thầm thì với lá.

Bài 3: Vì sao thầy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn?

Trả lời

Vì bản nhạc của mỗi học trò đều gợi lên một hình ảnh riêng về vẻ đẹp của thiên nhiên và họ đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai.

Bài 4: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên? Tìm câu trả lời đúng.

A. Nhiều loài vật có tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót rất hay.

B. Thế giới của các loài vật muôn màu, muôn vẻ.

C. Mỗi người hãy tạo cho mình nét đẹp riêng.

D. Muốn hát hay, đàn giỏi phải tập luyện chăm chỉ.

Trả lời

C

Bài 1: Tìm danh từ trong các câu dưới đây:

a. Sau ve sầu, gà trống đĩnh đạc bước lên, kiêu hãnh ngẩng đầu với cái mũ đỏ chói.

b. Dế bước ra khoẻ khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu óng.

c. Trong tà áo dài tha thướt, hoạ mi trông thật dịu dàng, uyến chuyển.

Trả lời

a. ve sầu, gà trống, mũ.

b. Dế, chiếc áo nâu óng.

c. tà áo tha thướt, họa mi.

Bài 2: Đặt 1 - 2 câu về nhân vật em yêu thích trong bài Thi nhạc. Chỉ ra danh từ trong câu em đặt.

Trả lời

Dế mèn biểu diễn tiết mục "Mùa thu" khiến thầy giáo vàng anh xúc động.

Viết

Bài 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sấu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mị,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi.

(Tùng Anh)

a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên? Tìm câu trả lời đúng.

  • A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.
  • B. Thuật lại diễn biến buổi thi nhạc trong câu chuyện.
  • C. Tả hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện.

b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?

c. Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện? Từ ngữ, câu văn nào cho biết điều đó?

d. Câu kết thúc đoạn nói gì?

Trả lời

a. A

b. Nêu cảm nhận của người viết về câu chuyện.

c. Những con vật quen thuộc được tác giả nhân hóa thành những nghệ sĩ tài năng. Âm thanh gợi tả. Nhân vật thầy giáo vàng anh và việc làm của thầy.

d. Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của người viết.

Bài 2: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu,... nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất, hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: “Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng.

(Vĩnh Nga)

a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1?

b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?

c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?

Cách 1: 

- Mở đầu: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ.

- Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện.

Cách 2:

- Mở đầu: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ.

- Triển khai: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện.

- Kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến về câu chuyện.

Trả lời

a. Nêu cảm nhận của người viết về câu chuyện.

b. Yêu thích xứ sở thần tiên, cảm động trước sự hiếu thảo của hai đứa bé.

c. Cách 1

Bài 3: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

  • Cách sắp xếp ý trong đoạn (mở đầu, triển khai,...)
  • Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện.
  • Cách thức trình bày đoạn văn.

Trả lời

  • Cách sắp xếp ý: 

- Mở đầu: nêu nhận xét, cảm nghĩ.

- Triển khai: Nêu lí do yêu thích câu chuyện.

- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm nghĩ về câu chuyện.

  • Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện:

- Nội dung khiến em yêu thích câu chuyện.

- Từ ngữ thể hiện: hay, thú vị, cảm động,...

  • Cách thức trình bày đoạn văn: 

- Lựa chọn 1 trong 2 cách ở câu c bài 2.

- Hình thức: nên có tối thiểu 4 câu, lùi đầu dòng, viết trong 1 đoạn.

Nói và nghe

Bài 1: Nói về bản thân

a. Giới thiệu bức chân dung tự hoa (nếu có).

b. Nêu đặc điểm nổi bật của bản thân (giải thích rõ từng đặc điểm hoặc đưa ví dụ minh hoạ).

Trả lời

Đặc điểm nổi bật: Thích đọc sách, đọc truyện, tính cách thân thiện,...

Bài 2: Trao đổi:

a. Nêu những điểm tốt của một người bạn mà em muốn học tập.

b. Nói điều em mong muốn ở bạn.

Trả lời

a. Thân thiện, chăm học, vui tính,...

b. Chăm học,...

Bài 1: Giới thiệu với người thân về đặc điểm nỗi bật của những người bạn mà em yêu quý.

Trả lời 

- Tên người bạn.

- Mối quan hệ giữa em và người bạn đó.

- Đặc điểm nổi bật.

Bài 2: Tìm đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật.

Trả lời

Câu chuyện về một cậu bé thiên tài 

Mozart sinh ngày 27 tháng giêng năm 1756, tại Salzburg,  nước Áo – Austria. Nơi đây còn được gọi là thủ đô âm nhạc vì nó là cái nôi nuôi dưỡng nhiều thiên tài âm nhạc thế giới. Mozart, thần đông âm nhạc, thiên tài vĩ đại thế kỷ 18 đã sinh ra vào năm 1756 và trưởng thành từ cái nôi ấy.

Cha của Mozart là người chơi đàn Violon nổi tiếng. Ông đã từng là đội trưởng đội nhạc Hoàng Gia. Có thể nói, Mozart lớn lên trong một gia đình tràn đầy không khí âm nhạc. Trong nhà luôn luôn vang lên tiếng đàn. Tiếng hát, làm cho cậu bé Mozart từ lọt lòng đã biết cảm thụ âm nhạc. cậu thường im lặng ngồi hoặc nằm để thưởng thức các bản nhạc, lời ca. Cha mẹ rất yêu quí cậu bé, cha cậu thường vừa ẳm cậu, vừa chơi đàn. Điều làm cho cha cậu kinh ngạc là, một cậu bé còn chưa biết đi đã biết cảm thụ âm nhạc, biết phân biệt các nốt nhạc. Có lúc cậu bé cao hứng, tuột khỏi lòng mẹ, chạy lại cây đàn piano, vừa cười vừa gõ gõ phím đàn làm vang lên những âm thanh thánh thót. Vừa có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, vừa được sống trong môi trường âm nhạc sinh động, mới 3 tuổi cậu đã bộc lộ tài năng âm nhạc. Cậu có thể đàn các bản nhạc đơn giản, với tình cảm chứa chan. Tuy nhiên vì cậu còn quá nhỏ, cha cậu cũng không chú ý lắm đến khả năng âm nhạc của cậu.

Có một hôm, chị của Mozart (hơn Mozart 5 tuổi) đang tập chơi một bản nhạc khá phức tạp. Do bản nhạc quá khó, Maria Anna tập mãi vẫn chưa thành thục. Ông bố đứng bên cạnh sửa từng lỗi cho Maria Anna. Lúc đó Mozart mới 3 tuổi cũng nằm trên đi văng và im lặng lắng nghe, cố gắng nhớ kỹ những lời chỉ dẫn hết sức tinh vi của cha đối với chị. Tiếng nhạc trầm bổng đã làm cậu bé mê mẩn. Đến tối, Maria Anna đã luyện được tương đối khá, ông bố mới nhè nhẹ vỗ vai con gái khen ngợi, rồi cho phép nghỉ đàn để chuẩn bị ăn tối. Bất chợt Mozart chạy lại ôm lấy chân bố, nói: “Bố ơi, con muốn chơi bản nhạc mà vừa rồi chị Maria Anna đã đàn ấy!” Ông bố vội bế cậu bé lên, vừa cười vừa nói: “Con hãy nhìn những ngón tay bé nhỏ của con kìa ! Nó liệu có gõ nổi các phím đàn kêu lên thành tiếng không? Đợi khi con lớn bằng chị Maria Anna, cha sẽ dạy con đàn!”. Nói xong, ông thả Mozart xuống đất, rồi đi ra khỏi phòng. Mozart không chịu. Cậu nghĩ: “mình phải đàn được bản nhạc du dương này”.

Sau bữa ăn tối, cả gia đình còn ngồi lại phòng ăn nói chuyện. Bố Mozart lấy tờ báo, ngả người trên ghế và thoải mái lướt xem từng bản tin. Chẳng ai chú ý đến cậu bé Mozart đang lặng lẽ rời phòng ăn sang phòng tập đàn. Cậu rất khó khăn để leo lên ghế ngồi rồi vui vẻ đàn bản nhạc mà cậu đã chú ý lắng nghe một cách rất vui thích và chăm chú lúc buổi chiều. Mặc dù cậu bé chưa học nhạc lý, không biết đọc nốt nhạc, nhưng với trí nhớ đặc biệt tuyệt vời. Cậu đàn hết bản nhạc một cách lưu loát hầu như không có một lỗi sai nào. Ông bố đang đọc báo ở phòng ăn, sau khi lắng nghe tiếng đàn, hoan hỉ nói với vợ: “Em nghe xem, Maria Anna rất cố gắng,  con nó đàn đã tiến bộ nhiều rồi đấy!”. Nói xong, ông cầm đèn đi vào phòng tập đàn. Khi mở cửa phòng, ông kinh ngạc kêu lên: “Trời!” vì trông thấy cậu bé Mozart đang chơi đàn trong căn phòng tối om, mà lại chơi rất lưu loát, tiếng đàn rất hay, rất hấp dẫn, làm mọi người khó tin được. Mozart chạy lại, cậu thấy bố đang há hốc mồm kinh ngạc nhìn mình, liền nói khẽ: “Bố, con rất thích khúc nhạc này.” Bố Mozart cười sung sướng ôm cậu con thân yêu vào lòng, vừa hôn vừa nói: “Con lại đây, từ nay bố sẽ dạy con đàn.”

Thiên tài âm nhạc của Mozart bắt đầu nảy sinh và được phát hiện như thế đấy! Cậu nhỏ Mozart có tài năng âm nhạc hơn hẳn mọi người. Bất kỳ khúc nhạc nào, bất kỳ kĩ thuật đàn khó thế nào, chỉ cần được bố dạy qua một lần là cậu hoàn toàn hiểu và chơi được ngay. Khi lên 4 tuổi, cậu đã chơi đàn piano rất thành thục, kể cả những bản nhạc khó. Lúc 5 tuổi, người ta thường thấy cậu bé viết viết, kẻ kẻ trên một quyển vở, có lúc lại lắc lắc đầu như người say rượu. Cô chị Maria Anna rất lo lắng vội đi báo cho cha biết. Bố Mozart vội cầm quyển vở lên xem thử và nhận ra đó là những bản nhạc đơn giản mặc dù hãy còn nhiều thiếu sót, song đó là những tác phẩm đầu tiên của một cậu bé 5 tuổi, đặc biệt trong đó có không ít những ca khúc hay, như khúc “Me-rô-đi-can”. Ông bố lần nữa lại kinh ngạc hết sức trước tài năng của cậu con trai. Bởi vì ông chỉ dạy cậu chơi đàn piano, đàn violon chứ chưa hề dạy cậu sáng tác âm nhạc.

Bản nhạc đầu tiên Mozart đã sáng tác năm 1761, khi đó Mozart mới 5 tuổi.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài đọc 2, giải tiếng việt 4 kết nối tri thức bài 2 Thi nhạc, giải tiếng việt 4 tập KNTT bài 2
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách kết nối tri thức bài 2 Thi nhạc . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 kết nối tri thức. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận