Danh mục bài soạn

Giải tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài 5 Ai là giỏi nhất?

Hướng dẫn học môn Tiếng việt 4 tập 1 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 5 Ai là giỏi nhất?. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Trao đổi về đặc điểm nổi bật của một nhân vật là đồ vật, con vật hoặc cây cối trong truyện em đã đọc, đã nghe.

Trả lời

Truyện "Sự tích hoa mào gà": Truyện kể về cô Gà mái mơ, có một chiếc mào rất đẹp ở trên đầu y như các chú gà trống bây giờ. Trong khi đi kiếm mồi, gà gặp một cây đang khóc vì không có hoa như các cây xung quanh. Gà đã quyết định tặng chiếc mào đỏ của mình cho cây, cây nở những bông hoa đỏ rực như mào gà nên gọi cây đó là hoa mào gà.

KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

Bài đọc: Ai tài giỏi nhất? - Truyện dân gian Kiếc-gi-xtan

(SGK tiếng việt 4 tập1 chân trời sáng tạo bài 5)

Câu hỏi 1: Mỗi nhân vật trong truyện cho rằng ai tài giỏi? Vì sao?

Trả lời

Gà cho rằng băng tài giỏi -> băng cho rằng mưa tài giỏi -> mưa cho rằng đất tài giỏi -> đất cho rằng cây tài giỏi ->cây cho rằng lửa tài giỏi -> lửa cho rằng gió tài giỏi -> gió cho rằng cỏ tài giỏi -> cỏ cho rằng cừu tài giỏi -> cừu cho rằng con người tài giỏi.

Câu hỏi 2: Vì sao cừu nói: "Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!"?

Trả lời

Cừu nói: "Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!", bởi vì con người biết thuần dưỡng gà, cừu cùng những con vật khác. Họ có thể làm mưa, làm băng tan, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa. Họ biết nhờ gió đẩy thuyền, biết làm nhiều vật dụng... 

Câu hỏi 3: Theo em, các nhân vật trong truyện giống nhau ở điểm nào?

Trả lời

Các nhân vật trong truyện đều giống nhau ở điểm đều khiêm tốn về tài năng và sự cống hiến của bản thân, đều cho rằng những điều mình làm được chưa bằng người khác.

Câu hỏi 4: Đặt tên khác cho câu chuyện và nêu lí do em chọn tên đó.

Trả lời

Tên khác cho truyện: "Con người tài giỏi nhất". Bởi vì, con người có thể làm được tất cả những gì mà cây cối, con vật,... làm được. Con người sáng tạo, phát minh ra chúng, con người thay đổi và tận dụng sự vốn có của thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống,...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Biện pháp nhân hóa

Bài tập 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Gió vườn không mải đi chơi

Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,

Gió đi lức lắc cành cây

Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.

Tìm hoa làn gió nhẹ đưa

Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua.

Lê Thị Mây

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng gì?

b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ nào?

c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng gì?

Chọn đáp án đúng:

  1. Làm cho nhịp thơ có vần nhịp, khác với bài văn xuôi
  2. Làm cho gió và cây cối khác biệt với hoa, bướm, ong.
  3. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
  4. Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong.

Trả lời

a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi là chị và bác.

b. Hoạt động của gió vườn được miêu tả bằng những từ ngữ: nhắc, đi, lắc lắc, giục, tìm

c. Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.

Bài tập 2: Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Trâu ơi ta bảo trâu này:

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Ca dao

a. Bài ca dao nhắc đến nhân vật nào?

b. Từ ngữ nào cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó?

c. Cách trò chuyện ấy giúp em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả với con vật?

Trả lời

a. Bài ca dao nhắc đến nhân vật con trâu.

b. Từ ngữ cho thấy tác giả trò chuyện rất thân mật với con vật đó: bảo 

c. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.

Bài tập 3: Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ dùng để nhân hóa có trong các câu thơ, câu văn dưới đây;

  1. Bình minh treo trên mây

Thả nắng vàng xuống đất

Gió mang theo hương mát

Cho ong giỏ mật đầy.

Bảo Ngọc

  1. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra.

Phong Thu

b. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong các câu thơ, câu văn ở bài tập a.

Trả lời

a. Bình minh: Treo, thả

Gió: Mang theo

Tàu: Mẹ, con

Xe: Anh, em

b. Tác dụng của biện pháp nhân hóa sử dụng trong các câu thơ, câu văn ở bài tập a: Giúp cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi.

Bài tập 4: Đặt 1 - 2 câu có sử dụng nhân hóa để nói về một trong các vật sau:

Gà trống, mặt trời, hoa cúc.

Trả lời

  • Chú gà trống ưỡn ngực vươn mình một các vô cùng oai phong.
  • Ông mặt trời nở nụ cười chào buổi sáng vạn vật.

VẬN DỤNG

Trao đổi: Em đồng ý với nhận định "Con người là tài giỏi nhất!" không? Vì sao?

Trả lời

  • Có: Bởi con người có khả năng làm những điều vô cùng phi thường mà những loài vật khác không thể làm được. Con người có thể chinh phục thiên nhiên bằng trí tuệ của mình. Con người là loài thống trị cả hành tinh. ...
  • Không: Con người đúng là rất tài giỏi nhưng mỗi loài đều có một ưu thế của riêng mình. Giả dụ khi so sánh khả năng trèo cây, chắc chắn con người không giỏi bằng khỉ. Khi so sánh khả năng bơi lặn, con người không thể bằng các sinh vật dưới biển. Vì vậy không thể kết luận con người là tài giỏi nhất.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải tiếng việt 4 chân trời bài Ai tài giỏi nhất?, giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bài Ai tài giỏi nhất?, giải tiếng việt 4 tập 1 CTST bài Ai tài giỏi nhất?
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải tiếng việt 4 sách chân trời sáng tạo bài 5 Ai là giỏi nhất? . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải tiếng việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận