Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Ôn tập cuối học kì 1

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 1 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài Ôn tập cuối học kì 1. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

TIẾT 1

Bài tập 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Con suối nhỏ - Nguyễn Lâm Thắng

Câu hỏi 1: Đọc đoạn từ đầu đến "Tiếng hát ru thầm thì" và trả lời câu hỏi:

Con suối nhỏ là bạn của những sự vật nào? Vì sao?

Trả lời

Con suối nhỏ là bạn của nai, của thỏ, của hoa thơm, trái lành; của sương, của gió, của vầng trăng lưng trời.

Câu hỏi 2: Đọc đoạn từ đầu đến "Tiếng hát ru thầm thì" và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh con suối nhỏ ở khổ thơ thứ ba có gì đẹp?

Trả lời

Hình ảnh con suối nhỏ ở khổ thơ thứ ba với vẻ đẹp trong veo và ngọt ngào bởi âm thanh của tiếng suối reo róc rách.

Câu hỏi 3: Đọc đoạn từ "Tôi là con suối nhỏ/ Trong veo và ngọt ngào" đến hết và trả lời câu hỏi:

Con suối nhỏ yêu những gì? Vì sao?

Trả lời

Con suối nhỏ yêu cua, yêu đá. Bởi vì cua và đá là những sự vật gần gũi, gắn bó nhất với con suối nhỏ, là bạn của con suối nhỏ.

Câu hỏi 4: Đọc đoạn từ "Tôi là con suối nhỏ / Trong veo và ngọt ngào" đến hết và trả lời câu hỏi:

Theo em, suối sẽ kể những gì với biển?

Trả lời

Suối sẽ kể với biển về hành trình mà con suối đi qua, về những người bạn của mình.

Bài tập 2: Trao đổi: Suối đi qua những đâu? Đường đi của suối có gì thú vị?

Trả lời

Đang cập nhật...

TIẾT 2

Bài tập 2: Viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức dưới đây:

a. Trường mầm non Bạch Long Vĩ

b. Trưởng trung học cơ sở Bạch Long Vĩ

c. Trung tâm văn hóa - Thông tin và thể thao huyện Bạch Long Vĩ

d. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam

Trả lời

a. Trường Mầm non Bạch Long Vĩ.

b. Trưởng Trung học cơ sở Bạch Long Vĩ.

c. Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao huyện Bạch Long Vĩ.

d. Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.

TIẾT 3

Nói về một kỉ niệm đẹp của em với gia đình, bạn bè hoặc thầy cô giáo dựa vào gợi ý:

a. Đó là kỉ niệm của em với ai?

b. Điều gì gợi cho em nhớ về kỉ niệm?

c. Những suy nghĩ, lời nói, việc làm,... nào đáng nhớ?

d. Ý nghĩa của những suy nghĩ, lời nói, việc làm,... đó đối với em?

Trả lời

Nếu có ai hỏi: "Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?" Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: "Đó là thầy Nha". Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,... chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: "Thật là ngược đời". Một hôm, khi tới giờ tập viết - tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:

- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.

Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:

- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!

Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:

- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.

Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:

- Thăng em, em có chuyện gì thế?

Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:

- Thưa th...â...ầy, chuyện ngày hôm qua em...

- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?

Em bật khóc:

- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của ... bàn tay trái ạ.

Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:

- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.

Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời.

TIẾT 4

Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Bác xà cừ vươn cao

Cam la đà mặt đất

Chuối, hồng, cau,... họp mặt

Cùng chung sống chan hòa

 

Gió đi ngủ gật gù

Chim tới khen rối rít

Mây che qua vòm mắt

Đất màu dành tốt tươi

 

Vườn cây sống thật vui

Nắng mưa cùng chia sẻ

Đêm đêm ru nhau ngủ

Bình minh lại xôn xao...

Nguyễn Trọng Hoàn

a. Tìm các danh từ chỉ cây cối, danh từ chỉ hiện tượng có trong đoạn thơ.

b. Tìm trong đoạn thơ các sự vật được nhân hóa và cho biết mỗi sự vật được nhân hóa bằng cách nào?

c. Nêu cảm nhận của em về vườn cây trong đoạn thơ.

Trả lời

a. 

  • Danh từ chỉ cây cối: xà cừ, cam, chuối, hồng, cau
  • Danh từ chỉ hiện tượng: gió, mây, nắng, mưa, bình minh

b. Các sự vật được nhân hóa: xà cừ, cam, chuối, hồng, cau, gió, chim, mây, đất, vườn cây, nắng, mưa, bình minh

Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách:

  • Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật
  • Sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

c. Vườn cây trong đoạn thơ hiện lên thật sống động và tươi vui. Cuộc sống giữa các loài cây diễn ra thật gắn bó, chan hòa, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. 

Bài tập 2: Chọn từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn thay cho mỗi *:

       Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây * (khẳng khiu, khỏe mạnh) chống lại cái lạnh của mùa đông đã * (nhú, nở) những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh * (êm dịu, êm ả) làm đất trời * (sáng bừng, sáng rực) lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng đã bắt đầu * (nhen, nhóm) lên trên những cánh hoa nở sớm.

Lục Mạnh Cường

Trả lời

     Hơi lạnh vẫn còn vương khắp đất trời nhưng cậu nhận ra mùa xuân đến gần lắm. Những cành cây khẳng khiu chống lại cái lạnh của mùa đông đã nhú những lộc biếc đầu tiên. Màu xanh êm dịu làm đất trời sáng bừng lên sức sống. Và sắc màu mùa xuân cũng đã bắt đầu nhóm lên trên những cánh hoa nở sớm.

Bài tập 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 3 - 4 câu về một loài cây hoặc một loài vật em thích.

Trả lời

Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.  Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. 

TIẾT 5

Đề bài: Thuật lại một ngày hội được tổ chức ở trường em.

Trả lời

Năm nay em lên lớp 4, thấm thoát cũng đã được nửa học kỳ rồi. Hôm nay là ngày 20 tháng 11, như thường lệ em cùng các bạn bước trên con đường thân quen tràn ngập ánh nắng rực rỡ, lòng vui phơi phới đến trường để dự buổi lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.

Em bước vào cổng sân trường đã tràn ngập cờ và hoa. Khắp nơi vang lên tiếng cười nói của các bạn học sinh. Ai cũng mặc áo trắng, quần xanh thật đẹp. Trông xa màu xanh và trắng đan xen vào nhau như những cánh bướm rập rờn. Bên cạnh cột cờ là dòng chữ “Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam”, nổi bật trên nền phông xanh thắm. Dưới khán đài là dãy ghế nơi các thầy cô giáo ngồi. Những bông hoa tươi đẹp nhất được cắm vào bình để trên bàn đại biểu. Trong không khí náo nhiệt ấy, bỗng tiếng trống trường vang lên “Tùng!… Tùng!… Tùng…”.

Thầy hiệu trưởng bước lên lễ đài, giọng nói đầm ấm của thầy cất lên: “Các em ạ! Các em biết không? Để được một bài học hay cho các em, các thầy cô đã phải bỏ ra bao nhiêu công sức, nhiều khi phải thức thâu đêm để có một giáo án tốt. Những ngày mưa giông, gió rét, đường xá lầy lội, có thầy cô ở rất xa nhưng vẫn đến trường đúng giờ. Các thầy cô làm thế là. vì các em. Ai cũng muốn các em học thật giỏi, chăm ngoan để trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy các em phải chăm học, ngoan ngoãn”.

Lời nói của thầy hiệu trưởng vừa dứt, một tràng pháo tay nổi lên. Chúng em ai cũng tự nhủ lòng sẽ cố gắng chăm ngoan để khỏi phụ lòng mong mỏi của các thầy cô.

Cuối cùng thầy Dũng đọc danh sách những bạn đạt thành tích tốt trong đợt thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Em rất sung sướng vì trong danh sách ấy cớ tên em. Một bạn ngồi bên cạnh em reo to:

- Khánh ơi! Có tên bạn đấy, sướng nhé!

Tim em đập rộn lên. Sân trường tràn ngập tiếng cười. Em như thấy các thầy cô nhìn mình trìu mến hơn. Hình như hàng cây xanh ở sân trường cũng như chia niềm vui lớn đó với em và các bạn. Kết thúc buổi lễ là chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp. Những lời ca tiếng hát vang lên trong sáng. Các bạn em như muốn gửi vào lời ca tiếng hát lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với thầy cô. Những điệu múa của các bạn được thể hiện rất điêu luyện. Lúc thì như một vườn hoa rực rỡ, lúc thì như những cánh bướm rập rờn đem đến cho người xem một cảm giác thú vị. Đặc sắc nhất là tiết mục lắc vòng của lớp 8 Văn. Những chiếc vòng dưới sự điều khiển khéo léo của các anh, các chị ngoan ngoãn xoay quanh từng người. Tài tình hơn nữa là các chị đứng chồng lên nhau và chuyền cho nhau những chiếc vòng trông như là những diễn viên xiếc thực thụ. Xem tiết mục này ai cũng tấm tắc.

Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan của tất cả mọi người. Dư âm của nó đã để lại trong em những ấn tượng thật khó quên.

TIẾT 6 VÀ 7

ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I

Bài tập 1: Đọc bài và thực hiện yêu cầu:

Những hạt thóc giống

(SGK Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo tập 1)

Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Nhà vua giao hẹn điều gì khi giao thóc giống cho người dân?

  1. Ai làm cho thóc nảy mầm nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.
  2. Ai làm cho thóc nảy mầm nhiều nhất sẽ được truyền ngôi.
  3. Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.
  4. Ai thu hoạch thóc nhanh nhất sẽ được truyền ngôi.

Trả lời

Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi.

b. Thóc giống nhà vua phát cho người dân đem về trồng có gì đặc biệt?

  1. Thóc giống chắc, mẩy
  2. Thóc giống đã nảy mầm
  3. Thóc giống chỉ toàn hạt lép.
  4. Thóc giống đã được luộc kĩ.

Trả lời

Thóc giống đã được luộc kĩ.

c. Theo em, vì sao người dân nô nức chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua?

  1. Vì vụ mùa năm ấy bội thu.
  2. Vì họ trồng trọt rất giỏi.
  3. Vì ai cũng muốn ngôi vua.
  4. Vì họ làm lụng rất chăm chỉ.

Trả lời

Vì ai cũng muốn ngôi vua.

d. Vì sao chú bé Chôm tâu vua rằng mình không làm cho thóc nảy mầm được?

  1. Vì Chôm không sợ phạt
  2. Vì Chôm là chú bé lười biếng
  3. Vì Chôm không giỏi trồng trọt
  4. Vì Chôm là chú bé trung thực

Trả lời

Vì Chôm là chú bé trung thực

e. Từ nào trong câu: "Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm" là động từ?

  • đều
  • sững sờ
  • thú tội
  • lời thú tội

Trả lời

sững sờ

g. Từ ngữ nào có nghĩa giống với từ in đậm trong câu: "Trung thực là đức tính quý nhất của con người'?

  1. thật thà
  2. thật lòng
  3. thật tính
  4. thật tâm

Trả lời

thật thà

Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:

h. Vì sao nhà vua nhận xét Chôm là chú bé trung thực và dũng cảm?

i. Theo em, vì sao Chôm trở thành ông vua hiền minh?

k. Đặt một tên khác cho câu chuyện.

l. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về cậu bé Chôm.

Trả lời

h. Nhà vua nhận xét Chôm là cậu bé trung thực và dũng cảm bởi vì cậu dám nói và thừa nhận sự thật cậu không làm cho thóc nảy mầm được trước nhà vua.

i. Chôm trở thành ông vua hiền minh vì lòng trung thực, thật thà của cậu. Bởi trung thực là đức tính quý nhất của con người.

k. Tên khác cho câu chuyện: Cậu bé trung thực

i. Chôm là một cậu bé trung thực và dũng cảm. Nhờ vậy, Chôm đã được nhà vua truyền ngôi cho. Chôm là một người đáng để chúng ta học tập và noi theo.

Bài tập 2: Thực hiện một trong hai đề sau:

a. Viết thư cho thầy giáo hoặc cô giáo cũ để hỏi thăm và kể về việc học tập của em.

b. Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về tình bạn hoặc tình cảm gia đình.

Trả lời

a.

....., ngày .... tháng.... năm......

Gửi cô giáo Đỗ Thị Thúy,

Em là Đoàn Minh An, cô có nhớ em không ạ? Em là học sinh khóa k39 của trường ạ. Dạo này cô có khỏe không? Em nhớ hồi trước cô hay bị đau họng, cô có uống thuốc đều không?

Em dạo này tốt lắm ạ, em đã học hết cấp hai và đang chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh sắp tới. Những năm trước em đều đạt danh hiệu học sinh xuất sắc đấy cô ạ. Các thầy cô đều khen em có tính kiên nhẫn, nhờ ơn cô đã rèn em luyện viết chữ đẹp hàng ngày.

Em nhớ hồi đó, em được cô dạy bảo từ học tập đến rèn luyện đạo đức. Cảm ơn cô đã không tiếc thời gian ở bên và kèm cặp em. Mùa đông sang rồi, cô mặc ấm vào cô nhé?

Em cũng rất nhớ cô, mong cô có sức khỏe tốt để có thể gắn bó với học sinh, dạy dỗ các trò nhỏ để có những người thành công hơn.

 

Học sinh của cô

Đoàn Minh An

b. 

Em đã được nghe câu chuyện cảm động về tình bạn của mẹ tôi. Đó là một hôm đi biển Quảng Ninh của mẹ và bạn thân. Mẹ kể rằng lần đó rất vui, biển thật đẹp, những rặng dừa rì rào trong gió, những con sóng đua nhau chạy vào bờ tung bọt trắng xóa. Mẹ và dì Hân cùng nhau xây lâu đài cát và tắm biển đã thỏa thích. Mẹ cùng dì cùng nhau nô đùa với nước, đi ăn những món ăn ngon, cùng đi dạo nhiều nơi đẹp xung quanh bãi biển. Mẹ còn bảo là vui nhất là lúc về đêm khi hai đứa cùng tắt hết đèn điện ngồi kể chuyện, tán ngẫu những câu chuyện không có thật trên đời. Mẹ nói mẹ sẽ nhớ mãi nagỳ hôm ấy, nó đã khắc sâu vào trong tâm trí của mẹ. Ngày ấy, là một kỉ niệm khó quên, một kỉ niệm tình bạn đẹp.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 chân trời bài Ôn tập cuối học kì 1, giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bài Ôn tập cuối học kì 1, giải tiếng việt 4 tập 1 CTST bài Ôn tập cuối học kì 1
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Ôn tập cuối học kì 1 . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận