Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Ôn tập giữa học kỳ II

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 2 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài Ôn tập giữa học kỳ II. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

TIẾT 1

Câu hỏi 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Bài đọc: Leng keng Đà Lạt

(SGK Tiếng Việt 4 tập 2 chân trời bài Ôn tập giữa học kỳ II)

1. Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rung bờm gió" và trả lời câu hỏi: Những âm thanh trong khổ thơ đầu gợi tả điều gì?

2. Đọc thành tiếng đoạn từ đầu đến "rung bờm gió" và trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả nói "Bé thả hồn ra bốn phía/ Không say xe mà say sương"?

3. Đọc thành tiếng đoạn từ "Con đường chầm chậm" đến hết và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh nào cho thấy chú ngựa rất lưu luyến với du khách?

4. Đọc thành tiếng đoạn từ "Con đường chầm chậm" đến hết và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao du khách không muốn rời xa Đà Lạt?

Trả lời

1. Gợi tả hình ảnh khách du lịch vui vẻ trên xe ngựa trong khung cảnh thiên nhiên của Đà Lạt.

2. Tác giả muốn miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tại Đà Lạt với màn sương bao phủ.

3. Nhìn sâu vào mắt ngựa/.../"Một mai, bạn trở lại không?"

4. Vì khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở Đà Lạt, trải nghiệm trên xe ngựa và sự hiếu khách của người dân Đà Lạt.

Câu hỏi 2: Trao đổi với bạn: Theo em, âm thanh tiếng lục lạc mở đầu và kết thúc bài thơ gợi nên điều gì? Vì sao?

Trả lời

  • Làm cho bài thơ có sự lặp lại, tạo sự hài hòa, cân đối.
  • Nhấn mạnh hình tượng của bài thơ: khung cảnh thiên nhiên Đà Lạt trên chuyến xe ngựa.

TIẾT 2

Câu hỏi 2: Tìm và viết lại cho đúng tên riêng của các cơ quan, tổ chức trong các câu sau:

a. Sau buổi tham quan, các anh chị hướng dẫn viên của công ti du lịch Cánh Buồm Nâu đã tổ chức cho các thành viên câu lạc bộ em yêu khoa học chơi một số trò chơi vận động ở bãi biển.

b. Viện hải dương học Nha Trang thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, là nơi nghiên cứu về đời sống sinh vật biên lớn nhất Đông Nam Á.

Trả lời

a. Công ty Du lịch Cánh Buồm Nâu; Câu lạc bộ Em yêu khoa học.

b. Viện Hải dương học Nha Trang; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

TIẾT 3

Nói những điều em yêu thích về trường, lớp mình

Gợi ý:

a. Em muốn nói nhưng nội dung gì?

  • Giới thiệu chung về trường, lớp: Tên, Địa chỉ,...
  • Điểm nổi bật về trường, lớp: Cảnh quan, con người,...
  • Suy nghĩ, tình cảm của em với trường lớp mình.

b. Để bài nói thêm sinh động hấp dẫn, em có thể sử dụng những phương tiện hỗ trợ nào?

Trả lời

Học sinh tham khảo:

Trường: Trường Tiểu học Thái Thịnh.

Địa chỉ: Đống Đa - Hà Nội.

Cảnh quan: Nhìn thăng vào là dãy nhà hai tầng - đó là dãy nhà Hiệu bộ với hàng chữ “Tất cả vì học sinh thân yêu” được sơn màu xanh lam nỗi bật cùng cảnh các bạn học sinh vây quanh Bác được vẽ bằng nét vẽ sinh động trên nền tường hồng nhạt. Bên tay trái là vườn trường với rất nhiều loại cây. Bên tay phải là sân trường với những tán cây cổ thụ. Nổi bật trên cột cờ giữa sân trường là lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong nắng gió. Lui vào phía sau là dãy nhà bốn tầng sơn màu vàng rơm được nỗi với dãy nhà Hiệu bộ bằng một hành lang rộng. Các phòng học được lát bằng gạch men. Những khung cửa số được làm bằng gỗ chắc chắn: các khung cửa được lắp những tấm kính màu nâu. Trước cửa mỗi lớp có một tấm bảng hiệu ghi tên lớp. Trong lớp có tám dãy bàn ghế kiểu mới hai chỗ ngồi. Nhìn lên là tấm bảng chống loá dưới ánh đèn sáng rực.

Tình cảm: yêu trường,...

JNFHJ

TIẾT 4

Câu hỏi 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

Cây đa nghìn năm là cả một toà cổ kính. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Theo Nguyễn Khắc Viện

a. Tìm câu chủ đề.

b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu.

Trả lời

a. Cây đa nghìn năm là cả một tòa cổ kính.

b. Cây đa nghìn năm / là cả một tòa cổ kính.

               CN                            VN

    Chín, mười đứa bé chúng tôi / bắt tay nhau ôm không xuể.

                     CN                                              VN

     Cành cây / lớn hơn cột đình.

         CN                 VN

     Ngọn / chót vót giữa trời xanh.

       CN                 VN

     Rễ cây / nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.

        CN                                                               VN

     Trong vòm lá, gió chiều / gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

                                CN                                                       VN

Câu hỏi 2: Tìm từ ngữ phù hợp thay cho ... trong mỗi câu sau để câu văn trở nên cụ thể, sinh động hơn:

a. Trước mặt chúng tôi là những dãy núi... .

b. Dưới ánh nắng, dòng sông... trôi.

c. Những con sóng ... xô vào ghềnh đá.

d. Từ xa, chúng tôi đã nghe thấy tiếng thác đổ...

Trả lời

a. sừng sững.

b. nhè nhẹ

c. ào ạt

d. ầm ầm

Câu hỏi 3: Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) liệt kê những việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây xanh, trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.

Trả lời

Hôm chủ nhật, được sự phân công của cô chủ nhiệm, nhóm em đã cùng ra chăm sóc vườn hoa hồng của lớp. Chúng em được phân công những nhiệm vụ:

- Nhổ cỏ.

-Tỉa cây.

-Tưới nước.

Chúng em đeo găng tay vải do cô giáo phát, rồi nhổ đi những cây cỏ dại mọc trong luống hoa. Sau đó, chúng em cẩn thận cắt đi những chiếc lá vàng héo úa, để cây trông đẹp hơn. Cuối cùng, chúng em tưới nước sạch cho những cây hoa hồng. Sau khi xong việc, bạn nào cũng rất vui vẻ ra về.

TIẾT 5

Đề bài: Viết bài văn tả một cây ăn quả mà em thích

Trả lời

Khi mới bắt đầu sang mùa xuân, bố em mang về một cây khế nhỏ, chỉ cao đến vai của em. Bố bảo: “Mùa xuân này mà trồng cây khế thì còn gì bằng”. Cũng bởi vậy mà em hào hứng để chào đón “thành viên mới” của gia đình.

Giống khế mà bố em mua về là giống khế ngọt, được mua từ Nam Định về. Ở dưới Nam Định thì giống cây nào cũng ngon và cũng đều sai trĩu quả. Khi mới mua về, nhìn cây khế trông rất khẳng khiu, chả có cành lá gì cả, khi bố em mới mua về thì ai cũng chê là cây này còi cọc quá, không biết có thể sống được không. Nhưng bố em vẫn trồng cây vào một góc vườn, ngày ngày chăm bẵm cho cây. Bố em bảo: ngày xưa em còn gầy và yếu lắm, thế mà bố mẹ em còn chăm được chứ cây khế này thì nhằm nhò gì. Cũng bởi do bố em nói vậy mà em và bố sẽ quyết tâm chăm cây khế này thành một cây khế thật khỏe mạnh.

Cứ vào mỗi buổi sáng sớm và buổi chiều muộn em lại đều ra tưới nước cho cây còn bố em thì cách vài tháng lại bón phân cho cây và thường xuyên ra bắt sâu, tỉa cành cho cây. Cứ như vậy mà chả mấy chốc, cây khế của hai bố con em đã bắt đầu nảy những chồi non ở trên thân cây. Ban đầu, đó chỉ là những chồi bé tí ti, nhưng rồi dần dần, bắt đầu to lên và trở thành những cành cây mầm, rồi bắt đầu ra lá non. Lúc mới đầu, một chồi chỉ có vài cành, nhưng sau đó, một cành nảy ra rất nhiều mầm, nhiều chẽ cây. Sau hơn 5 tháng chăm sóc cây, giờ đây cây khế đã cao hơn cả bố em, nhìn những cành là xanh mơn mởn và rung rinh mỗi khi có cơn gió thoảng qua, trông thật thích mắt. Từ những cành lớn của cây, những chùm hoa màu tím hồng bắt nhỏ xinh bắt đầu xuất hiện. Ban đầu hoa khế chỉ bằng đầu tăm, sau đó to bằng đầu đũa thì bắt đầu đâm hoa kết trái. Sau khoảng 3 tháng từ ngày kết quả là có thể thu hoạch được. Những quả khế căng mọng, có màu xanh vàng trông thật là thích mắt.

Cây khế của nhà em trồng, khi ăn có một vị ngọt mát, khác hẳn với những quả khế mua ở ngoài chợ, bởi vậy mà cả nhà em đều chỉ ăn khế của nhà. Dù cây đã lớn, nhưng bố em vẫn chăm cây đều đặn, cứ vài tháng bố em lại bón phân và quét vôi vào gốc cây để diệt trừ sâu bệnh. Vào những buổi chiều oi nóng, ngồi dưới gốc khế, nhìn tán cây đung đưa trước gió và thưởng thức vị ngon ngọt của quả khế thì thật là tuyệt.

TIẾT 6 VÀ 7

Câu hỏi 1: Đọc bài và thực hiện yêu cầu: 

Bài đọc: Cây bàng không rụng lá

(SGK Tiếng Việt 4 tập 2 chân trời bài Ôn tập giữa học kỳ II)

Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

a. Bạn nhỏ nhận ra điều gì rất là ở phố nhà mình?

  1. Phố có một cây bàng rất to.
  2. Cây bàng ở phố không rụng lá.
  3. Cây bàng to có rất nhiều quả chín.
  4. Mùi bàng chín tỏa lên tận gác ba, gác tư.

b. Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

  1. Về người đã trồng cây bàng trên phố.
  2. Về điều rất lạ mà bạn thấy ở cây bàng.
  3. Về hương vị của những quả bàng chín.
  4. Về cây bàng, quả bàng và hương vị của nó.

c. Bố đã giải đáp cho bạn nhỏ bằng cách nào?

  1. Bảo bạn nhỏ quan sát cây bàng thật kĩ khi trời vừa mưa xong.
  2. Dặn bạn nhỏ thức đến mười giờ rưỡi để xem cây bàng trên phố.
  3. Đánh thức bạn nhỏ dậy và dẫn bạn nhỏ đi ra phố sau mười giờ đêm.
  4. Chỉ cho bạn nhỏ cách quan sát cây bàng và đường phố sau cơn mưa.

d. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?

  1. Vẻ đẹp của cây bàng vào mùa rụng lá.
  2. Vẻ đẹp của đường phố sau cơn mưa.
  3. Vẻ đẹp của những người công nhân môi trường.
  4. Vẻ đẹp của âm thanh tiếng chổi tre.

e. Từ ngữ nào là chủ ngữ trong câu “Cây bàng trồng ở phố tôi không rụng lá."?

  1. Cây bàng.
  2. Ở phố tôi.
  3. Phố tôi.
  4. Cây bàng trồng ở phố tôi.

g. Từ nào sau đây có nghĩa giống với từ in đậm trong câu "Tôi vụt hiểu tất cả: Vì sao cây bàng không rụng lá. "?

  1. chợt
  2. vừa
  3. đã
  4. mới

Trả lời

a. Ý 2.

b. Ý 2

c. Ý 3

d. Ý 3

e. Ý 4

g. Ý 1

Câu hỏi 2: Thực hiện một trong hai đề bài sau:

a. Viết bài văn tả một vườn rau hoặc một vườn hoa mà em thích.

b. Trường em có rất nhiều cây. Viết bài văn tả một cây bóng mát hoặc cây hoa gắn bó với em và bạn bè.

Trả lời

a. Ngày nào cũng vậy, đi học về là em chạy ngay ra vườn rau của bà phía sau nhà. Đó là nơi mà em yêu thích nhất trong căn nhà nhỏ của mình.

Vườn rau không lớn, chỉ khoảng 10m vuông, được bà rào quanh bằng gậy tre, tranh lũ gà, vịt hay chú Lích nhà em chạy vào quậy phá. Luống rau được phân thành nhiều vồng nhỏ song song với chiều rộng của luống. Cứ năm vồng lại cách một rãnh nhỏ rộng chừng một gang tay em, dùng làm lối đi lại trong luống để chăm sóc hoặc thu hoạch rau. Trong từng vồng, cải đã lên cao chừng hai mươi xen-ti-mét. Những cây cải xanh non, tươi roi rói dưới lớp sương mỏng ban sáng. Những ngọn lá phía dưới cùng to bản, hình bầu dục như những chiếc dép xanh xếp xòe tròn quanh gốc, là là trên mặt đất. Lớp lá phía trên là lá non, ngắn và nhỏ hơn, úp vào nhau như còn ngại ngùng nắng gió. Ở một số cây cải, hoa nở vàng rộ, năm cánh xòe rộng, rung rinh trước gió trông thật là đẹp.

Mỗi buổi sáng thức dậy, em sẽ cùng bà xách một xô nước ra sau vườn để tưới cho từng luống rau. Ngọn lá rau lay động như muốn cảm ơn em và bà vậy.

Cũng nhờ khu vườn nhỏ này mà cả gia đình luôn sẵn đĩa rau xanh mướt trên bàn cơm. Đó là thành quả chăm sóc của em và bà. Em rất yêu khu vườn nhỏ xanh mướt, đầy sức sống của nhà mình.

 

b. Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết “bác” được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì “bác” đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với “bác” phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người “bạn già” luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa “bác” phượng kính yêu.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 chân trời bài Ôn tập giữa kỳ II, giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bài Ôn tập giữa kỳ, giải tiếng việt 4 tập 2 CTST bài Ôn tập giữa kỳ II
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài Ôn tập giữa học kỳ II . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận